Tiêu luận thị trường điện

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

ThS. Đào Minh Trung

Mai Trường Huy [MSSV: 1101219]
Ngành: Kỹ thuật điện  Khóa: 36

Cần Thơ - 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 20 tháng 12 năm 2013

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2013 - 2014
1. Họ và tên sinh viên: Mai Trường Huy
Ngành: Kỹ Thuật Điện

MSSV: 1101219
Khoá: 36

2. Tên đề tài: Tìm hiểu về thị trường điện.
3. Địa điểm thực hiện: Bộ môn Kỹ Thuật Điện, Khoa Công Nghệ, Trường Đại học
Cần Thơ
4. Họ tên của người hướng dẫn khoa học [NHDKH] 1: Thạc sĩ Đào Minh Trung
Họ tên của người hướng dẫn khoa học 2: [nếu có]...................................................
5. Mục tiêu của đề tài:
Trình bài về thị trường điện của một số nước trên thế giới và thị trường điện tại
Việt Nam, từ đó đưa ra nhận xét về mô hình thị trường điện đang áp dụng tại Việt
Nam hiện nay.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
Chương I: Sơ lược về thị trường điện
Chương II: Tổng quan về thị trường điện lực của một số nước trên thế giới
Chương III: Những định hướng xây dựng thị trường điện tại Việt Nam
Chương IV: Thực trạng khi chuyển sang thị trường phát điện cạnh tranh
Chương V: Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
Chương VI: Kết luận
7. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài:...........................................................
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: [dự trù chi tiết đính kèm, chỉ cần cho
LVTN]

SINH VIÊN ĐỀ NGHỊ
[Ký tên và ghi rõ họ tên]

Mai Trường Huy
Ý KIẾN CỦA NHDKH 2 [nếu có]

Ý KIẾN CỦA NHDKH 1

Đào Minh Trung
Ý KIẾN CỦA BỘ MÔN

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG LV&TLTN

Mục lục

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ................................................ 1
1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................... 1
1.2 Một số khái niệm chung .................................................................................... 2
1.2.1 Độc quyền và độc quyền tự nhiên .................................................................. 2
1.2.2 Khái niệm về thị trường điện và thị trường điện hoàn hảo .............................. 3
1.3 Một số mô hình về thị trường điện .................................................................... 4
1.3.1 Mô hình thị trường điện độc quyền ................................................................ 4
1.3.2 Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua bán .... 4
1.3.3 Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn ................... 5
1.3.4 Mô hình thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn ................................................ 5
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CỦA MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................ 7
2.1 Khái niệm thị trường điện cạnh tranh ................................................................ 7
2.2 Thị trường điện trên thế giới ............................................................................. 7
2.2.1 Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh ............................... 7
2.2.2 Hoạt động thị trường điện của các nước trên thế giới ..................................... 8
2.2.2.1 Thị trường điện tại Anh............................................................................... 8
2.2.2.2 Thị trường điện các nước Bắc Âu ............................................................... 8
2.2.2.3 Thị trường điện tại Ireland .......................................................................... 9
2.2.2.4 Thị trường điện tại Mỹ .............................................................................. 10
2.2.2.5 Thị trường điện tại Ấn Độ ......................................................................... 11
2.2.2.6 Thị trường điện tại Trung Quốc ................................................................ 11
2.2.2.7 Thị trường điện tại Hàn Quốc ................................................................... 12
2.2.2.8 Thị trường điện tại Phillipines ................................................................... 13
2.2.3 Thu hoạch từ những mô hình trên thế giới ................................................... 14
2.2.4 Kết quả thu được từ thị trường điện ở các nước trên thế giới ........................ 15
CHƯƠNG III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
VIỆT NAM ........................................................................................................... 16

