Tại sao quan công được thờ

Tượng Quan Công từ lâu đã không còn xa lạ đối với người Việt chúng ta, bên cạnh việc sử dụng trưng bày, vị thánh này còn thường được nhiều gia đình lập bàn thờ với mong muốn sẽ mang lại nhiều bình an, may mắn cũng như bảo vệ gia đình khỏi những điềm xấu trong cuộc sống. Tuy nhiên gia chủ nên tìm hiểu chi tiết về cách thờ quan công sao cho đúng trước khi thờ. Dưới đây là 5 lưu ý về cách thờ quan công với tượng Quan Công mà gia chủ tuyệt đối không nên bỏ qua nếu không muốn biến “phúc thành họa”.

Bạn đang xem: Tại sao thờ quan công


Quan Công là ai?

Quan Công còn hay còn được biết đến với các tên gọi khác như: Quan Vân Trường, Quan Vũ, Quan Thánh… Quan Công chính là nhân vật lịch sử có thật được rất nhiều người tại các nước Đông Nam Á biết đến và thờ phụng. Theo ghi chép, ông sinh vào khoảng năm 160 – 162 và mất vào năm 220.

Quan Công [ Quan Vân Trường]

Ông được biết đến là vị tướng giỏi, lừng lẫy của nhà Đông Hán cũng như trong lịch sử Tam Quốc. Ông là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng và là người có công lớn trong việc phò trợ hoàng đế Lưu Bị và thành lập nên nhà nước Thục Hán.

Hình ảnh Quan Công được biết đến với hình tượng khuôn mặt hung tợn,đỏ như gấc và được miêu tả là “mày tằm hình chữ bát, mắt phượng sáng như sao, râu dài hai thước, trán hùm thân lẫm liệt”. Người luôn cầm trên tay cây thanh long yển nguyệt đao và cưỡi trên con ngựa Xích Thố dáng vẻ vô cùng oai phong lẫm liệt.

Tượng Quan Công bằng đồng vàng mộc

Quan Công được xem như là một biểu tượng của sự trung thành, của tính hào hiệp, trượng nghĩa. Là người luôn luôn làm việc thiện, bảo vệ người lành, những người dân bị áp bức, bóc lột, đứng về lẽ phải, ghét kẻ xấu và luôn chống lại những kẻ ác.

Ngày nay tượng quan công đã được lưu truyền rộng rãi và được nhiều gia đình thờ phụng trong nhà để chống tà ma ngoại đạo và trấn áp hung khí trong nhà.

Thờ Quan Công có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy?

Trong dân gian, Quan công được biết đến đến là một người có dáng vẻ dữ tợn nhưng luôn luôn đứng ra chống kẻ ác, bảo vệ người dân. Chính bởi vậy mà ngày nay, khi các gia đình biết cách thờ Quan Công đúng chuẩn thì sẽ giúp họ có được một cuộc sống bình an, may mắn, hòa thuận và tài lộc, vận khí sẽ kéo vào nhà.

Với tài nghệ và võ công xuất chúng, Quan Công được xem là vị thánh có thể trấn áp hung khí, sát khí và chống lại thế lực tà ma ngoại đạo.

Những người hành nghề kinh doanh, buôn bán khi thờ tượng Quan Công cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ và thành đạt trong kinh doanh, giúp cho công việc làm ăn thuận lợi hơn.

Tượng quan vân trường ngồi đọc sách hun đen giả cổ 25cm

Dù thờ tượng Quan Công ở dáng đứng, dáng ngồi hay cưỡi ngựa thì đều sẽ mang đến nguồn năng lượng rất mạnh; cho mọi người sức sống, vượng khí để làm việc tránh được các ốm đau, bệnh tật.

Ngoài ra, thờ quan công cũng là một cách để người đời thể hiện sự khâm phục và ngưỡng mộ lớn lao dành cho ông.

