Thay lốp xe máy có bị phạt không singapore

Phạt roi là dạng trừng phạt thân thể dành cho người đã bị kết tội của Singapore, du nhập từ Anh vào thế kỷ XXI.

Theo Corpun, đánh phạt bằng roi mây gần như không bao giờ là hình phạt duy nhất trong bản án mà phải đi kèm án phạt tù. Hơn 40 tội danh ở Singapore bắt buộc đi kèm phạt roi, bao gồm: phá hoại của công [vẽ bậy], hiếp dâm, kinh doanh dịch vụ cho vay tiền không có giấy phép, trộm cắp tài sản có chuẩn bị trước, cướp tài sản, tàng trữ vũ khí nguy hiểm, bán ma túy, buôn bán nhập khẩu pháo hoa... Nam giới nhập cư trái phép vào Singapore hoặc ở quá hạn thị thực hơn 90 ngày cũng bị phạt ít nhất ba roi.

Với một số tội danh, phạt roi là hình phạt bổ sung và do tòa quyết định vàchỉ dành cho những nam giới từ 18 đến 50 tuổi, được cán bộ y tế xác định có tình trạng thể chất khỏe mạnh. Người dưới 18 tuổi vẫn có thể bị phạt roi nhưng chỉ tòa cấp cao mới có thẩm quyền này. Người chịu án tử hình sẽ không bị phạt roi.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự Singapore, người bị đánh chỉ phải chịu tối đa 24 roi trong một lần đánh. Tuy vậy, một người vẫn có thể bị phạt hơn 24 roi nếu anh ta bị kết tội trong nhiều phiên xét xử khác nhau và bản án được thực thi riêng biệt. Với nam giới dưới 18 tuổi, số roi tối đa là 10.

Ngoài ra, bản án phạt roi phải được thực hiện liên tục trong một lượt, không bị gián đoạn. Nếu bị cáo bị tuyên phạt roi nhưng sau đó không đủ sức khỏe để chịu phạt, tòa án sẽ kéo dài án tù thêm tối đa 12 tháng. Một số trường hợp phải ngừng phạt giữa chừng, số roi chưa đánh sẽ do tòa án chuyển đổi thành thời gian ngồi tù tương đương.

Loại roi dùng để xử phạt được làm từ cây mây, quy cách của roi phạt được pháp luật quy định rõ. Đối với nam giới trưởng thành, cây roi dài 1,2 m, tiết diện 1,3 cm. Đối với người dưới 16 tuổi, người ta dùng loại roi mây nhỏ hơn và nhẹ hơn.

Trước khi xử phạt, roi mây sẽ được ngâm qua đêm trong nước để tăng độ dẻo, tránh bị rạn nứt trong quá trình sử dụng và không để lại dằm trên da, được bôi thuốc sát khuẩn để không làm vết thương nhiễm trùng.

Cán bộ nhà tù luyện đánh roi trên người nộm.

Người đánh roi phải là người khỏe mạnh, được đào tạo chuyên biệt để cú đánh gây đau đớn nhất có thể mà không để lại thương tật vĩnh viễn. Cú quất roi có thể đạt tới tốc độ 160 km/h và tác động một lực mạnh ít nhất 90 kg.

Theo điều 330 Bộ luật Tố tụng Hình sự Singapore, hình phạt đánh roi sẽ không được tiến hành nếu không có cán bộ y tế có mặt tại hiện trường để kiểm tra trạng thái sức khỏe trước, trong và sau khi phạt. Cán bộ y tế có thể ngừng hình phạt bất cứ lúc nào nếu người bị phạt không đủ khỏe mạnh.

Khi tiến hành phạt roi, tù nhân phải cởi hết quần áo, nằm cúi người trên chiếc giá chuyên dụng, để lộ phần mông. Chân và tay được cột chặt bằng dây da vì người chịu phạt thường rung lắc dữ dội sau mỗi roi. Phần cơ thể quanh hông được bọc tấm đệm hoặc gối để bảo vệ thận trong trường hợp cây roi đánh sai vùng.

