Thế nào là điểm cực cận điểm cực viễn của mắt

MẮT

I - CẤU TẠO QUANG HỌC CỦA MẮT

- Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm các bộ phận chính sau: giác mạc - thủy dịch - lòng đen [con ngươi] - thể thủy tinh - dịch thủy tinh - võng mạc

- Mắt hoạt động như một máy chụp ảnh phim:

+ Thấu kính mắt có vai trò như vật kính

+ Võng mạc đóng vai trò như phim

II - SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT

- Cơ chế:

+ Khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống.

+ Khi nhìn vật ở vị trí gần mắt hơn thì các cơ vòng  co lại làm độ cong của thủy tinh thể  tăng lên.

+ Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể làm tiêu cự của thấu kính mắt thay đổi và ảnh thật của vật luôn hiện rõ trên võng mạc.

- Các trạng thái cơ bản của sự điều tiết mắt:

+ Trạng thái không điều tiết: tiêu cự của mắt lớn nhất \[\left[ {{f_{max}}} \right]\]

+ Trạng thái điều tiết tối đa: tiêu cự của mắt nhỏ nhất \[\left[ {{f_{min}}} \right]\]

+ Trạng thái có điều tiết: \[{f_{min}} < f < {f_{max}}\]                 

III - ĐIỂM CỰC CẬN - ĐIỂM CỰC VIỄN

- Điểm cực viễn của mắt:

+ Điểm \[{C_V}\] xa mắt nhất trên trục của mắt mà mắt còn nhìn rõ vật trong trạng thái không điều tiết. Điều tiết mắt ở trạng thái này còn gọi là điều tiết ở điểm cực viễn.

+ Khoảng cách \[O{C_V}\] gọi là khoảng cực viễn của mắt.

- Điểm cực cận của mắt:

+ Điểm \[{C_C}\] gần mắt nhất trên trục của mắt mà mắt còn nhìn rõ vật trong trạng thái điều tiết tối đa. Điều tiết mắt ở trạng thái này còn gọi là điều tiết ở điểm cực cận.

+ Khoảng cách  gọi là khoảng cực cận của mắt.

- Khoảng cách \[{C_C}{C_V}\] gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.

- Mắt tốt [mắt không có tật]:

+ Khi không điều tiết: \[{f_{max}} = OV;O{C_V}\] vô cùng lớn.

+ Khi điều tiết tối đa: \[Đ = OCc\] có giá trị từ \[10cm\] đến \[20cm\] tùy theo độ tuổi và sức khỏe mỗi người.

+ Khoảng nhìn rõ của mắt: \[{C_C}{C_V}\] vô cùng lớn

Không nên để mắt điều tiết tối đa, nên người ta thường đọc sách hoặc quan sát vật nhỏ ở cách mắt từ Đ = 25cm trở lên cho người mắt tốt

IV - NĂNG SUẤT PHÂN LY CỦA MẮT

- Góc trông vật:

Vật AB có độ cao AB, vuông góc với trục chính của mắt tại A, cách mắt một đoạn OA.

Mắt nhìn vật AB với góc nhìn \[\alpha  = \widehat {AOB}\] gọi là góc trông vật AB: \[\tan \alpha  = \frac{{AB}}{l}\]

- Năng suất phân ly của mắt là góc trông nhỏ nhất \[\alpha  = {\alpha _{\min }}\] khi vật AB nằm trong khoảng thấy rõ của mắt mà mắt còn phân biệt được hai điểm A và B

V - HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH CỦA MẮT

Trong khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng 0,1s thì mắt vẫn còn cảm nhận về hình ảnh của vật.

Hiện tượng lưu ảnh của mắt là một đặc tính sinh học của mắt, nhờ hiện tượng lưu ảnh này người ta có thể tạo ra một hình ảnh chuyển động khi trình chiếu cho mắt xem một hệ thống liên tục các ảnh rời rạc.

