Tại sao virut là đối tượng nguy hiểm

Có thể bạn chưa biết, khả năng nhiễm virus Covid-19 tăng theo độ tuổi. Virus này có xu hướng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn ở người trung niên và lớn tuổi. Nguy cơ phát triển các triệu chứng nguy hiểm tăng theo tuổi tác, với những người từ 65 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng cao nhất. Sự lão hóa của cơ thể ở người cao tuổi diễn ra một cách rõ ràng, từ hệ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng trong bộ máy hoạt động như tim, phổi, hệ thống mạch máu. Chính vì điều này làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể người lớn tuổi đối với những tác động xấu từ bên ngoài như thời tiết và môi trường, làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.

Có 4 nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ mắc và tử vong cao hơn do Covid-19. Thứ nhất, chức năng hệ miễn dịch ở người cao tuổi bị suy giảm. Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể có sự thoái hóa, suy giảm chức năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần. Chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch giảm khiến người lớn tuổi gặp khó khăn trong việc chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Thứ hai, việc phản ứng viêm ở người lớn tuổi quá mức bình thường. Ở người cao tuổi, mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Thứ ba, người cao tuổi dễ bị biến chứng. Tình trạng bệnh lý nền tiềm ẩn trước đó ở người lớn tuổi là điều khó tránh khỏi. Sự xâm nhập của virus gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể tạo nên những biến chứng nghiêm trọng hơn ở bệnh tim, thận hoặc gan. Các trường hợp nặng, người bệnh phải thở bằng máy, can thiệp ECMO [tim phổi nhân tạo], thậm chí dẫn đến tử vong. Thứ tư, chức năng phổi giảm theo tuổi tác. Chính vì điều này khiến khả năng thông khí kém hiệu quả, nếu có thêm tình trạng viêm phổi tiến triển thì tình trạng suy hô hấp dễ phát triển. Tuy nhiên, nói như vậy không đồng nghĩa rằng virus Covid-19 không tấn công những người trẻ tuổi. Bệnh viêm phổi cấp do coronavirus chủng mới gây ra gần như là một căn bệnh hoàn toàn mới cho nền dịch tễ thế giới. Nghiên cứu toàn diện về sự tác động của Covid-19 đối với trẻ em có nêu ra rằng, số ca nhiễm Covid-19 ở trẻ em thấp có thể là vì trẻ ít có khả năng bị phơi nhiễm ngay từ đầu. Cùng với đó, vì cơ thể trẻ có một cách phản ứng đặc biệt nào đó với virus, có thể hiểu đó là hệ thống miễn dịch bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, bởi vì trẻ không tự ý thức được việc phải rửa tay, che miệng hay chạm vào người khác hoặc những hành động tương tự có thể làm lan truyền virus. Chính vì vậy chúng ta không nên chủ quan, thoải mái để trẻ ra ngoài mà không có các biện pháp bảo vệ. Cần phải dự phòng, tất cả mọi người đều phải được phòng ngừa và thực hiện biện pháp phòng ngừa như nhau.

Người mắc bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính là là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Người mắc bệnh này ở bất kỳ giai đoạn nào đều làm tăng nguy cơ diễn tiến xấu và tử vong nếu mắc Covid-19. Mức độ nghiêm trọng của bệnh càng trở nên tăng cao đối với những người chạy thận. Các nghiên cứu chỉ ra rằng SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến cả sau khi người bệnh đã phục hồi. Một số người mắc Covid-19 nghiêm trọng có dấu hiệu tổn thương thận, ngay cả khi họ không có vấn đề về thận trước đây. Tác động của virus Covid-19 đối với thận vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu có chỉ ra một số vấn đề nguy hiểm chúng gây ra như sau:

  • Tấn công đến các tế bào thận
  •  Lượng oxy trong máu quá ít khiến thận hoạt động sai
  • Phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch đối với coronavirus chủng mới có thể phá hủy mô thận
  • Làm hình thành cục máu đông, làm tắc nghẽn thận.

Bệnh phổi mãn tính bao gồm COPD [bệnh thuyên tắc phổi mãn tính], hen suyễn [trung bình đến nghiêm trọng], bệnh phổi kẽ, bệnh xơ nang và tăng huyết áp phổi Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] là đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 và có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp từ nhẹ đến nghiêm trọng. Theo đó, người nhiễm SARS-CoV-2 bị COPD có nguy cơ gặp nhiễm trùng nghiêm trọng, bởi virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tổn thương phổi và khiến phổi khó chống lại nhiễm trùng hơn. Đồng thời, nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh hô hấp:

  • COPD và bệnh phổi kẽ với đặc trưng là tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi. Từ đó khả năng tự thở của người bệnh nếu mắc Covid-19 bị suy giảm.
  • Hen suyễn không gây ra xơ hóa, nhưng nhiễm Covid-19 có thể gây nên cuộc tấn công nghiêm trọng và thậm chí tử vong, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém;
  • Giãn phế quản gây ứ chất nhầy dư thừa. Nếu viêm phổi phát triển do Covid-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người mắc bệnh gan mãn tính, đặc biệt là xơ gan [sẹo ở gan] tiềm ẩn nguy cơ nhiễm Covid-19 rất cao. Không những vậy, bệnh có xu hướng diễn tiến nặng, nhanh chóng biến thể thành suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 ở những đối tượng này. Virus này có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn ở một số người, gây tăng men gan như alanine aminotransferase [ALT] và aspartate aminotransferase [AST]. Chính vì vậy mà àm bệnh nặng hơn. Một điều đáng lo ngại nữa là thuốc kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị Covid-19 cũng gây hại cho tế bào gan.