Sau đó, cán bộ quất roi vào tư thế, cách giá đỡ khoảng 1,5 m, không được quá xa cũng không quá gần để đảm bảo ngọn roi rơi đúng điểm, giúp tác động toàn phần lực đánh. Mỗi roi được thực hiện cách nhau khoảng 30 giây, đôi khi sẽ có hai cán bộ thay phiên nhau để đảm bảo mỗi roi được đánh ra với lực đánh tối đa. Thông thường,phần mông sẽ bật máu chỉ sau ba roi đầu.

Tù nhân chịu phạt thường phải trải qua căng thẳng tâm lý trước và trong khi bị đánh roi. Họ thường cảm thấy bất an vì không được thông báo thời điểm chịu phạt mà chỉ được cho biết vào ngày phạt. Phạt roi được tiến hành trong không gian kín và không công khai trước công chúng, nhưng các tù nhân thường xếp hàng chờ tới lượt bị quất. Những người phía sau vẫn có thể nhìn thấy phản ứng của người trước mình. Nhiều tù nhân miêu tả sự đau đớn do đòn roi với những cụm từ như "không thể chịu đựng", "khôn xiết", hoặc "như bị xe tải đâm".

Minh họa hình phạt roi. Ảnh: Corpun.

Bên cạnh nỗi đau thể xác, tù nhân cũng lo lắng mình không kiềm chế được mà bật khóc và mất thể diện với các bạn tù. Dù vết thương có lành, người chịu roi cũng mang trên da những vết sẹo có thể trở thành nỗi xấu hổ suốt đời, từ đó làm gương cho người khác.

Mục đích của hình phạt roi nhằm khiến người dân thấy xấu hổ hoặc sợ sự xấu hổ mà từ bỏ ý định phạm tội. Cố thủ tướng Lý Quang Diệu từng phát biểu vào năm 1966 với đại ý rằng nếu biết sẽ bị đánh roi đau đớn, người phạm tội sẽ nhụt chí vì không lấy gì làm tự hào khi phải trải qua chuyện đáng xấu hổ như vậy. Hình phạt tiền không có tác dụng vì một số người sẵn sàngnộp tiền, thậm chí vào tù, sau khi phạm tội.

Từ 2007 tới 2016, số lượng bản án đi kèm phạt roi có xu hướng giảm dần tại Singapore. Hình phạt này còn xuất hiện ở các nước như Malaysia, Indonesia, và Brunei.

Quốc Đạt

Singapore là đất nước với diện tích rất nhỏ nhưng được quy hoạch hợp lý nên hệ thống giao thông tại Singapore rất thuận tiện đáp ứng được mọi nhu cầu đi lại của người dân và du khách một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Thật không quá khi nói hệ thống giao thông & phương tiện công cộng tại Singapore là niềm tự hào của quốc gia họ, nếu 1 lần bạn đặt chân đến đây du học, du lịch, hoặc làm việc bạn sẽ cảm nhận rõ nhất điều này

Hệ thống giao thông tại Singapore tương đối hoàn chỉnh và khép kín với tổng chiều dài trên 3.000 km. Việc đi lại tại Singapore rất dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, dù có hơi đắt hơn một chút khi so sánh với Việt Nam.

Các loại hình giao thông tại Singapore bao gồm: Taxi, xe buýt, và tàu điện ngầm [Mass Rapid Transit – MRT]. Có thể nói, khi sử dụng những phương tiện giao thông công cộng này, bạn có thể đến bất cứ nơi đâu trên đất nước Singapore mà không có điều gì phải bận tâm.

Hãy cũng Green Visa tìm hiểu về các loại hình phương tiện công cộng tại Singapore

Các loại phương tiện công cộng tại Singapore

Tàu điện ngầm – Mass Rapid Transit [MRT]

Có lẽ hệ thống tàu điện ngầm [MRT] là phương tiện đi lại nhanh nhất ở Singapore. Với hệ thống đường ray trải rộng khắp, đồng nghĩa với việc phần lớn các điểm tham quan chính, các trường học, các trung tâm hành chính thương mại của Singapore đều nằm trong khoảng cách đi bộ được từ trạm MRT [5 – 15 phút]

Bạn có thể mua vé lẻ cho từng chuyến đi, nhưng nếu dự định dùng MRT và xe buýt nhiều, bạn có thể mua Thẻ Singapore Tourist Pass [STP], một loại thẻ EZ-Link đặc biệt được nạp tiền sẵn, cho phép bạn sử dụng không giới hạn trong một ngày [S$10], hai ngày [S$16] hoặc ba ngày [S$20].

