Thỉnh thoảng hút thuốc la có hại không

Không có mức độ nào an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc, ngay cả khi bạn tiếp xúc khói thuốc lá trong một thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Các nguy cơ về sức khỏe càng cao hơn khi tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn.

Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì bạn vẫn hít phải khói thuốc. Khói thuốc có thể đến từ:

  • Người khác hút thuốc
  • Từ điếu thuốc lá, xì gà

Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc thì được gọi là hút thuốc thụ động hoặc hút thuốc không tự nguyện, ô nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại, bao gồm:

  • Hợp chất hữu cơ Benzopyrene
  • Chì
  • Carbon monoxide
  • Asen
  • Amoniac
  • Hợp chất hữu cơ Formaldehyde
  • Xyanua

Một số chất độc hại này từ không khí đi vào phổi và máu, khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%. Có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.

Hút thuốc lá thụ động cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm hen suyễn và bệnh tim. Những đối tượng sau đây có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ khói thuốc lá:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Người có bệnh về hô hấp hoặc bệnh tim

Tiếp xúc với khói thuốc lá gây viêm phổi, làm tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em

Hút thuốc lá thụ động không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Hen suyễn
  • Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi
  • Ho và khò khè
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]

Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ khác giữa khói thuốc lá và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Ví dụ như: Tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ; Tăng nguy cơ hút thuốc

Một số người nghĩ rằng việc mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt sẽ ngăn chặn việc tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các độc tố từ khói thuốc không biến mất. Khói thuốc vẫn còn trong tóc, quần áo, thảm và đồ nội thất. Cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm khói thuốc là tránh những nơi có tình trạng hút thuốc lá. Một số cách giúp bạn và gia đình khỏi khói thuốc:

  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
  • Không hút thuốc hoặc không cho phép mọi người hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi của bạn, nên hút thuốc ở ngoài
  • Tìm nhà hàng cấm hút thuốc
  • Yêu cầu người thân không hút thuốc quanh con bạn

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá!

Đã có luật nơi làm việc không khói thuốc nhằm giảm bớt việc tiếp xúc với khói thuốc lá và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần các chất độc hại. Khói thuốc có thể tồn tại ở tất cả các khu vực công cộng và đặc biệt không có mức an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cách nhận biết khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD]

XEM THÊM:

   Một suy nghĩ sai lầm mà rất nhiều người đang mắc phải đó là họ cho rằng chỉ những người hút thuốc lá thường xuyên mới có nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm như phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi, đột quỵ...còn những người thỉnh thoảng mới hút thuốc lá thì không bị ảnh hưởng. Thế nhưng, trên thực tế, ngay từ khi bạn hút điếu thuốc lá đầu tiên, cơ thể của bạn đã phải chịu những tác động nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn đón đọc bài viết ngay sau đây nhé!

Những tác hại tức thì khi bạn hút điếu thuốc lá đầu tiên

   Một điếu thuốc tuy nhỏ bé nhưng lại chứa tới hơn 7000 hóa chất độc hại khác nhau, trong đó có khoảng 40 chất gây ung thư. Khi bạn hút một điếu thuốc lá, luồng khói thuốc đi qua miệng và dễ dàng tiến sâu vào phổi, sau đó một phần sẽ vào máu, một phần chất độc hại sẽ bám lại trong phổi, một phần theo luồng khói nhả ra ngoài không khí và gây ra những tác hại nhất định sau khi hút điếu thuốc đầu tiên. Cụ thể là:

Tích tụ các chất độc hại trong phổi

   Dù bạn chỉ hút một điếu thuốc lá thì cũng đã có một lượng chất độc hại nhất định bám lại trong phổi và gây phá hủy tế bào, tăng tiết đờm nhầy. Một điều đáng chú ý là các chất độc hại này sẽ bám lâu trong phổi, rất khó loại bỏ.

   Ngoài ra, luồng khói thuốc khi tiến vào trong phổi sẽ làm tê liệt hệ thống lông chuyển. Đây là cơ quan có vai trò ngăn chặn, bắt giữ và đẩy các chất độc hại ra ngoài trước khi chúng kịp tấn công vào phổi. Khi hệ thống này bị tê liệt đồng nghĩa với việc khả năng phòng thủ của phổi bị suy yếu, phổi dễ bị các tác nhân khác từ môi trường ô nhiễm tấn công. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD], viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, ung thư phổi...