SVTH: Mai Trường Huy

i

Mục lục

3.1 Thực trạng thị trường điện Việt Nam .............................................................. 16
3.1.1 Khái quát chung ........................................................................................... 16
3.1.2 Mục đích hình thành thị trường điện Việt Nam ............................................ 17
3.1.3 Quy định về giá bán điện ............................................................................. 17
3.1.3.1 Quy định chung ........................................................................................ 17
3.1.3.2 Biểu giá bán lẻ điện .................................................................................. 19
3.1.3.3 Giá bán buôn điện ..................................................................................... 22
3.1.3.4 Tổ chức thực hiện ..................................................................................... 26
3.2 Mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của EVN .............................................. 27
3.2.1 Giới thiệu tổng quan .................................................................................... 27
3.2.2 Hệ thống điện Việt Nam .............................................................................. 28
3.2.3 Các nhà máy điện ở Việt Nam ..................................................................... 29
3.2.3.1 Nguồn cung cấp điện hiện nay .................................................................. 29
3.2.3.2 Các dự án nguồn điện do EVN đầu tư đang vận hành................................ 30
3.2.4 Các lưới truyền tải cao áp và lưới phân phối ................................................ 32
3.2.4.1 Các lưới truyền tải cao áp ......................................................................... 32
3.2.4.2 Lưới phân phối ......................................................................................... 35
3.3 Những định hướng trong việc xây dựng thị trường điện ở Việt Nam ............... 35
3.3.1 Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh [2005  2014].............................. 35
3.3.2 Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh [2015  2022] ...................... 36
3.2.3 Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh [từ năm 2022] ........................... 37
3.4 Tổ chức và hoạt động thị trường điện cạnh tranh cấp độ 1 của EVN ............... 38
3.4.1 Mục tiêu ...................................................................................................... 38
3.4.2 Tổ chức và hoạt động ................................................................................... 38
3.5 Chức năng, nhiệm vụ của các thành phần tham gia thị trường và hệ thống
điện ....................................................................................................................... 39
3.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công thương .................................................. 39
3.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của Cục Điều tiết điện lực.......................................... 39
3.5.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty mua bán điện .......................................... 39
3.5.4 Chức năng, nhiệm vụ của các nhà máy điện ................................................. 40
3.5.5 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý số liệu đo đếm .............................. 40
3.5.6 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị truyền tải điện và đơn vị phân phối điện ... 40

SVTH: Mai Trường Huy

ii

Mục lục

3.6 Việc hình thành và phát triển thị trường điện lực ............................................ 40
CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG KHI CHUYỂN SANG THỊ TRƯỜNG PHÁT
ĐIỆN CẠNH TRANH........................................................................................... 42
4.1 Mục đích xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh ........................................ 42
4.2 Thực trạng thị trường phát điện cạnh tranh ..................................................... 42
4.3 Quyền và nghĩa vụ của EVN và các thành viên trong thị trường phát điện
cạnh tranh và các thị trường tiếp theo .................................................................... 44
4.3.1 Quyền và nghĩa vụ của EVN ........................................................................ 44
4.3.2 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia ..................... 45
4.3.3 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện....................................................... 46
4.3.4 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện .............................................. 47
4.3.5 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện .............................................. 48
4.3.6 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện ............................................... 49
4.3.7 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện .................................................... 49
4.3.8 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực ....................... 50
4.3.9 Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện ......................................... 51
CHƯƠNG V. VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH .......... 53
5.1 Vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh ...................................................... 53
5.2 Quy định trong vận hành thị trường phát điện cạnh tranh ................................ 57
5.2.1 Quy định chung ........................................................................................... 57
5.2.1.1 Đối tượng áp dụng .................................................................................... 57
5.2.1.2 Giải thích từ ngữ ....................................................................................... 57
5.2.2 Đăng kí tham gia thị trường điện.................................................................. 62
5.2.2.1 Trách nhiệm tham gia thị trường điện ....................................................... 62
5.2.2.2 Hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện .................................................... 63
5.2.2.3 Thông tin thành viên tham gia thị trường điện........................................... 63
5.2.2.4 Đình chỉ và khôi phục quyền tham gia thị trường điện của nhà máy điện .. 63
5.2.2.5 Chấm dứt tham gia thị trường điện ............................................................ 64
5.2.3 Các nguyên tắc vận hành thị trường điện ..................................................... 65
5.2.3.1 Giới hạn giá chào ...................................................................................... 65
5.2.3.2 Giá thị trường toàn phần ........................................................................... 65
5.2.3.3 Giá điện năng thị trường .......................................................................... 65