Nếu bạn là 1 du học sinh, những người đang làm việc lâu dài tại Singapore thì nên mua thẻ trả trước [Ezlink card] để sử dụng trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng ở Singapore. Giá của thẻ là 15 SGD trong đó có 5 SGD không được hoàn trả nếu không sử dụng. Thẻ này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí đi lại khá nhiều

Bạn có thể mua thẻ tại phòng vé TransitLink tại các trạm MRT sau – Orchard, City Hall, Raffles Place, Bayfront, Tanjong Pagar, HarbourFront, Chinatown, Farrer Park, Sân bay Changi, Bugis, Lavender, Jurong East, Kranji, Woodlands, Ang Mo Kio – hoặc tại Concession Card Replacement Office ở trạm MRT Somerset. Thẻ cũng có bán tại các Kiosk STP tự động tại Trạm MRT Sân bay Changi [Nhà ga 2 và 3] gần phòng vé Transitlink.

Những người dùng xe lăn và người khiếm thị, cũng như gia đình với xe đẩy em bé đều có thể sử dụng tàu điện ngầm ở Singapore một cách dễ dàng.

Taxi

Đi taxi sẽ thoải mái và đặc biệt tiện lợi nếu bạn muốn đến những địa điểm mà xe buýt hay MRT không đến được. Taxi ở đây tính tiền theo đồng hồ cây số, nhưng có thể sẽ có phụ phí tùy vào thời gian, địa điểm và hãng taxi bạn đi. Để ước lượng số tiền phải trả, hãy hỏi tài xế về phụ phí và xin hóa đơn khi kết thúc hành trình.

Bạn có thể vẫy taxi khi đứng bên đường ở phần lớn các địa điểm, hoặc bằng cách xếp hàng tại những khu vực đợi taxi có sẵn ở phần lớn các trung tâm mua sắm, khách sạn và địa điểm tham quan. Nếu bạn muốn gọi taxi, bạn có thể gọi đến số đặt taxi chung, 6-DIAL CAB [6342-5222], cuộc gọi của bạn sẽ được chuyển đến một tổng đài của công ty taxi.

Xe buýt

Hệ thống xe buýt của Singapore có mạng lưới các tuyến xe rộng khắp đến hầu hết các địa điểm trên đảo quốc, và là cách tiết kiệm nhất để đi lại, đồng thời cũng là dịp để ngắm nhiều cảnh đẹp.

Bạn có thể trả tiền vé xe buýt bằng cách sử dụng thẻ EZ-Link đã được nạp tiền trước, hoặc Thẻ Singapore Tourist Pass [STP], bạn chỉ cần chạm thẻ này vào máy đọc thẻ đặt cạnh tài xế khi lên xe. Hãy nhớ chạm thẻ lần nữa vào máy đọc thẻ đặt gần cửa, trước khi bạn xuống xe. Bạn cũng có thể trả tiền mặt, nhưng phải là số tiền lẻ chính xác.

Phần lớn xe buýt ở Singapore có điều hòa nhiệt độ – một tiện nghi được người dân đón nhận nồng nhiệt tại một thành phố nhiệt đới.

Văn hóa giao thông Singapore

Phần lớn cư dân Singapore chọn tàu điện ngầm [MRT] là phương tiện đi lại chủ yếu, bởi giá cả rất phù hợp [được chính phủ ưu đãi] và mạng lưới các trạm dừng phủ khắp toàn thành phố. Tuy nhiên, để có thể di chuyển đến các nhà ga MRT, hành khách phải đi bộ rất xa xuyên qua các khu cao ốc lớn. Có lẽ vì vậy mà người Singapore cũng được biết đến với tốc độ đi bộ nhanh nhất châu Á khoảng 6km/h.

Tàu điện và các bến tàu của Singapore đều được thiết kế để có thể phục vụ cả người sử dụng xe lăn và người khiếm thị.