Người mắc bệnh gan có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn

Người mắc bệnh tim mạch là đối tượng được Covid-19 nhắm đến. Theo thống kê của WHO, nguy cơ tử vong do Covid-19 ở người mắc tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường. Giải thích cho điều này như sau, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim cấp. Bên cạnh đó, chức năng tim đã suy yếu khiến cho tình trạng khó thở, mệt mỏi ở người bệnh lại càng nghiêm trọng hơn. SARS-CoV-2 gây hội chứng viêm phổi cấp, khiến họ không đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Nếu bị nhiễm virus bệnh sẽ tiến triển phức tạp hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn hơn so với người bình thường.

Người có hệ thống miễn dịch kém khó có khả năng chống lại được sự tấn công của Covid-19 như những người khác. Những trường hợp thuộc đối tượng này phải kể đến như:

  • Người nhiễm HIV
  • Bệnh nhân trải qua hóa trị và xạ trị ung thư
  • Người ghép tạng
  • Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát

Cơ thể những đối tượng này không có các phản ứng miễn dịch cần thiết để chống lại sự xâm nhập của SARS-CoV-2 trong giai đoạn đầu. Khả năng tạo kháng thể từ đó cũng bị hạn chế, hệ miễn dịch có thể không loại bỏ được virus nếu chẳng may khi bị nhiễm. Khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt sẽ giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Cytokine có thể đem lại hiệu quả cho cơ thể, tuy nhiên chúng cũng có thể gây tổn thương mô khi hoạt động quá mức. Vậy nên, hệ miễn dịch hoạt động quá mức cũng có thể gây ra tổn thương phổi và viêm phổi ở những bệnh nhân mắc Covid-19.

Bệnh nhân trải qua hóa trị và xạ trị ung thư bị suy giảm hệ miễn dịch

Một số rối loạn thần kinh nhất định như bệnh đa xơ cứng, Parkinson hoặc rối loạn thần kinh vận động có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của Covid-19, do dễ làm rối loạn phản xạ nuốt, làm giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp. Đồng thời, nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn thần kinh và nhược cơ chủ động gây ức chế hệ thống miễn dịch, dễ tạo điều kiện cho các triệu chứng Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiều cuộc điều tra chỉ ra rằng người béo phì sẽ có nguy cơ phải nhập viện vì Covid-19 cao gấp đôi so với người bệnh có cân nặng bình thường. Không chỉ có vậy, nhóm người này cần phải được chăm sóc cấp tính cao gấp đôi và khả năng phải ở phòng chăm sóc đặc biệt cao gấp ba lần. Thêm vào đó, những người béo phì có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cao hơn, vấn đề hen suyễn, trào ngược và phổi bị hạn chế,… có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bởi trình trạng nhiễm trùng nặng do Coronavirus.

Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người bình thường rất nhiều. Điều này là do khi mang thai làm thay đổi hệ thống miễn dịch và tác động đến phổi và tim. Do đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 và gặp những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như sinh non. Khi phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này với phụ nữ có thai tương tự như mức độ của dịch bệnh MERS năm 2014.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc Covid-19

Bệnh đái tháo đường [tiểu đường] là một rối loạn sức khỏe khiến hệ miễn dịch bị tổn hại, đặc biệt là ở tuýp 2, khiến người bệnh dễ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Một trong số lý do được nêu ra là virus có thể phát triển mạnh trong cơ thể khi có đường huyết cao. Tăng đường huyết kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan, trong đó các axit được gọi là ketone làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính. Và kết quả có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm Covid-19. Ngoài ra, một người mắc bệnh tiểu đường, khi nhiễm virus, có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Những người bị rối loạn liên quan đến lượng đường trong máu cao, điều quan trọng là phải theo dõi đường huyết thường xuyên, quản lý đường huyết, tránh căng thẳng… đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác giúp ngăn ngừa Covid-19.