SVTH: Mai Trường Huy

iii

Mục lục

5.2.3.4 Giá công suất thị trường ........................................................................... 66
5.2.3.5 Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác ...................................................... 66
5.2.3.6 Nguyên tắc thanh toán trong thị trường điện ............................................. 67
5.2.4 Báo cáo vận hành thị trường điện ................................................................. 67
5.2.4.1 Công bố thông tin vận hành thị trường điện .............................................. 67
5.2.4.2 Chế độ báo cáo vận hành thị trường điện .................................................. 67
5.2.4.3 Kiểm toán số liệu và tuân thủ trong thị trường điện ................................... 68
5.3 Quy định về giám sát thị trường phát điện cạnh tranh ..................................... 69
5.3.1 Nguyên tắc và phạm vi giám sát thị trường điện .......................................... 69
5.3.1.1 Nguyên tắc giám sát thị trường điện .......................................................... 69
5.3.1.2 Phạm vi giám sát thị trường điện ............................................................... 69
5.3.2 Giám sát thị trường phát điện cạnh tranh...................................................... 71
5.3.2.1 Giám sát các kết quả vận hành thị trường điện .......................................... 71
5.3.2.2 Giám sát hành vi của các thành viên thị trường điện ................................. 73
5.3.2.3 Giám sát, đánh giá kết quả phân bổ sản lượng hợp đồng ........................... 74
5.3.2.4 Giám sát, đánh giá kết quả tính toán thanh toán ........................................ 74
5.3.2.5 Trách nhiệm của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
trong giám sát vận hành thị trường điện ................................................................. 75
5.3.2.6 Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực trong giám sát thị trường điện
thường xuyên......................................................................................................... 76
5.3.2.7 Xử lý kết quả giám sát thị trường điện thường xuyên ................................ 77
CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN .................................................................................. 79
6.1 Kết quả đạt được............................................................................................. 79
6.2 Chính sách và chiến lược phát triển thị trường điện ở Việt Nam ..................... 80
6.3 Hướng phát triển đề tài ................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 84

SVTH: Mai Trường Huy

iiii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ
Độc lập  Tự do  Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: ThS. Đào Minh Trung
2. Đề tài: Tìm hiểu về Thị trường điện
3. Sinh viên thực hiện: Mai Trường Huy
4. Lớp: Kỹ thuật điện 2

MSSV: 1101219

Khóa: 36

5. Nội dung nhận xét:
a] Hình thức bài thuyết minh
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b] Nội dung
Các nội dung và công việc đã đạt được
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các hạn chế
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
c] Kết luận, kiến nghị và đánh giá điểm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Đào Minh Trung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ
Độc lập  Tự do  Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1
1. Cán bộ phản biện 1: PGS.TS Trần Trung Tính
2. Đề tài: Tìm hiểu về Thị trường điện
3. Sinh viên thực hiện: Mai Trường Huy
4. Lớp: Kỹ thuật điện 2

MSSV: 1101219

Khóa: 36

5. Nội dung nhận xét:
a] Hình thức bài thuyết minh
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b] Nội dung
Các nội dung và công việc đã đạt được
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các hạn chế
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
c] Kết luận, kiến nghị và đánh giá điểm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Cán bộ phản biện 1

Trần Trung Tính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ
Độc lập  Tự do  Hạnh phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2
1. Cán bộ phản biện 2: ThS. Nguyễn Hào Nhán
2. Đề tài: Tìm hiểu về Thị trường điện
3. Sinh viên thực hiện: Mai Trường Huy
4. Lớp: Kỹ thuật điện 2

MSSV: 1101219

Khóa: 36

5. Nội dung nhận xét:
a] Hình thức bài thuyết minh
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b] Nội dung
Các nội dung và công việc đã đạt được
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Các hạn chế
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
c] Kết luận, kiến nghị và đánh giá điểm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Cán bộ phản biện 2

Nguyễn Hào Nhán

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cha, mẹ đã quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện
thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đào Minh Trung đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tiếp theo, em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất để em thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe đến Nhà trường cùng
toàn thể quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy em trong suốt khoảng thời gian học tập
tại trường.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Mai Trường Huy

