Tại sao toàn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu

[ĐCSVN] – Theo báo cáo đánh giá của Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC [PSU], tháng 5/2017, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đã đóng góp vào việc gia tăng mạnh mẽ thịnh vượng và phúc lợi của nhân loại trong 50 năm qua. Việc trao đổi hàng hóa, công nghệ và thông tin nhờ quá trình toàn cầu hóa đã cải thiện một cách sâu rộng mức sống và giảm nghèo trên toàn thế giới.


Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu [Ảnh minh họa].

Một trong những đóng góp thiết thực nhất của toàn cầu hóa đối với việc cải thiện đời sống con người là trong vấn đề thương mại về vắc-xin. Từ năm 1998 đến năm 2015, các thuế quan đối với vắc-xin đã giảm và tốc độ tăng trưởng của thương mại về vắc-xin đạt mức trung bình 24% mỗi năm. Trao đổi thương mại đã giúp phổ biến các loại vắc-xin có thể giúp cứu sống con người, tạo thuận lợi cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và xóa bỏ hầu như hoàn toàn các bệnh làm suy yếu con người, trong đó có bệnh bại liệt.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã không mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Thương mại đã góp phần làm tăng thịnh vượng chung cũng như tạo thêm các cơ hội việc làm ở các nền kinh tế mở cửa. Tuy nhiên, việc mở cửa cũng tạo ra thất nghiệp mang tính cơ cấu do các doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ phải đóng cửa và sa thải người lao động.

Điều đáng tiếc là những người lao động có kỹ năng thấp hoặc trung bình, vốn là những người ít có khả năng thích nghi nhất với thất nghiệp mang tính cơ cấu, lại là những người chịu nhiều tác động tiêu cực nhất của toàn cầu hóa. Bản phân tích số liệu thương mại và việc làm của 125 nền kinh tế trong giai đoạn 2000 - 2014 cho thấy tương quan giữa xuất khẩu và việc làm. Xuất khẩu tăng 10% thì việc làm dành cho người lao động có kỹ năng thấp kém hoặc trung bình giảm 1,1 đến 2,1%.

Tuy nhiên, cũng chính các số liệu này cho thấy, chủ nghĩa bảo hộ không phải là câu trả lời cho thất nghiệp mang tính cơ cấu. Không có bằng chứng nào cho thấy việc tăng nhập khẩu có mối tương quan trực tiếp với giảm việc làm. Thay vì đó, các số liệu cho thấy mối quan hệ thuận giữa nhập khẩu và việc làm.

Khác với nguồn vốn, có thể chuyển dịch dễ dàng từ ngành này sang ngành khác, người lao động cần thời gian và nguồn lực để chuyển đổi từ một ngành kém cạnh tranh sang ngành có nhiều cơ hội hơn. Do đó, cần có các chính sách điều chỉnh liên quan thương mại để hỗ trợ những người lao động bị thua thiệt bởi toàn cầu hóa. Trên phương diện kinh tế, các chính sách này bao gồm việc tạo điều kiện cho người dân liên tục được đào tạo [và tái đào tạo] các kỹ năng, hỗ trợ tạm thời cho các hộ gia đình bị tác động bởi thất nghiệp cơ cấu, cũng như tạo điều kiện tiếp cận vốn để khởi nghiệp.

Ở tầm toàn cầu, các điều chỉnh liên quan thương mại có thể được tạo thuận lợi thông qua các chính sách liên quan thương mại dựa trên luật lệ nhằm khuyến khích hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế. Thương mại cũng có thể mang tính bao trùm hơn nhờ các luật lệ “mềm” [soft laws] [ví dụ: Các bộ hướng dẫn không mang tính ràng buộc hoặc các tuyên bố chính sách] trên các lĩnh vực lao động hoặc tiêu chuẩn môi trường nhằm bảo đảm cạnh tranh công bằng.

Mặc dù khái niệm “tính bao trùm” của toàn cầu hóa đã được nêu tại các tuyên bố APEC, mà sớm nhất là tại văn kiện về các Mục tiêu Bogor năm 1994, nhưng trong những năm gần đây, các nhà Lãnh đạo APEC đã đề cao hơn nữa việc bảo đảm tính báo trùm và bền vững của tăng trưởng khu vực. Các nỗ lực về tăng trưởng chất lượng, cải cách cơ cấu, quốc tế hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và phát triển nhân lực đã được thúc đẩy nhằm chia sẻ rộng rãi các cơ hội và lợi ích của toàn cầu hóa đến mọi thành phần trong xã hội.

Toàn cầu hóa không phải liều thuốc để giải quyết mọi bất bình đẳng xã hội, nhưng sự thịnh vượng, thông tin và giao lưu con người có được nhờ quá trình toàn cầu hóa có thể được sử dụng để bảo đảm phân phối một cách công bằng hơn những cơ hội và lợi ích. Để đạt được điều đó, cần tới nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách và ý chí của các chính trị gia để chuyển hóa cơ hội thành hiện thực./.

