Tại sao xăm mình thì không được hiến máu

Theo Reader's Digest, một số loại thuốc bạn đang sử dụng cần có thời gian để hết tác dụng trước khi hiến máu. Ví dụ, bạn đang uống thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng thì cần phải đợi khỏe hoàn toàn. Nếu đang uống aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc chứa aspirin, phải chờ 2 ngày sau khi dừng thuốc mới được hiến máu.

Theo tiến sĩ Thomas Hirose, Giám đốc Trung tâm Y tế ở California [Mỹ], một số vắcxin có thể chứa các tác nhân truyền nhiễm sống. Bạn phải đợi ít nhất 4 tuần sau khi tiêm vắcxin sởi, bệnh zona thần kinh hoặc thủy đậu, mới hiến máu.

Người tiếp xúc với tác nhân truyền nhiễm sống trong vắcxin cũng không nên hiến máu trong một thời gian nhất định.

Nhiều cơ sở xăm hình có thể không khử trùng kim đúng cách hoặc sử dụng lại mực đã xăm cho người khác. Để không lây truyền virus, bạn phải đợi ít nhất 12 tháng sau khi xăm mình nếu muốn hiến máu. 

Virus HIV và viêm gan có thể lây truyền qua máu nên người bệnh tuyệt đối không được hiến máu. Một số bệnh gan không điều trị được, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy gan, ung thư gan. 

Vừa đi du lịch nước ngoài về, bạn có thể bị nhiễm trùng máu hoặc mắc bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn, trong 3 năm qua bạn đã tới khu vực có nguy cơ bị bệnh sốt rét thì phải đợi một thời gian nhất định mới được hiến máu. 

Người gầy, thiếu cân thường có thể tích máu thấp nên cơ thể không chịu được việc mất một lượng máu cần thiết. Do đó mỗi quốc gia luôn có quy định về cân nặng nhất định với người hiến máu.

Bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hiến máu như cảm lạnh, đau họng hay đau đầu thì không nên hiến. Đợi ít nhất 48 giờ sau khi các triệu chứng biến mất mới hiến máu để đảm bảo an toàn.

Lượng sắt thấp dưới 12,5 g/dL đối với nữ và 13,0 g/dL đối với nam giới thì không nên hiến máu. Lúc này nên bổ sung sắt và ăn thực phẩm giàu chất sắt để bù lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể.

Nồng độ sắt trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ, một số bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.  Người có mức huyết sắc tố trên 18 g/dL cần khám sức khỏe để có chẩn đoán điều trị phù hợp.

Khi mang thai, cơ thể có nhiều máu lưu thông hơn, không nên hiến máu. "Bạn nên đảm bảo sức khỏe của mình trong suốt thai kỳ", bác sĩ Hackett nói. Phụ nữ nên đợi ít nhất sáu tuần sau khi sinh để hiến máu. 

Nếu mắc bệnh giang mai, bạn phải đợi 12 tháng sau khi điều trị để hiến máu. Giang mai là bệnh nhiễm trùng có thể lây lan khắp cơ thể và dễ tái phát.

Nguồn VNE

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

Hiến máu là một hành động cao đẹp mà ai cũng muốn thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để được hiến máu. Trong đó, vấn đề xăm hình có được đi hiến máu luôn là câu hỏi gây thắc mắc cho nhiều người.

XĂM MÌNH CÓ HIẾN MÁU ĐƯỢC KHÔNG?

Để trả lời cho câu hỏi này, thông tư số 26/2013 của Bộ Y tế quy định rõ ràng “Trì hoãn nhận máu của những người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng”.  Như vậy, những người xăm hình vẫn được hiến máu. Tuy nhiên, với điều kiện hình xăm phải trải qua ít nhất sáu tháng.

Có nguyên nhân để khiến bộ Y tế đưa ra quyết định như trên với người xăm hình. Bởi vì họ thường là nhóm người có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu hơn so với người không xăm hình.

Người xăm hình không được hiến máu trong vòng 6 tháng.

TẠI SAO XĂM MÌNH LẠI NHIỄM CÁC BỆNH VỀ MÁU?

Quá trình phun xăm là việc đưa mực màu vào lớp thượng bì [phun màu] hay vào sâu đến lớp hạ bì [xăm màu] của da. Các thợ xăm hay còn gọi kỹ thuật viên sẽ dùng kim hay “bút xăm” để thực hiện công việc.