LỜI NÓI ĐẦU
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, trước đây, Thị trường điện Việt
Nam là một thị trường độc lập. Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn là nhà cung cấp
điện chính trong cả nước. Tập đoàn Điện lực Việt Nam vận hành và kinh doanh
toàn bộ hệ thống điện, từ sản xuất đến truyền tải và phân phối điện năng.
Hiện nay, thị trường điện Việt Nam cũng có những sự thay đổi đáng kể trong
khâu phát điện. Toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đều do Tập
đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, kinh doanh. Riêng phần nguồn phát, ngành điện
Việt Nam đang ở thời điểm cuối của giai đoạn thực hiện thị trường phát điện cạnh
tranh, giai đoạn 2005 - 2014] nghĩa là cho phép các nhà đầu tư xây dựng các nhà
máy điện độc lập và cho tới thời điểm hiện tại đã có 48 nhà máy tham gia trực tiếp
vào thị trường phát điện cạnh tranh, số lượng nhà máy do Tập đoàn Điện lực Việt
Nam trực tiếp quản lý cũng giảm đáng kể. Hiện tại ngành điện đang chỉ thực hiện
giai đoạn 1 [thị trường phát điện cạnh tranh], vì thế thị trường điện Việt Nam vẫn
còn là một thị trường có nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán và là trung
gian duy nhất bán điện [Tập đoàn Điện lực Việt Nam].
Với sự phát triển mạnh về kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã
tạo ra sự tăng vọt nhanh chóng nhu cầu về điện. Để đáp ứng sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành điện Việt Nam phát triển thì
ngành điện Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong khâu phát điện nhằm tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện. Xuất phát
từ những yêu cầu trên ngành điện đã và đang xây dựng một thị trường điện cạnh
tranh tại Việt Nam tạo ra một cơ chế cạnh tranh mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho
các hộ tiêu thụ về giá cả, công suất và điện năng chất lượng cao.

Chương 1. Sơ lược về thị trường điện

CHƯƠNG I

SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1.1 Giới thiệu chung
Ngành điện trên thế giới đang phải đương đầu với cơ cấu lại, tiến tới tư nhân
hóa và mở đầu những cuộc cạnh tranh trong thị trường năng lượng điện. Những cải
cách ngành công nghiệp điện trên toàn thế giới được xem như là một điều kiện cần
thiết để tăng tính hiệu quả sản xuất năng lượng điện, truyền tải, phân phối và cung
cấp một mức giá hợp lý hơn, chất lượng cao hơn và sản phẩm an toàn hơn cho
khách hàng.
Lịch sử quá trình hình thành và phát triển thị trường điện [TTĐ] của một số
nước trên thế giới bắt đầu từ cuối những năm 1970. Mỹ, Chi Lê là những nước đầu
tiên cho phép xây dựng các IPP và bán điện cho các công ty Điện lực độc quyền.
Làn sóng cải cách bắt đầu diễn ra mạnh từ những năm 1990, xuất phát từ Anh và
sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia khác như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan,
Australia, Canada, NewZealand v.v... Cuối những năm 1990, cải cách ngành điện
bắt đầu lan sang các nước Châu Á như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,
Singapo.
Công nghiệp điện giờ đây đã phát triển thành ngành công nghiệp cung cấp và
cạnh tranh. Thị trường đóng vai trò quyết định giá cả, giảm chi phí cơ bản để tăng
tính cạnh tranh. Việc tái thiết thực sự trở nên cần thiết để phân tách ba thành phần
quan trọng của công nghiệp điện bao gồm: sản xuất, truyền tải và phân phối. Do đó,
việc tách rời truyền tải được coi là ứng dụng phù hợp nhất đáp ứng được biểu giá
quy định và huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển lưới điện.
Thời gian gần đây, nhiều hệ thống truyền tải điện liên quốc gia hoặc liên khu
vực đã được xây dựng tạo nền tảng cho việc hình thành các TTĐ liên quốc gia như
TTĐ Châu Âu hoặc TTĐ Bắc Mỹ v.v... Ở những TTĐ liên khu vực này, các công ty
điện lực có cơ hội để cạnh tranh bán điện sang các quốc gia lân cận. Điện năng
được xuất khẩu hoặc nhập khẩu sang các quốc gia khác như các loại hàng hóa thông
dụng khác.
Hiện nay, hệ thống điện [HTĐ] Việt Nam cũng đã kết nối với một số nước
trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia để mua bán, trao đổi điện và
tương lai gần sẽ hình thành hệ thống truyền tải điện trong các nước ASEAN. Các
công ty điện nước ngoài đang và sẽ vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, cạnh
tranh với các công ty điện lực của Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp kinh
doanh điện của Việt Nam, mà trước tiên là Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN]