Các chất độc hại từ khói thuốc lá tích tụ gây tổn thương phổi

Tăng gánh nặng cho tim

   Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ hút một điếu thuốc lá vào trong cơ thể cũng đã gây ảnh hưởng đến quá trình phân giải và chuyển hóa chất béo. Lúc này, tim sẽ phải chịu thêm nhiều gánh nặng hơn bình thường.

   Ngoài ra, chất độc hại nicotine trong khói thuốc lá còn làm giảm mức độ cholesterol tốt [HDL], tăng mức cholesterol xấu [LDL], từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cản trở dòng máu…

Thuốc lá làm tăng gánh nặng cho tim

Khiến não bộ lệ thuộc vào nó

   Sau khi hút điếu thuốc lá đầu tiên, con người sẽ cảm thấy thư thái, thoải mái hơn. Thế nhưng, đây lại là khởi nguồn của việc lệ thuộc vào khói thuốc. Chỉ sau khoảng 7 giây khi hút thuốc lá, nicotine đã tác động lên não bộ, xoa dịu các vùng não kiểm soát cảm xúc, cảm giác về không gian và khả năng lập kế hoạch. Tuy nhiên, cảm giác hưng phấn này chỉ là tạm thời và nó sẽ nhanh chóng đi qua, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn.

   Để lấy lại cảm giác hưng phấn đó, bạn cần hút thêm nhiều điếu thuốc khác. Nó là cơ chế bắt đầu của một cơn nghiện thuốc lá kéo dài rất khó có thể từ bỏ.

Chỉ hút 1 điếu thuốc lá cũng khiến não bộ của bạn lệ thuộc vào đó

   Có thể thấy, mới chỉ hút một điếu thuốc lá thôi, con người đã phải chịu rất nhiều tác động xấu từ khói thuốc lá. Nếu tiếp tục hút nhiều điếu thuốc lá hơn nữa thì tất cả các bộ phận trong cơ thể con người đều sẽ phải hứng chịu tác hại nghiêm trọng do chúng gây ra. Đồng thời, chúng ta sẽ tự biến mình thành "nô lệ" của khói thuốc từ lúc nào mà chính bản thân chúng ta cũng không hề hay biết.

   Do đó, nếu đang có thói quen hút thuốc lá, bạn cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đã nghiện thuốc lá, nếu không có phương pháp hiệu quả thì bạn sẽ rất khó hoặc không thể từ bỏ thứ độc hại này, bởi trong thời gian đầu tự bỏ thuốc lá, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc lá.

Những triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc lá

   Khi tự bỏ thuốc lá, lượng nicotine giảm đột ngột, chúng ta sẽ gặp phải hàng loạt các triệu chứng của hội chứng cai thuốc lá như:

- Thèm thuốc lá khủng khiếp.

- Rối loạn cảm xúc: Thường cảm thấy lo lắng, bất an, dễ cáu gắt, không tập trung vào công việc, hay phiền muộn...

- Mất ngủ.

- Rối loạn tiêu hóa, tăng cân đột ngột...

Khi tự bỏ thuốc lá con người thường cảm thấy lo lắng, bất an và dễ cáu gắt

   Những triệu chứng trên khiến nhiều người vật vã, khó chịu, thất bại trong công cuộc bỏ thuốc lá, chấp nhận tiếp tục để khói thuốc lá hủy hoại sức khỏe của bản thân. Vậy có giải pháp nào giúp bỏ thuốc lá đơn giản, nhẹ nhàng hơn không?

Bỏ thuốc lá không khó vì đã có Boni-Smok

   Boni-Smok là sản phẩm giúp bạn bỏ thuốc lá thành công một cách đơn giản, nhẹ nhàng. Hiệu quả của sản phẩm này đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương với kết quả: Có 72.7% số người nghiện thuốc lá đã bỏ thuốc thành công chỉ sau 3-7 ngày tham gia thử nghiệm. 

