Thế nào là người có thẩm quyền

Hiện nay thuật ngữ Thẩm quyền đã không còn xa lạ với người dân, xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống hàng ngày, đặc biệt làm khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Tuy nhiên nhiều người chưa nắm rõ được Thẩm quyền là gì? Những cơ quan nào có thẩm quyền? Do vậy qua bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp giúp Quý khách các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này

Thẩm quyền là gì?

Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.

Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra thẩm quyền riêng mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.

Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế.

Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.

Tuy đây được coi là những quyền đã được pháp luật công nhận và được đảm bảo thực hiện mà không ai được hạn chế, nhưng không phải vì vậy mà các chủ thể có thẩm quyền được thực hiện các quyền này một cách bừa bãi, thực hiện với mục đích riêng. Việc thực hiện các quyền này phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.

Ngoài việc giúp Quý khách hiểu rõ về Thẩm quyền là gì? Thì với nội dugn dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Quý khách các kiến thức cơ quan liên quan đến thẩm quyền.

Các loại thẩm quyền?

Hiện nay chưa có căn cứ pháp luật nào quy định cụ thể về các loại phẩm quyền ở Việt Nam. Trên thực tế tùy thuộc vào các đối tượng khác nhau mà thẩm quyền cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau

Nếu xét trong hệ thống các cơ quan nhà nước thì thẩm quyền sẽ được phân ra theo tên gọi của từng cơ quan, tổ chức khác nhau như:

+ Thẩm quyền của Uỷ Ban nhân dân

+ Thẩm quyền của Tòa án nhân dân

+ Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân

+ Thẩm quyền của Cơ quan điều tra

+ Thẩm quyền Chính phủ

+ Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân

+ Thẩm quyền của Quốc hội

Trong mỗi cơ quan, tổ chức thì thẩm quyền lại được xác theo các chức vụ, chức danh khác nhau để bảo kịp thời giải quyết công việc như:

+ Thẩm quyền của Chủ tịch nước

+ Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao/ Tòa án nhân dân cao cấp.

+ Thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh/thành phố/huyện

+ Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã. UBND Huyện,

Nếu xét trong các công việc, lĩnh vực cụ thể thì thẩm quyền sẽ được chia ra thành các loại như:

+ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Thẩm quyền giải quyết việc dân sự

+ Thẩm quyền xét xử

+ Thẩm quyền khởi tố vụ án

Căn cứ thẩm quyền là gì?

Căn cứ thẩm quyền là gì hay cũng chính là trả lười cho câu hỏi căn cứ vào nội dung hay quy định ở đâu để tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ này

Căn cứ thẩm quyền được hiểu đơn giản là các nội dung của pháp luật quy định về các chủ thể có thẩm quyền trong việc giải quyết hay ra quyết định trong một vấn đề gì đấy thuộc phạm vi chủ thể đó quản lý

Hiện nay ở nước ta thì căn cứ thẩm quyền đều đã được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong từng luật chuyên ngành, để đảm bảo việc chủ thể thưc hiện đúng thẩm quyền của mình, không nhầm lẫn hay trốn tránh nhiệm vụ của mình

Căn cứ thẩm quyền còn được sử dụng để làm căn cứ xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức được pháp luật trao thẩm quyền mà lại không thực hiện đúng

Ví dụ hiện nay thẩm quyền của một số chủ thể được quy định ở những văn bản quy phạm pháp luật như:

Thẩm quyền của Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Thẩm quyền của Quốc hội hiện nay được quy định chủ yếu trong Hiến pháp 2013

Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ được quy định trong Luật tổ chức chính phủ 2015

Cơ quan có thẩm quyền là gì?

Cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan được nhà nước và pháp luật trao cho những quyền nhất định để thực hiện những nhiệm vụ được giao của mình, trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan sẽ ban hành những quyết định, phương hướng giải quyết các vấn đề cần triển khai thực hiện, hay còn tồn đọng vấn đề cần đưa ra giải pháp khắc phục hoặc ban hành ra các thông báo, văn bản để chỉ thị cấp dưới công việc

Cơ quan có thẩm quyền phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều các cơ quan nhà nước được trao thẩm quyền, chủ yếu phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ khác nhau của từng cơ quan để trao thẩm quyền giải quyết công việc. Và một cơ quan thì có thể sẽ được trao cho nhiều thẩm quyền khác nhau

Ví dụ:

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động xét xử là Tòa án

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực lao động bao gồm: Tòa án nhân dân, Trung tâm trọng tài, Ủy ban nhân dân cấp huyện, hòa giải viên thuộc Phòng Lao đông thương binh vã xã hội

Thẩm quyền điều tra đối với những vụ án trong lĩnh vực hình sự thuộc về các cơ quan như: Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân, cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân,

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Thẩm quyền là gì? Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Chủ Đề