SVTH: Mai Trường Huy

1

Chương 1. Sơ lược về thị trường điện

cũng có cơ hội để tham gia kinh doanh ở các quốc gia trong khu vực như tham gia
mua bán điện trên TTĐ khu vực, xây dựng các nhà máy điện v.v
Quá trình cải tổ cơ cấu ngành điện Việt Nam và xây dựng TTĐ sẽ mở ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh điện trên TTĐ Việt
Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới một cách cơ bản về tổ chức, chiến lược
kinh doanh, đầu tư v.v... để phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
Vì TTĐ là một vấn đề rất mới đối với Việt Nam, cho nên cần thiết phải có
những nghiên cứu về TTĐ, từ đó áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý để xây dựng
TTĐ Việt Nam thích hợp trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đưa ra
mô hình quản lý TTĐ lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, phát triển,
quản lý và vận hành HTĐ, đồng thời xem xét vấn đề giá điện và chất lượng dịch vụ
điện cũng như huy động các nguồn tài chính mới cho nhu cầu phát triển điện lực là
rất cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường.

1.2 Một số khái niệm chung
1.2.1 Độc quyền và độc quyền tự nhiên
Quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện ở bất cứ quốc
gia nào bao giờ cũng gồm 3 khâu thống nhất với nhau: sản xuất, truyền tải và phân
phối điện năng. Không giống như các loại hàng hóa khác, điện năng là một loại
hàng hóa đặc biệt, không thể dự trữ được sau khi đã sản xuất ra. Vì vậy, việc cân
bằng giữa sản xuất và tiêu thụ tại mọi thời điểm là quy luật cơ bản của chu trình sản
xuất và kinh doanh điện năng.
Từ trước đến nay, theo cấu trúc truyền thống, các chức năng nêu trên thường
được tập trung trong một công ty: Công ty Điện lực quốc gia. Tài sản của công ty
điện lực hầu hết thuộc sở hữu Nhà nước hoặc một chủ sở hữu nhất định. Dưới dạng
ngành dọc toàn phần như vậy, một công ty sở hữu và vận hành toàn bộ các nhà máy
cùng lưới truyền tải và phân phối, đồng thời đảm nhận việc bán lẻ điện năng tới
người sử dụng. Công ty được độc quyền trong việc sản xuất và bán sản phẩm trong
phạm vi dịch vụ của mình.
Sự tập trung các chức năng trong một công ty như vậy là do xuất phát từ
quan điểm cho rằng nếu như một công ty sở hữu và điều khiển toàn bộ quá trình thì
chi phí cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng sẽ thấp hơn.
Vậy độc quyền là tình trạng xảy ra khi thị trường chỉ tồn tại một người bán.
Do không có sự cạnh tranh, người giữ độc quyền có thể tự định đoạt giá bán sản
phẩm của mình nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện do quy luật tăng hiệu quả
kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một doanh nghiệp hoặc
một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất. Khi đó, chi phí