Mạnh Hùng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Năm 1776, nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith đã phát hiện ra chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia đó là "tự do tự nhiên", được hiểu là tự do sản xuất và trao đổi hàng hóa theo nhu cầu tự nhiên, mở cửa thị trường trong nước cũng như quốc tế để cạnh tranh theo nguyên tắc tự do, công  bằng. Đó chính là nền tảng quan trọng của toàn cầu hóa và trên thực tế tiến trình này đã diễn ra hàng trăm năm trước đó.

Sự kiện hôm nay diễn ra tại Nhật Bản nhắc tôi nhớ lại từ khoảng thế kỷ 16, Hội An, một thương cảng nằm ở tỉnh Quảng Nam Việt Nam, đã dần hình thành một trong những nơi buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền ở châu Á. Người Nhật Bản là những nhà kinh doanh quốc tế thuộc thế hệ đầu tiên, đã có những đóng góp quan trọng, đưa Hội An tham gia vào hệ thống thương mại xuyên biên giới, trở thành nơi mà cho đến hôm nay vẫn còn lưu lại nhiều dấu tích của một mô hình cảng thị hội nhập quốc tế ở vào buổi sơ khai của nền thương mại toàn cầu.

Thực tế lịch sử cho thấy, dù chúng ta ủng hộ hay không ủng hộ toàn cầu hóa, thì đó vẫn là xu thế tất yếu. Trong nhiều thế kỷ qua, những hành trình ngược xuôi, những câu chuyện huyền thoại trên con đường tơ lụa lịch sử đã giúp chúng ta hiểu một điều quan trọng: Toàn cầu hóa không chỉ là một tiến trình kinh tế mà còn là sự phản ánh những khát vọng vươn xa, những mưu cầu hạnh phúc và chinh phục thử thách của loài người.

Từ hàng nghìn năm trước, ở Nhật Bản, ở Việt Nam, ở Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông v.v… những giá trị về văn hóa và tôn giáo, bao gồm cả một số thành quả về kỹ thuật sản xuất và hàng hóa đã lan tỏa xuyên biên giới. Có thể nói Phật Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo v.v… với cội nguồn xuất phát từ châu Á, đã vươn tầm ảnh hưởng vượt qua những khác biệt về không gian, thời gian, về chủng tộc, chính trị và văn hóa, chính là những lực lượng thúc đẩy toàn cầu hóa từ rất sớm.

Toàn cầu hóa không chỉ là một tiến trình kinh tế mà còn là sự phản ánh những khát vọng vươn xa, những mưu cầu hạnh phúc và chinh phục thử thách của loài người.

Châu Á, châu lục lớn nhất thế giới về diện tích và dân số, đa dạng về tôn giáo, văn hóa, sắc tộc với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, đang là động lực tăng trưởng chủ chốt trong quá trình toàn cầu hóa. Năm 2010, GDP của khu vực châu Á đứng thứ 3 trong sáu châu lục, sau châu Âu và Bắc Mỹ, đến năm 2016, GDP của châu Á đã vươn lên đứng đầu các châu lục. Sự vươn lên của châu Á là sự vươn lên của tập hợp các quốc gia luôn hướng tới hội nhập quốc tế sâu sắc và mạnh mẽ, như: Singapore, nền kinh tế mở, năng động bậc nhất thế giới; Hàn Quốc - "kỳ tích sông Hàn” của châu Á và là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới, một thành viên quan trọng của OECD. Ấn Độ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, là điểm đến quan trọng của các công ty toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, y dược và dịch vụ. Israel, một quốc gia không có tài nguyên nước nhưng đã phát triển các kỹ thuật canh tác, chẳng hạn như công nghệ tưới nhỏ giọt, một thành tựu có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của nền nông  nghiệp của nhiều quốc gia đang ứng phó với hạn hán, biến đổi khí hậu.

Và đặc biệt, chúng ta không thể không nói đến vai trò, tầm ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với nhiều thập niên tăng trưởng ngoạn mục, đưa hàng trăm triệu người thoát nghèo. Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc đã trở thành một trong những câu chuyện phát triển kinh tế được nói đến nhiều nhất ở châu Á.

Với trên 150 hiệp định thương mại tự do và khu vực, chiếm 58% tổng số hiệp định của thế giới, châu Á đi đầu về hợp tác, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, tuyến đường biển quốc tế lưu chuyển khối lượng hàng hóa 5,000 tỷ USD hàng năm, kết nối châu Á với châu Âu và toàn thế giới. Nhiều nước châu Á giờ đây là trung tâm của nhiều phát kiến quan trọng với số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế, các ấn phẩm nghiên cứu và nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu và phát triển [R&D] đã tăng lên nhanh chóng. Các xu hướng công nghệ từ rô-bốt đến năng lượng tái tạo đang lan tỏa vô cùng mạnh mẽ tại châu Á.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập toàn cầu cũng đang đặt châu Á trước nhiều thách thức. Các tranh chấp lãnh thổ, cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế-xã hội có xu hướng gia tăng giữa các quốc gia cũng như ở từng quốc gia.