Những người mắc các bệnh lý rối loạn về máu cả lành tính và ác tính, đặc biệt là người mắc bệnh hồng cầu hình liềm cần được chú ý đặc biệt trong giai đoạn toàn thế giới đối mặt với dịch bệnh SARS-CoV-2. Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm [SCD] có các tế bào hồng cầu bị biến dạng và gây tắc nghẽn lưu thông máu, ức chế quá trình cung cấp oxy, làm hỏng mạch máu và gây viêm. Coronavirus làm tăng sự hình thành các tế bào hình liềm, vì nhiễm trùng trong phổi dẫn đến mức oxy thấp và tình trạng viêm nặng hơn. Đồng thời, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương phổi, tắc tĩnh mạch [veno‐occlusive crisis VOC], thậm chí tử vong đối với những người mắc SCD.

Người bị ung thư thường có hệ miễn dịch suy yếu, do tình trạng bệnh lý hoặc quá trình điều trị. Một số giả định nêu ra khi các tế bào bạch hầu giúp chống lại nhiễm trùng của cơ thể thấp hoặc không hoạt động đủ, khả năng kháng nhiễm trùng theo đó giảm sút. Và hóa trị hay xạ trị, có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân ung thư đang được điều trị tích cực có thể có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Đặc biệt, những người mắc ung thư máu, bạch hầu, ung thư hạch và đa u tủy có nguy cơ cao nhiễm Coronavirus hơn những người mắc các loại ung thư khác. Ung thư máu thường làm gián đoạn quá trình sản xuất bình thường của các tế bào miễn dịch. Tương tự như vậy, Covid-19 có tính chất tấn công vào phổi của cơ thể người, những người mắc ung thư phổi cũng có tỷ lệ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhóm còn lại.

Người mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm là đối tượng dễ mắc Covid-19

Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công phổi. Thuốc lá đã được biết đến là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi, tổn thương biểu mô hô hấp [niêm mạc phổi] và hệ miễn dịch khiến cơ thể khó chống SARS-CoV-2 và các bệnh khác. Thêm vào đó, có một con đường mà SARS-CoV-2 dựa vào để xâm nhập các tế bào một cách nhanh chóng hơn, đó là thuốc lá điện tử. Nếu một người bị nhiễm bệnh, người tiếp theo sử dụng thiết bị thuốc lá điện tử có thể hít các hạt virus vào sâu trong phổi của họ. Hơi thở ra cũng có thể chứa virus và có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Người nghiện hút thuốc là đối tượng dễ mắc Covid-19

Gần đây, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Frontiers in Public Health đã cho thấy sự khác biệt về giới ở bệnh nhân Covid-19. Kết quả cho thấy nam giới và nữ giới đều có khả năng nhiễm virus như nhau, song nam giới có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và có khả năng tử vong cao hơn. Nữ giới ít gặp rủi ro hơn nam giới một phần là do thói quen, hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở nam giới hơn nữ giới. Nam giới ít có thói quen rửa tay đúng cách, ít quan tâm về vấn đề bệnh tật, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn. Ngoài ra, sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ là yếu tố quan trọng. Hormone sinh dục nam [testosterone] ức chế viêm, hormone sinh dục nữ [estrogen] lại có thể kích hoạt các tế bào liên quan đến phản ứng chống virus. Chính vì vậy, phụ nữ thường có hệ miễn dịch tốt hơn đàn ông, tăng khả năng phản ứng đối với các bệnh truyền nhiễm như Covid-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan chóng mặt. Giữ sức khỏe thật tốt trong đại dịch là việc rất quan trọng. Do đó, ngoài những biện pháp phòng ngừa Covid-19 hàng ngày, những đối tượng có nguy cơ cao cần phải đặc biệt tuân thủ những điều lưu ý sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
  • Luôn đeo khẩu trang, tránh sử dụng các phương tiện công cộng.
  • Tập thể dục vừa sức, đều đặn trong không gian ở nhà, hạn chế ra ngoài
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt hay được chạm vào
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
  • Tránh tụ tập hoặc đến những nơi đông người
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị sốt hoặc ho
  • Cần phải kiểm soát các bệnh lý nền, tình trạng bệnh mãn tính của mình.
  • Duy trì các thói quen lành mạnh, như tập thể dục hàng ngày và ăn thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng

Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài

Trong trường hợp người già, người mắc bệnh mạn tính đang nằm viện thì người thân nên hạn chế sự tiếp xúc tối đa với người lạ để tránh mang theo virus lây bệnh. Duy trì các phương pháp điều trị thường quy như uống thuốc, thăm khám đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ với những người đang mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp… Tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh, những người có triệu chứng ho, sốt…Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, giữ khoảng cách 2m ở những khu vực tập trung. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe, kết hợp cùng với đó tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể…. Đảm bảo tiêm ngừa đầy đủ vắc xin phòng bệnh cúm và viêm phổi để hạn chế tình trạng xấu đi trong trường hợp nhiễm Covid-19. Việc hiểu rõ danh sách đối tượng dễ mắc Covid-19 là rất quan trọng. Điều này phần nào giúp cho chúng ta đề phòng ngừa được dịch bệnh một cách hiệu quả hơn, đẩy lùi những nguy cơ tiềm tàng.

Video liên quan

Chủ Đề