Nội quy của các phương tiện giao thông công cộng cũng như các nhà ga, bến tàu, bến xe buýt… đều quy định cấm mang các vật dễ cháy [phạt 5.000 SGD], cấm ăn uống, hút thuốc lá [phạt 1.000 SGD], xả rác bừa bãi [phạt 500 SGD] … Do đó, khi sử dụng các phương tiện trên các bạn nên chú ý cẩn thận để tránh việc phải tốn tiền nộp phạt. Bạn luôn được khuyến khích tỏ ra lịch sự khi nhường chỗ cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai trên các phương tiện giao thông công cộng này.

Ở Singapore, hầu hết các con đường đều là một chiều và mọi phương tiện đều đi bên trái, ngược lại so với ở Việt Nam. Do đó, bạn cần phải chú ý quan sát và nhìn bảng hướng dẫn khi qua đường. Tuyệt đối luôn tuân thủ đèn tín hiệu, không cho phép sang đường ở những nơi không có vạch sơn dành cho người đi bộ là những quy định bắt buộc khi bạn đang ở tại Singapore. Điều này cho thấy người đi bộ được tôn trọng và việc chấp hành luật lệ giao thông của người dân ở đây tốt như thế nào.

Khi đặt chân đến Singapore, du khách sẽ rất ngạc nhiên đó là đi trên đường phố mà hầu như vắng bóng tiếng còi xe. Đi trên đường chỉ nghe tiếng lốp xe, tiếng bô độ ùn ùn và tiếng máy xe. 

Về độ lịch sự, hay nói chính xác hơn là sự nhường nhịn trong văn hóa lái xe ở trên đường phải nói cũng đạt tới mức độ cao nếu so với ta. Nếu đèn xanh, xe ô tô cứ việc phóng, và không có một ai đi bộ ngang đường làm cản trở cả. Nếu xe rẽ phải, trái mà gặp có người đang đi bộ thì kiểu gì họ cũng dừng lại chờ cho đến khi không còn ai, họ rất chịu khó dừng lại chờ đường thoáng rồi mới lên. 

Mặc dù nghe có vẻ họ “thong thả” nhưng hoàn toàn ngược lại. Sau khi dừng lại và an toàn thì xe nào cũng thốc ga phóng rất nhanh. Các ngã 4 khi vừa qua đèn xanh là các xe đạp thốc ga chạy. Không như ở Việt Nam, đèn xanh khoảng 5 giây thì mới có 1, 2 xe ô tô thoát được ngã 4. Cũng như ở Nhật Bản, “họ cũng vội vã nhưng luôn kiên nhẫn chờ đợi ở các ngã tư”.

Có điều khác biệt so ta là khi quẹo, chuyển làn thì không cần thiết phải xi nhan. Các xe chuyển làn hầu hết là chạy nhanh hơn hẳn các xe khác và quan sát kĩ phía sau rồi mới chuyển làn. Tương tự hầu như khi quẹo đều phải vào làn đường quẹo nên cũng không cần thiết phải xi nhan. Khi quẹo sang đường khác hoặc đường nhỏ thì họ cũng chạy như ở ngoài đường lớn, không cần giảm tốc. 

Trên đường rất ít xe máy, nếu có thì xe máy còn chạy nhanh hơn xe ô tô nên hầu như không gây cản trở. Và vì ít xe máy thế nên những xe ô tô chạy cũng rất nhanh, 70-80 km/giờ là chuyện thường ngày ở những khu trung tâm đông người. 

Luật giao thông của Singapore đơn giản, biển báo ít, chạy rất dễ chẳng khó khăn gì. Họ chạy xe rất nhanh nhưng ít tai nạn vì tất cả đều tuân thủ luật giao thông tuyệt đối, giữ khoảng cách an toàn. Ở mọi con đường, ngóc ngách lớn nhỏ không hề có một cảnh sát giao thông nào cả vì họ không “đứng đường” như ở ta mà toàn ngồi ở văn phòng máy lạnh theo dõi các giao lộ qua camera. 

Các làn xe không phân biệt ô tô, xe máy, len lỏi đi làn nào cũng được. 