SVTH: Mai Trường Huy

2

Chương 1. Sơ lược về thị trường điện

trung bình trên một đơn vị sản phẩm giảm nhanh khi sản lượng tăng lên và thường
xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn.
Điện năng là một loại hàng hóa đặt biệt, với đặc thù là sản xuất và tiêu thụ
xảy ra đồng thời, các hoạt động điện lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
một HTĐ thống nhất nên mang tính độc quyền tự nhiên cao - dù có sự tham gia
rộng rãi của các thành phần kinh tế. Vì vậy, cần phải điều tiết hoạt động này để hạn
chế độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh
nghiệp.
Khi xem xét hoạt động truyền tải điện, có thể thấy rằng đây là một dạng thị
trường độc quyền tự nhiên. Chi phí cố định cao trong khi chi phí thường xuyên lại
có xu hướng thấp. Vì những lý do như vậy, Nhà nước phải đưa ra các quy định cụ
thể để tạo ra tính cạnh tranh trong các hoạt động của các đơn vị tham gia TTĐ.
Hơn nữa, hệ thống phân phối và truyền tải là các ranh giới tự nhiên. Lưới
phân phối và truyền tải trong một khu vực do một đơn vị sở hữu và điều khiển mà
không có một đơn vị nào khác được quyền thâm nhập vào. Để cạnh tranh trong hoạt
động truyền tải và phân phối, một đơn vị phải xây dựng lưới truyền tải và phân phối
riêng của mình, điều này chắc chắn là khó thực hiện; đồng thời, nếu có đầu tư xây
dựng được chắc chắn sẽ tốn kém không chỉ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc sử dụng các cơ sở hạ tầng của quốc gia hay khu
vực.
Tóm lại: từ những phân tích về bản chất độc quyền và độc quyền tự nhiên,
nguyên nhân của sự độc quyền trong ngành điện trong một thời gian dài như vậy là
do bản chất của quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện.
1.2.2 Khái niệm về thị trường điện và thị trường điện hoàn hảo
Khái niệm về TTĐ: cũng như các giao dịch thương mại khác, các giao dịch
điện năng cũng cần có các thiết chế như: người mua, người bán, các hợp đồng, các
cơ chế quản lý thị trường, cơ cấu giá thành, người vận hành thị trường và người vận
hành hệ thống. Như vậy, TTĐ là nơi diễn ra các giao dịch điện năng giữa người bán
và người mua, người truyền tải, được xác định bằng các hợp đồng kinh tế.
TTĐ hoàn hảo: một TTĐ cạnh tranh hoàn hảo đạt được khi giá trị lợi ích xã
hội bằng thặng dư của bên mua cộng thặng dư của bên bán là cao nhất. Giá trị này
sẽ đạt giá trị cao nhất trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo trong khi sẽ thấp
hơn ở các dạng thị trường với điều kiện khác như thị trường độc quyền hay bán tự
do. Vì vậy, khi tiến hành thực hiện thị trường cạnh tranh, các cấu trúc được xem xét
cần hướng đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo để tối ưu hóa giá trị lợi ích xã hội.
Vậy, TTĐ hoàn hảo là thị trường mà lợi ích xã hội lớn nhất hay nhiều người được
sử dụng điện nhiều nhất.

SVTH: Mai Trường Huy

3

Chương 1. Sơ lược về thị trường điện

1.3 Một số mô hình về thị trường điện
Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và quản lý, kết hợp với sự
phát triển của một số học thuyết kinh tế mới đã tạo điều kiện để nhiều công ty điện
lực nghiên cứu xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh mới thay thế cho mô
hình truyền thống trước đây, như mô hình truyền tải hộ, mô hình thị trường phát
điện cạnh tranh [VCGM], mô hình TTĐ cạnh tranh bán buôn và bán lẻ,... Tuy
nhiên, nhìn từ góc độ cạnh tranh của thị trường có thể phân chia thành bốn loại mô
hình TTĐ cơ bản đang được áp dụng tại các nước trên thế giới hiện nay như sau:
1.3.1 Mô hình thị trường điện độc quyền
Mô hình TTĐ độc quyền: là mô hình chỉ có một công ty nắm giữ toàn bộ các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng từ sản xuất, truyền tải đến phân
phối cho khách hàng tiêu thụ.
[a] Ngành dọc

[b] Phân phối bán lẻ riêng

Phát điện

Phát điện

Bán buôn/Truyền tải

Mua bán giữa các công
ty

Bán buôn/Truyền tải

Công ty phân phối

Công ty phân phối

Khách hàng

Khách hàng
Hình 1.1 Mô hình TTĐ độc quyền

1.3.2 Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua bán
Mô hình TTĐ cạnh tranh phát điện nhưng chỉ có một đại lý mua buôn: là mô
hình chỉ có một người mua duy nhất từ nhiều nhà máy phát điện. Toàn bộ điện năng
sản xuất ra phải bán cho đại lý mua buôn và đại lý này thực hiện chức năng phân
phối độc quyền cho khách hàng tiêu thụ.