5 lưu ý về cách thờ quan công mà gia chủ tuyệt đối không được bỏ qua

Thờ Quan Công hay bất cứ một tượng đồng nào khác thì đều phải biết cách thờ thì mới phát huy hết công năng. Quan Công cũng vậy, Quan Công cũng có cách thờ Quan Công riêng, vì vậy trước khi thờ, gia chủ nên tìm hiểu kỹ càng cách thờ Quan Công.

Xem thêm: Khu Du Lịch Tàu Ngầm Nha Trang, Có Gì Mà Hot Như Vậy

Nhân vật Quan Công là hình ảnh được hình tượng hóa trong tác phẩm văn học Tam Quốc Diễn Nghĩa[1] của nhà văn La Quan Trung, sau này được hình tượng quá qua rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc việt là lĩnh vực tượng gỗ phong thủy. Cùng đồ gỗ Quang Thích tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, sự tích về việc thờ vị Quan Thánh này.

Quan Vũ được gọi là Quan Công tự là Quan Vân Trường [2]. Ông là vị tướng cuối thời Đông hán và là một trong ngũ hổ tướng góp phấn thành lập nhà Thục Hán dưới trướng của Lưu Bị và cũng là 1 trong 3 huynh đệ kết nghĩa đào viên nổi tiếng lịch sử Lưu – Quan – Trương.

              Lưu – Quan – Trương kết nghĩa vườn đào

Quan Công hay còn gọi là Quan Thánh người bảo về cho những người thấp cổ bé họng bị áp bức, còn ngày nay thì ông là thần bảo vệ cho những nhà chính trị, cảnh sát, chủ doanh nghiệp….

Tư thế tượng gỗ quan công như đúng, ngồi, cỡi ngựa.. tất cả đều mang một năng lượng rất mạnh giúp cho gia chủ.

Tại sao lại thờ Quan Công: Khi thờ quan công trong nhà sẽ đem lại sự bình an, hòa thuận cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đem lại tài lộc cho toàn bộ gia chủ.

Đối với những chủ doanh nghiệp, những vị lãnh đạo cấp cao nếu đạt quan công sau lưng sẽ luôn được hỗ trợ mạnh mẽ từ thần linh cũng tương tự như việc năm xưa Lưu Bị được Quan Vũ phò trợ nên đã chiếm được một phần giang sơn khiến kẻ thù nghe danh đã sợ mất mật.

Ý nghĩa tượng gỗ Quan Công

Vị trí thờ quan công: Tượng Quan Công [tượng quan vũ] dùng cho các trường hợp có nhà hướng chính Bắc, Tây Bắc, chính Tây và thường được đặt ở trung tâm của căn phòng hoặc căn nhà.

Vậy bạn hiểu ý nghĩa của tượng quan công trong phong thủy và tại sao thờ quan công rồi chứ.

Điều kiêng kị khi thờ tượng Quan Công

Cấm kị thờ quan công trong phòng ngủ, phòng bếp hoặc nơi gần nhà vệ sinh những chỗ không được trang nghiêm.

Ý nghĩa tượng gỗ quang công trong phật giáo và dân gian

Phật giáo có một bộ tượng Quan Công hộ pháp, trong dân gian xem ông như một biểu tượng của sự hào hiệp, nghĩa khí ngút trời đặc biệt là lòng trung thành đến chết không đổi của ông. Nhưng điểm yếu của ông chính là sự kiêu căng, ngạo mạn chính vì điểm này đã dẫn đến họa sát thân của ông.

Những tượng quan công phổ biến

Ý nghĩa tượng quan công đứng tay cầm thanh long đao

Thể hiện khí chất hào hùng, không chịu khất phục dù có phải rơi đầu, tạo nên sự uy nghiêm, trang trọng cho căn phòng gia chủ.