VI - CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Sơ đồ tư duy về mắt

Đáp án:
Mắt gồm 2 bộ phận:

Thể thủy tinh: là một thấu kính hội tụ có thể thay đổi tiêu cựMàng lưới [võng mạc]: vị trí tại đáy mắt, tại đây ảnh hiện lên rõ nétĐiểm cực cận là điểm gần nhất mắt có thể nhìn rõ vật.Điểm cực viễn là điểm xa nhất mắt có thể nhìn rõ vật.

Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.

Giải thích các bước giải:Nếu có sai sót mong bạn bỏ qua.

Bài này không cần giải thích gì thêm.

Nội dung của bài này hoặc đoạn này hầu như chỉ dựa vào một nguồn duy nhất. Mời bạn góp sức phát triển bài bằng cách bổ sung thêm những chú thích hoặc nguồn thông tin khác. [tháng 2/2022]

Trong thị giác, điểm cực viễn hay viễn điểm [Cv] là điểm xa nhất mà tại đó một vật có thể được đặt [trên trục quang học của mắt] để hình ảnh của vật đó hội tụ trên võng mạc [màng lưới] trong sức điều tiết của mắt. Nó đôi khi được mô tả là điểm xa mắt nhất mà tại đó tồn tại hình ảnh rõ nét. Giới hạn khác về sức điều tiết của mắt là điểm cực cận.

Đối với mắt bình thường không điều tiết, điểm cực viễn là vô cực, nhưng về mặt thực tế, vô cực được coi là 6 mét [20 bộ] vì sự thay đổi điều tiết từ 6 m đến vô cực là không đáng kể. Xem thị lực hoặc biểu đồ Snellen để biết thêm chi tiết về thị lực 6/6 [m] hoặc 20/20 [bộ].

Đối với mắt cận thị không điều tiết, điểm cực viễn gần hơn 6 m. Nó phụ thuộc vào tật khúc xạ của mắt người đó.

Đối với mắt viễn thị không điều tiết, ánh sáng tới phải đi theo hướng đồng quy [tức là đi theo hướng đâm vào nhau] trước khi đi vào mắt để hội tụ trên võng mạc. Trong trường hợp này [mắt viễn], tiêu điểm nằm sau võng mạc trong không gian ảo, chứ không phải trên màn chắn [màng lưới] võng mạc.

Đôi khi điểm cực viễn được tính bằng diop, nghịch đảo của khoảng cách tính bằng mét. Ví dụ: một người chỉ có thể nhìn rõ trong phạm vi 50 cm sẽ có điểm cực viễn là 1 0.5   m = 2   diop {\displaystyle {\frac {1}{0.5\ {\text{m}}}}=2\ {\text{diop}}}

.

Một kính thuốc có thể được sử dụng để điều chỉnh độ cận thị bằng cách chiếu một vật ở vô cực lên một ảnh ảo ở điểm cực viễn của bệnh nhân. Theo công thức thấu kính mỏng, công suất quang học P cần thiết là

P ≈ 1 ∞ − 1 F P = − 1 F P {\displaystyle P\approx {\frac {1}{\infty }}-{\frac {1}{{\mathit {F}}P}}=-{\frac {1}{{\mathit {F}}P}}}  ,[1]

trong đó FP là khoảng cách đến điểm cực viễn của bệnh nhân. P âm vì cần có thấu kính phân kỳ.

Tính toán này có thể được cải thiện bằng cách tính đến khoảng cách giữa thấu kính đeo mắt và mắt người, thường là khoảng 1,5 cm:

P = − 1 F P − 0.015 m {\displaystyle P=-{\frac {1}{{\mathit {FP}}-0.015\;{\text{m}}}}}  .

Ví dụ, nếu một người có FP = 30 cm, thì công suất quang học cần thiết là P = −3,51 diop trong đó một diop là nghịch đảo của một mét.