NMĐ

SVTH: Mai Trường Huy

NMĐ

NMĐ

4

Chương 1. Sơ lược về thị trường điện

Đại lý mua buôn

CTPP

CTPP

CTPP

KH

KH

KH

Hình 1.2 Mô hình TTĐ cạnh tranh phát điện có một đại lý mua buôn
1.3.3 Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
Mô hình Thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn: là mô hình
mà các công ty phân phối có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau tuy
nhiên vẫn độc quyền trong khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện.
NMĐ

NMĐ

NMĐ

Đại lý mua buôn

NMĐ

NMĐ

NMĐ

Đại lý mua buôn

CTPP

CTPP

CTPP

CTPP

CTPP

CTPP

KH

KH

KH

KH

KH

KH

Hình 1.3 Mô hình thị trường cạnh tranh phát điện và cạnh tranh bán buôn
NMĐ: Nhà máy điện; CTPP: Công ty phân phối; KH: Khách hàng
1.3.4 Mô hình thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn
Mô hình TTĐ cạnh tranh hoàn toàn: là mô hình mà ở đó tất cả các khách
hàng đều có quyền lựa chọn nhà cung cấp điện chứ không bắt buộc phải mua qua
các nhà phân phối độc quyền. Giá cả ở đây hoàn toàn được xác định dựa trên mối
quan hệ cung - cầu điện năng.

NMĐ

NMĐ

SVTH: Mai Trường Huy

NMĐ

NMĐ

NMĐ

NMĐ
5

Chương 1. Sơ lược về thị trường điện

Lưới truyền tải,
thị trường bán buôn
Bán lẻ

CTPP

CTPP

CTPP

CTPP

Bán lẻ

KH

KH

Lưới phân phối,
thị trường bán lẻ
KH

KH

KH

KH

Hình 1.4 Mô hình thị trường cạnh tranh hoàn toàn

SVTH: Mai Trường Huy

6

Chương 2. Tổng quan về thị trường điện của một số nước trên thế giới

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Khái niệm thị trường điện cạnh tranh
- Thị trường là một tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau, dẫn tới khả năng trao đổi.
- Cơ chế cung cầu trong TTĐ: phân tích cung cầu là một biện pháp và đầy
hiệu quả, có thể áp dụng cho rất nhiều vấn đề quan trọng và thú vị. Có thể nêu ra
một ví dụ như là dự đoán được tình hình kinh tế thế giới đang thay đổi tác động lên
giá cả thị trường và nền sản xuất như thế nào.
- Trong TTĐ:
Cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà truyền tải [cấp 1]
- phân phối [cấp 2] và các nhà tiêu thụ.
Cung là tổng năng lượng điện mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường.
- Quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường: theo kinh tế học đặc tuyến
cầu và cung cắt nhau tại một điểm gọi là điểm cân bằng giữa giá cả và số lượng.
Điểm này gọi là điểm thăng bằng thị trường. Cơ chế thị trường là xu hướng để cho
giá cả thay đổi cho đến khi thị trường thăng bằng [nghĩa là cung bằng với cầu].
- Hoạt động giao dịch buôn bán trong TTĐ: hoạt động mua bán trong TTĐ
cạnh tranh thông qua trung tâm mua bán điện [công ty mô giới]. Trung tâm mua bán
điện sẽ nhận các đồ thị phụ tải của khách hàng mua điện và các hồ sơ thầu của các
nhà cung ứng năng lượng và thực hiện giao dịch đấu thầu. Khi hoạt động đấu thầu
hoàn tất, trung tâm sẻ lên kế hoạch cho các nhà cung ứng kết nối theo như các hợp
đồng đã thắng thầu.
2.2 Thị trường điện trên thế giới
2.2.1 Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh
Tái thiết ngành điện theo cơ chế mở [thị trường cạnh tranh] là xu thế của
toàn cầu. Xu thế này tạo được bước tiến rất rõ rệt trong ngành điện. Sự hình thành
TTĐ cạnh tranh mang mục đích gia tăng hiệu quả phục vụ của ngành và giảm giá
thành điện năng. Điện năng là một dạng hàng hóa nhưng là hàng hóa đặc biệt, điện