Ý nghĩa tượng gỗ Quan Công

Ý nghĩa tượng quan công đọc sách

Sự tích quan công đọc sách xuất phát từ khi Quan Vũ đang ở Tào doanh dưới trướng Tào Tháo, đã được Tào Tháo sắp xếp ở cùng 2 vợ của Lưu Bị với hy vọng Quan Vũ sẽ làm điều có lỗi với Lưu Bị. Nhưng không ngờ Quan Vũ đã lấy đuốc ngồi đọc sách Xuân Thu khiến Tào Tháo vô cùng kính phục. Từ đó ý nghĩa thờ tượng quan quân đọc sách là thể hiện sự trung thành ý chí sắt đá không gì có thể thay đổi được.

Ý nghĩa tượng gỗ Quan Công đọc sách

Dù ở bất kì tư thế nào thì tượng quan công cũng mang ý nghĩa là sự bình an, thịnh vượng và ý chí quyết tâm sắt đá theo đuổi mục tiêu đến cùng. Ngoài việc cá nhân sử dụng thì tượng quan công bằng gỗ này cũng là sản phẩm lý tưởng dành cho các cửa hàng, công ty và doanh nghiệp lựa chọn.

GN - HỎI: Xin hỏi quý Báo, theo Phật giáo, trong nhà Phật tử có nên thờ vị Quan Công? Vì sao?

[THỌ LÊ, ]


Trong gia đình người Phật tử Việt không nhất thiết phải thờ vị thần tướng này

ĐÁP:

Bạn Thọ Lê thân mến!

Quan Công tên thật là Quan Vũ [160-219], tự Vân Trường, người tỉnh Sơn Tây, là một nhân vật lịch sử thời Tam Quốc [211-264] ở Trung Quốc. Sau thất thủ Kinh Châu, Quan Vân Trường bị quân Đông Ngô phục kích và tử trận. Sinh thời, Quan Công là vị tướng văn võ toàn tài, trung nghĩa, thẳng thắn, hiên ngang, chính trực, sau khi mất ông hiển linh và được tôn là vị Tướng thần.

Đến thế kỷ VI, vào đời Tùy [581-619] dân gian lập miếu thờ ông tại quê hương tỉnh Sơn Tây, các thần tích của ông bắt đầu được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng, trong đó nổi bật là chuyện Đức Quan Thánh quy y Phật pháp.

Theo sách Lục đạo tập, vào đời nhà Tùy có ngài Thiên Thai Trí Giả [538-597], lúc nhập định tại núi Ngọc Tuyền chuyên trì tụng kinh Pháp hoa, chứng Pháp hoa tam muội, được chư thiên cúng dường, các thiện thần mến mộ. Ngày nọ, ngài Trí Giả chợt thấy một trang nam tử râu dài mặt đỏ, tướng mạo đoan trang đi tới. Ngài hỏi: “Nhân giả là ai? Đến đây có việc gì?”. Quan Thánh bèn cúi đầu vòng tay thưa: “Đệ tử tên là Quan Vũ”. Ngài tiếp hỏi rằng: “Có phải ông là danh tướng đời Tam Quốc?”. Quan Thánh đáp: “Thưa phải, chính tôi đây”.

Ngài Trí Giả khen rằng: “Ta hằng nghe tướng quân giữ một lòng trung nghĩa, sống làm tướng, chết làm thần phục trừ ma quỷ. Nay nơi núi cao rừng thẳm, không hẹn mà gặp, thật là một đại nhân duyên vậy”. Quan Thánh thưa rằng: “Nay gặp đời mạt thế, cách Phật đã xa, cương thường luân lý đảo ngược, gian thần, tặc tử đầy rẫy khắp nơi, may nhờ ngài ra đời, phụng hành Phật pháp nên tôi nguyện hướng Phật, mong ngài tế độ, tôi nguyện kiến tạo một ngôi già-lam để đại sư làm đạo tràng hoằng pháp lợi sinh”.

Nghe xong ngài Trí Giả hoan hỷ với lời thỉnh nguyện đó. Khi ngôi chùa xây xong, kẻ Tăng người tục đều tìm đến quy y, nghe pháp thật đông đảo. Bấy giờ Quan Thánh đến xin thọ Tam quy Ngũ giới. Từ đó trở đi, uy danh của Đức Quan Thánh ngày càng lớn, oai thần càng linh hiển.