Trên thực tế, người xăm chỉ yêu cầu thay kim xăm. Bởi vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với da. Do đó mà họ thường bỏ qua việc vệ sinh máy xăm và kiểm tra chất lượng của mực xăm.

Tuy nhiên, đối với các dịch vụ xăm thủ công, rất nhiều nơi thường dùng chung kim xăm. Vì vậy, nếu kỹ thuật viên dùng găng hoặc bông không đảm bảo vô khuẩn thì khách hàng có thể bị nhiễm trùng, sưng nề vùng xăm. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể bị dị ứng với màu xăm. Lúc này, chất được đưa vào cơ thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng.

Dụng cụ, kim xăm không được vệ sinh sạch sẽ và dùng chung nhiều người.

Trong nhiều trường hợp khác, các dụng cụ này không được rửa sạch và dính máu của người bị bệnh. Chính vì vậy, sau khi dùng chúng xăm hình cho bạn, có thể bạn sẽ bị lây các bệnh nhiễm qua đường máu như HIV, viêm gan B và C,….

Một trường hợp khác nữa là do người thợ xăm. Họ có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu đã nêu. Tuy nhiên, khi thực hiện công việc lại không sử dụng bao tay. Chính vì thế, trong quá trình có thể bị thương và tiếp xúc trực tiếp với máu của người xăm.

Thợ xăm cần phải có bao tay trong khi thực hiện công việc của mình.

CÓ THỂ PHÁT HIỆN MÁU NHIỄM BỆNH KHI XĂM MÌNH HIẾN MÁU?

Trên thực tế, quá trình xét nghiệm máu do yếu tố trang thiết bị nên không  phát hiện virus trong máu. Do đó, trường hợp bị các bệnh đã nêu nếu thật sự có cũng rất khó để nhận diện được lúc hiến máu.

Tốt nhất, hãy chắc chắn rằng giọt máu bạn cho đi là một giọt máu khỏe mạnh để không gặp tình trạng đáng tiếc.

THỜI GIAN BAO LÂU XĂM HÌNH ĐƯỢC ĐI HIẾN MÁU?

Bor Tattoo khuyên bạn nên đăng ký hiến máu sau khi xăm hình khoảng 12 tháng. Với chừng đó thời gian sẽ giúp chứng thực được máu của bạn không bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Điều này là lời đảm bảo tốt nhất cho người được nhận.

Bên cạnh đó, bạn phải khai báo chính xác thông tin đầy đủ với người lấy máu về tình trạng sức khỏe của mình. Dựa vào đó cơ sở này mà bệnh viện sẽ chấp nhận hay từ chối máu của bạn nếu như máu có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền.

Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng tất cả các cơ sở nhận máu họ có quyền từ chối nhận máu của bạn. Nếu bạn thuộc những người vừa mới xăm trong vòng 6 tháng.

Sau 6 tháng bạn sẽ có thể đi hiến máu, tuy nhiên tốt nhất là sau 12 tháng.

NHỮNG LƯU Ý SAU KHI XĂM MÌNH HIẾN MÁU

Dù bạn có là người xăm hình hay không thì sau khi hiến máu, hãy làm những việc sau đây để có một sức khỏe tốt.

  • Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh, có chế độ rõ ràng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày kể cả là trước và sau khi hiến máu. Vì nước sẽ giúp bạn có tinh thần hơn.
  • Sau khi hiến máu, bạn đã mất một lượng máu kha khá. Do đó, hãy ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung các hồng cầu.
  • Tránh làm việc quá sức hay tập luyện thể dục ở cường độ cao. Bởi vì khi đó sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt sau khi hiến máu thì càng nguy hiểm.
  • Không hiến máu lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy đợi đến lúc khỏe hơn và thực hiện.
  • Tinh thần cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Tinh thần tốt sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi khi hiến máu hơn.

Ngoài những nội dung đã nêu trên, cách tốt nhất là bạn nên đảm bảo bản thân mình không bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu khi xăm hình. Để làm được điều này, hãy lựa chọn những địa điểm xăm chất lượng và uy tín.

Video liên quan

Chủ Đề