SVTH: Mai Trường Huy

7

Chương 2. Tổng quan về thị trường điện của một số nước trên thế giới

năng khó có thể tích trữ, việc sản xuất và truyền tải điện bị ràng buộc bởi nhiều đặc
tính kỹ thuật. Việc đòi hỏi cung cấp điện liên tục với độ ổn định là nguyên nhân làm
giá điện gia tăng đối với khách hàng. Do đó, tính phân nhóm và cạnh tranh trong
ngành điện tạo ra những lợi thế rõ ràng, tạo những mức giá minh bạch và như thế
tạo sự bù lỗ cũng như các trợ cấp không mang lợi ích kinh tế, hướng tới một sân
chơi công bằng cho các nhà đầu tư bằng quy tắc thưởng phạt: thưởng cho những bộ
phận hoạt động tốt và phạt những tổ chức hoạt động kém hiệu quả, tạo nhiều cơ hội
cho những sáng kiến mới và tạo nhiều sự lựa chọn thuận lợi cho khách hàng
2.2.2 Hoạt động thị trường điện của các nước trên thế giới
2.2.2.1 Thị trường điện tại Anh
Xu thế tái thiết ngành điện được khởi đầu tại Anh vào năm 1990. Sự thành
công này đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nước khác. Trước khi hình thành
TTĐ theo cơ chế thị trường, cơ cấu ngành điện ở Anh mang tính truyền thống: quốc
gia độc quyền với những công ty điện lực có mối quan hệ hàng dọc. Quá trình tái
thiết cơ cấu đã được đề xướng khi Luật Điện lực năm 1983 ra đời. Luật này cho
phép các nguồn phát tư nhân [IPP] xây dựng hoạt động và bán điện cho quốc gia
thông qua lưới truyền tải. Bước cải tổ lớn tiếp theo là ban hành Luật Điện lực năm
1989, mục tiêu của luật này là tư nhân hóa hoàn toàn và hình thành được TTĐ bán
lẻ cạnh tranh vào năm 1998. Năm 1990, với việc phân chia Ban quản lý điện lực
trung tâm thành 4 tổ chức riêng rẽ: 2 công ty nguồn phát [National Power và
Powergen], 1 công ty truyền tải [sau này là National Grid Company] và hệ phân
phối bao gồm 12 tiểu bang. Từ lúc đó, các thị phần dần được chia sẽ, trước tiên là
cho những khách hàng công nghiệp lớn, tới tháng tư năm 1998 là cho tất cả các
khách hàng có khả năng, nghĩa là hình thành thị trường mua bán điện tự do. Những
thay đổi ở Anh đã đặt ra những nhu cầu mới trong xã hội, nhất là trong liên minh
Châu Âu, nơi mà đang cần có những sự cải cách mới nhằm thúc đẩy sự phát triển
gần như bão hòa trong những thập kỷ trước [để cạnh tranh với nền kinh tế khác như
Mỹ, Nhật].
2.2.2.2 Thị trường điện các nước Bắc Âu
Sự tái thiết lập cơ cấu ngành điện theo xu hướng tự do hóa tại các nước Bắc
Âu đã xuất hiện theo 2 cấp. Tại cấp quốc gia, mỗi quốc gia theo đuổi một quá trình
tự do hóa riêng của mình với các cách thức riêng biệt. Cấp khu vực, quá trình tái lập
cơ cấu ngành điện và tự do hóa tiến hành song song nhằm để TTĐ Bắc Âu [Nord Pool] hình thành và phát triển như sau:
- Tháng 05/1992: hình thành TTĐ giao ngay [spot market] tại Na Uy.
- Tháng 01/1996: Thụy Điển hợp tác với Na Uy để hình thành thị trường liên
quốc gia [TTĐ Bắc Âu - NordPool].
- Tháng 01/1997: Phần Lan tham gia thị trường NordPool.

SVTH: Mai Trường Huy

8

null

Chủ Đề