  1. ^ “Vision Correction | Physics”. courses.lumenlearning.com. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2019.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Điểm_cực_viễn&oldid=68161879”

Trong thị giác, điểm cực cận [Cc ] là điểm gần nhất mà tại đó một vật có thể được đặt [trên trục quang học của mắt] để hình ảnh của vật đó hội tụ trên võng mạc [màng lưới] trong sức điều tiết của mắt. Một số tài liệu định nghĩa điểm cực cận là điểm gần mắt nhất trong không gian mà con người có thể duy trì thị lực một mắt [một mắt có thể nhìn rõ vật].[1] Giới hạn khác về sức điều tiết của mắt là điểm cực viễn.

Đối với mắt bình thường không điều tiết, điểm cực cận là vào khoảng 11 cm [4,3 in] với một người ba mươi tuổi. Điểm cực cận phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi.[2] Một người bị viễn thị hoặc lão thị sẽ có điểm cực cận xa hơn bình thường.

Đôi khi điểm cực cận được tính bằng diop, nghịch đảo của khoảng cách. Ví dụ một mắt bình thường nhìn gần rõ nhất là 11 cm sẽ có điểm cực cận là 1 11   cm = 9   diop {\displaystyle {\frac {1}{11\ {\text{cm}}}}=9\ {\text{diop}}}

.

Một người bị lão thị có điểm cực cận xa hơn khoảng thoải mái [là 25 cm] NP > 25 cm và do đó không thể đưa một vật cách 25 cm vào tiêu điểm hội tụ sắc nét. Một kính thuốc có thể được sử dụng để điều chỉnh chứng viễn thị bằng cách chiếu ảnh một vật thể ở khoảng cách D = 25 cm lên một ảnh ảo ở điểm cực cận của bệnh nhân.[3] Theo công thức thấu kính mỏng, công suất quang học P cần thiết là P ≈ 1 D − 1 N P {\displaystyle P\approx {\frac {1}{D}}-{\frac {1}{\mathit {NP}}}}  .[4][5]

Tính toán này có thể được cải thiện bằng cách tính đến khoảng cách giữa thấu kính đeo mắt và mắt người, thường là khoảng 1,5 cm:

P = 1 D − 0.015 m − 1 N P − 0.015 m {\displaystyle P={\frac {1}{D-0.015\;{\text{m}}}}-{\frac {1}{{\mathit {NP}}-0.015\;{\text{m}}}}}  .

Ví dụ, nếu một người có NP = 1 m, thì công suất quang học cần có là P = +3.24 diop trong đó một diop là nghịch đảo của một mét.

  1. ^ Scheiman, Mitchell; Gallaway, Michael; Frantz, Kelly A.; Peters, Robert J.; Hatch, Stanley; Cuff, Madalyn; Mitchell, G. Lynn [tháng 3 năm 2003]. “Nearpoint of Convergence: Test Procedure, Target Selection, and Normative Data”. Optometry and Vision Science [bằng tiếng Anh]. 80 [3]: 214–225. ISSN 1538-9235.
  2. ^ Adler, Paul M.; Cregg, Mary; Viollier, Ann-Julie; Margaret Woodhouse, J. [tháng 1 năm 2007]. “Influence of target type and RAF rule on the measurement of near point of convergence”. Ophthalmic and Physiological Optics [bằng tiếng Anh]. 27 [1]: 22–30. doi:10.1111/j.1475-1313.2006.00418.x. ISSN 0275-5408.
  3. ^ Keeports, David [tháng 9 năm 2016]. “Fix your own vision”. The Physics Teacher [bằng tiếng Anh]. 54 [6]: 375–376. doi:10.1119/1.4961187. ISSN 0031-921X.
  4. ^ Goyal, Ashish; Bopardikar, Ajit; Tiwari, Vijay Narayan [tháng 7 năm 2018]. “Estimation of Spherical Refractive Errors Using Virtual Reality Headset”. 2018 40th Annual International Conference of the IEEE Engineering in Medicine and Biology Society [EMBC]. Honolulu, HI: IEEE: 4976. doi:10.1109/EMBC.2018.8513209. ISBN 978-1-5386-3646-6.
  5. ^ “Vision Correction | Physics”. courses.lumenlearning.com. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2019.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Điểm_cực_cận&oldid=68961894”

Video liên quan

Chủ Đề