Ở Singapore, người ta phạt rất nặng cho các lỗi vi phạm giao thông. Từ vài trăm cho đến cả vài ngàn Singapore Dollar [SGD] tùy mức độ. Lương của họ chỉ tầm 3,000 – 4,000 SGD/tháng, mỗi tháng mà bị phạt 1 lần thôi là tự nhiên thấy XÓT, chính vì vậy mà ở Singapore, rất ít người vi phạm luật giao thông

Cũng có người kêu ca mức phạt cao nhưng đa số là đồng tình vì chính vì biện pháp cứng rắn đó mà hiện nay giao thông ở Singapore ở mức “tốt”. Ít tai nạn, đặc biệt là tai nạn chết người thì hiếm, kẹt xe cũng có vào giờ cao điểm nhưng giải quyết rất dễ vì đa số dân họ tự ý biết để theo tín hiệu điều khiển tự động, chứ ít khi thấy bóng cảnh sát giao thông ra điều tiết giao thông.

Ngoài ra, khạc nhổ phạt 500SGD, vứt rác 500 SGD, hút thuốc hay chơi với lửa ở những nơi công cộng [ga tàu, trên tàu xe] từ 1000 SGD cho đến 5000 SGD.

Gây cản trở giao thông của “số đông” ví dụ như nghịch các thiết bị cảnh báo, qua đường không đúng chỗ, nếu cảnh sát giao thông hoặc nhân viên quản lý túm được, hoặc bị tố cáo mà có nhân chứng, vật chứng rõ ràng thì phạt từ 2,000 SGD đến có thể cả chục ngàn SGD, chưa kể bị phạt tù, đánh roi điện…

Có những quy định phạt nặng như vậy nên hầu như những người dân và kể cả những khách du lịch nước ngoài khi đến Singapore đã duy trì được trật tự công cộng, ý thức cộng đồng cực kỳ tốt

Singapore mới công bố kế hoạch xây dựng hệ thống giao thông hoàn toàn không dùng tiền mặt vào năm 2020. Để sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe bus hay taxi, hàng triệu lượt người Singapore chỉ cần chạm chiếc thẻ tích điểm của mình tại điểm vào và ra của các trạm giao thông hoặc máy đọc thẻ trên xe bus là xong.

Loại thẻ này có thể được nạp tiền tại các điểm bán vé tự động, ATM, cây xăng, cửa hàng tiện lợi bằng thẻ tín dụng hay bằng tiền mặt. Tuy nhiên, theo thông báo của Cơ quan quản lý giao thông Singapore, nước này sẽ dừng việc sử dụng tiền mặt để nạp tiền cho loại thẻ trên vào năm 2020.

Để hiện thực hóa điều này, một loạt các sáng kiến đã được công bố. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải Singapore hợp tác với MasterCard đã thí điểm hệ thống thanh toán vé tàu điện và xe bus bằng cách sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Họ cũng khuyến khích người tham gia giao thông hạn chế dùng tiền mặt để nạp thẻ tích điểm bằng cách mở rộng các lựa chọn thanh toán như PayLah, Apple Pay và Android Pay.

Một biện pháp khác là xóa bỏ dịch vụ nạp tiền mặt tại các trung tâm dịch vụ hành khách của trạm tàu điện ngầm sẽ được thực hiện dần dần với 11 trạm kể từ ngày 01/9/2017.

Theo một nghiên cứu của cơ quan Tiền tệ Singapore, các chi phí xã hội khi phụ thuộc nặng nề vào tiền mặt và séc sẽ chiếm khoảng 0.5% GDP [tương đương 2 tỷ SGD]. Với tỷ lệ người tham gia giao thông công cộng rất cao, việc không sử dụng tiền mặt sẽ góp phần giảm đi phí tổn này. Nó cũng thể hiện một xu hướng rõ ràng tại đất nước này là trở thành một xã hội thanh toán không dùng tiền mặt.

Singapore là một điểm đến rất tuyệt vời, và một ai đã từng đến đây, từng được chứng kiến cuộc sống, văn hóa, đặc biệt là văn hóa tham gia giao thông của những người dân nơi đây, ắc hẳn sẽ rất yêu quý quốc gia này. 

Với 1 vài chia sẻ từ Green Visa, hy vọng bạn có thể bỏ túi một ít kiến thức, chuẩn bị 1 hành trang trước khi đến học tập, du lịch & làm việc tại quốc gia Singapore tươi đẹp này

Video liên quan

Chủ Đề