Sang đời Đường [618-907], Thiền sư Bách Trượng-Hoài Hải [720-814] ghi nhận Quan Công là vị thần Hộ pháp già-lam [Bách Trượng thanh quy, quyển 2, chương hai: Báo ân, phần 1.11 Phụ: Già-lam sanh nhựt]. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu thêm bởi Bách Trượng thanh quy có nhiều dị bản và được nhiều người đời sau chấp bút.

Đến đời Tống [962-1279], Quan Công trở thành vị Thánh trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa-xã hội, được thờ cúng khắp mọi nơi, phổ biến trong Tam giáo [Phật, Khổng, Lão].

Vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, La Quán Trung [khoảng 1330-1400] viết tiểu thuyết chương hồi rất nổi tiếng. Tiểu thuyết ghi, Quan Công sau khi chết  hồn cưỡi ngựa Xích Thố, đêm đêm phi ngựa khắp nơi kêu gào “Trả đầu cho ta” khiến bá tánh thảy đều kinh động. Khi đến núi Ngọc Tuyền, Thiền sư Phổ Tỉnh liền bước ra khỏi am hỏi lớn: “Vân Trường có thực sự tồn tại chăng?” [Vân Trường an tại?]. Câu hỏi đó đã tức khắc khai ngộ cho Quan Công. Đại ngộ rồi, Quan Công cúi đầu làm lễ quy y mà đi [Tam quốc diễn nghĩa, hồi 77]. Huyền tích này đã góp phần củng cố vị thế hộ pháp của Quan Công trong Phật giáo Trung Quốc.

Từ thời nhà Minh trở về sau, Quan Công còn là vị thần thủ hộ của giới doanh thương Trung Quốc, được thờ cúng khắp nơi ở nhiều đền, miếu, chùa, đạo quán và trong gia đình, cửa hiệu buôn bán v.v… Tín ngưỡng Quan Công trở thành tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Trung Quốc.

Tại xứ ta, vào thế kỷ XVII, những lưu dân người Hoa [Phúc Kiến, Quảng Đông] đầu tiên theo các cựu tướng của nhà Minh như: Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu,… di cư đến các vùng Chợ Lớn, Bình Dương, Biên Hòa, Mỹ Tho và Hà Tiên đã mang theo tín ngưỡng Quan Công. Sang thế kỷ XVIII, XIX và nửa đầu thế kỷ XX, người Hoa lại tiếp tục sang xứ ta định cư làm ăn, buôn bán, tín ngưỡng Quan Công dần phổ biến. Ngoài cộng đồng người Hoa, một bộ phận người Việt ở các địa phương Nam Bộ như: Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn-Gia Định, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang cũng tiếp nhận tín ngưỡng này. Ngoài các đạo quán và đền miếu chuyên thờ Quan Công, chùa Việt ở vài nơi cũng thờ Quan Công là vị hộ pháp già-lam.

Hiện một số Phật tử vẫn thờ Quan Công như vị thần trừ yêu, diệt quỷ, phò hộ làm ăn theo truyền thống tín ngưỡng lâu đời. Theo tinh thần chánh kiến của Phật giáo, người Phật tử Việt chỉ kính tin và thờ phụng Tam bảo [Phật-Pháp-Tăng] để thực hành Chánh pháp, tu tạo phước đức, phụng sự tha nhân là đã đầy đủ. Phụng thờ Phật-Pháp-Tăng sẽ được uy đức Tam bảo gia hộ, chư thiên và các thiện thần nói chung mến mộ, che chở, hộ trì. Thiển nghĩ, một khi đã hiểu Phật pháp và tường tận về việc hình thành tín ngưỡng Quan Công trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, trong gia đình người Phật tử Việt không nhất thiết phải thờ vị thần tướng này cũng như các vị thần khác như Ông Táo, Thổ Địa, Thần Tài v.v...

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
[]

Video liên quan

Chủ Đề