   Cách sử dụng Boni-Smok rất đơn giản :

Bước 1: Khi bạn thèm thuốc lá, hãy súc miệng thật kỹ, sục qua sục lại với khoảng 20-30ml dung dịch Boni-Smok, khò sâu trong cổ họng trong khoảng 30 giây - 1 phút. 

Bước 2: Nhổ nước súc miệng đi. 

Bước 3: Hút ngay 1 điếu thuốc lá. Lúc này, Boni-Smok tác dụng với nicotin trong khói thuốc tạo vị đắng ngắt, làm mất vị ngon của điếu thuốc. 

   Vị đắng khủng khiếp này sẽ khiến bạn không thể hút tiếp điếu thuốc nữa mà phải ngừng ngay lại, giúp bạn chống lại cơn thèm thuốc nhanh chóng.

   Một ngày bạn súc miệng 5-6 lần, sẽ bỏ được 5-6 điếu thuốc. Số điếu thuốc vì thế sẽ giảm dần mỗi ngày chứ không phải bỏ đột ngột, nhờ đó giúp giảm thiểu tối đa các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc lá. Dần dần, bạn sẽ bỏ thuốc thành công. 

   

Cơ chế tác dụng đột phá của Boni-Smok

Boni-Smok có an toàn không?

   Boni-Smok được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, bao gồm bồ công anh, quế, cúc hoa, kim ngân hoa nên rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cả. 

   Hơn nữa, cách sử dụng là súc miệng, không phải uống vào người nên không đưa bất kỳ chất gì vào trong cơ thể con người nên bạn càng thêm yên tâm khi sử dụng sản phẩm. 

   Ngoài ra, sản phẩm cũng đã được kiểm nghiệm về độ an toàn tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, trong quá trình thử nghiệm chúng tôi không ghi nhận bất kỳ trường hợp gặp tác dụng phụ nào. 

Đã có ai sử dụng Boni-Smok bỏ thuốc lá thành công chưa?

   Hơn 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, Boni-Smok đã giúp hàng vạn người Việt bỏ thuốc lá một cách nhẹ nhàng và an toàn. Trong đó, đã có rất nhiều người không ngần ngại chia sẻ câu chuyện của mình đến với mọi người: 

  Anh Mai Trung Dũng [30 tuổi, phòng 603, D9, khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, điện thoại: 0854.416.475] 

Mời các bạn xem chia sẻ của anh Dũng về quá trình bỏ thuốc lá bằng Boni-Smok

   “Năm 14,15 tuổi, nghe lời bạn bè rủ rê anh tập tành hút thuốc lá rồi thành nghiện từ lúc nào không hay. Và sau hơn 15 năm hút thuốc lá, sức khỏe của anh bị giảm sút nghiêm trọng. Buổi sáng dậy anh hay bị ho, khạc đờm, thỉnh thoảng lại bị nôn khan, khó thở. Vì thế anh quyết tâm bỏ thuốc lá nhưng có phải nói bỏ là bỏ được ngay đâu, anh đã thử bỏ 4-5 lần nhưng đều thất bại”.

   “May sao, tình cờ có một lần anh lại đọc được thông tin về nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá Boni-Smok. Và chỉ sau 5 ngày sử dụng sản phẩm này anh đã bỏ thuốc thành công rồi. Giờ nghĩ lại cái vị đắng ngắt xông lên mũi, rồi xuống cổ họng sau khi hút thuốc lá với Boni-Smok là anh lại sợ khói thuốc. Từ ngày bỏ được thuốc lá, sức khỏe của anh thay đổi hẳn, buổi sáng cổ họng hoàn toàn khô ráo, không bị đờm, không ho khạc, nôn ọe gì nữa.”

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết được những tác hại khủng khiếp dù chỉ hút một điếu thuốc lá nhỏ bé. Vì vậy, nếu đang nghiện thuốc lá, các bạn cần bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay, và công cuộc bỏ thuốc lá sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn biết đến và sử dụng nước súc miệng Boni-Smok. Chúc các bạn thành công!

XEM THÊM:

Mời các bạn xem danh sách nhà thuốc bán Boni-Smok được bác sĩ Tạ Tri Phương giới thiệu

Video liên quan

Chủ Đề