Với trên 150 hiệp định thương mại tự do và khu vực, chiếm 58% tổng số hiệp định của thế giới, châu Á đi đầu về hợp tác, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, tuyến đường biển quốc tế lưu chuyển khối lượng hàng hóa 5,000 tỷ USD hàng năm, kết nối châu Á với châu Âu và toàn thế giới.

Sự phát triển kinh tế và công nghệ quá nhanh trong khi năng lực quản trị ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia chưa kịp thích ứng. Các tiến bộ về công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… đòi hỏi các nước châu Á không chỉ đổi mới mà phải sáng tạo những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới.

Những diễn biến phức tạp về chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, các mối đe dọa khủng bố, các vụ thử hạt nhân, tên lửa trên bán đảo Triều Tiên; những căng thẳng trên Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không của tuyến đường biển quốc tế.

Biến đổi khí hậu cùng với những thảm họa về bệnh dịch, thiên tai, gây thiệt hại nặng nề về tài sản và con người. Mối lo ngại về sự đồng nhất và một nền văn hóa phổ quát sẽ làm phai nhạt tính độc đáo và các giá trị bản sắc châu Á. Cùng với những thách thức khác như an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, tính bền vững của các thị trường tài chính, xu hướng bảo hộ mậu dịch đang gia tăng tại các quốc gia phát triển và đang phát triển...

Đứng trước thách thức đó, châu Á cần phải làm gì? Tôi xin nêu 03 nhóm biện pháp như sau:

Nhóm biện pháp thứ nhất: duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong bối cảnh châu Á đang có  những thay đổi mang tính cấu trúc. Nhóm biện pháp này bao gồm các nỗ lực nhằm:

[1] Tạo dựng quan hệ gắn kết lành mạnh, tăng cường lòng tin, sự thực tâm giữa các quốc gia về an ninh, chính trị và phát triển kinh tế thông qua các hiệp định song phương, đa phương, các liên kết chiến lược khu vực và liên lục địa;

[2] Tập trung giải quyết các khác biệt nội tại khu vực và hành xử có trách nhiệm của các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế;

[3] Thúc đẩy hợp tác tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang ngày càng gia tăng như: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, thiên tai, khủng hoảng di cư…

[4] Chủ động tìm giải pháp cho những thay đổi về nhân khẩu học, tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính, thiếu hụt lao động, đô thị hóa…

[5] Gia tăng sức mạnh mềm châu Á thông qua việc truyền thông, gìn giữ và phát huy tính đa dạng, nét độc đáo về bản sắc văn hóa và những "giá trị châu Á" mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng đề cập đến như tinh thần lao động cần cù, ý thức tiết kiệm, sự hiếu học, tình bằng hữu và sự gắn kết gia đình...

[6] Đồng thời chúng ta mở cửa hợp tác, tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của các châu lục khác.

Tạo sự gắn kết lành mạnh giữa các nền kinh tế, thúc đẩy kết nối nhiều mặt và đa tầng nấc giữa các quốc gia:

Châu Á phải là một nơi mà ở đó chúng ta sẽ được lắng nghe về “giấc mơ” của mọi quốc gia, của nước lớn cũng như nước nhỏ, nước phát triển cũng như chưa phát triển.

Nhóm biện pháp thứ hai: giải quyết bài toán về mô hình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững và bao trùm:

[1] Kết nối hạ tầng mềm nhằm tạo dựng môi trường luật pháp, chính sách thuận lợi cho các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư; mở cửa thị trường và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và các dòng vốn giữa các nước châu Á và giữa châu Á với khu vực bên ngoài;

[2] Kết nối hiệu quả hạ tầng cứng/giao thông, nhất là bảo đảm sự lưu chuyển an toàn, thuận lợi của người dân và hàng hóa; tạo dựng môi trường an toàn, thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào đời sống kinh tế xã hội;

[3] Kết nối về con người: thúc đẩy trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân, phát triển du lịch nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tạo dựng lòng tin;

[4] Kết nối về môi trường tự nhiên: hợp tác trong giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước, quản lý thiên tai;

[5] Kết hợp hài hòa giữa các giá trị văn hóa hiện tại và các giá trị lịch sử, giữa hiện đại và truyền thống, giữa chủ nghĩa toàn cầu và bản sắc dân tộc, bảo toàn sự đa dạng văn hóa.

Nhóm biện pháp thứ ba: tối ưu hóa nguồn lực, phối hợp và phát huy vai trò tích cực của các định chế quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới [WTO], Ngân hàng Thế giới [WB], Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF]; Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB], Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á [AIIB]…

Thông qua Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] để đảm bảo các sáng kiến thương mại của khu vực châu Á tương thích với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu. Thông qua Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] giúp châu Á giám sát, khắc phục và bình ổn thị trường tài chính khu vực. Học tập các thông lệ quản trị tốt và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á…

Chính những thể chế, tôn chỉ, nguyên tắc, luật lệ được xây dựng bởi các định chế quốc tế này cùng với tổ chức khu vực như ASEAN, APEC… đã góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển trên toàn thế giới nói chung và châu Á nói riêng.

Thưa Quý vị và các bạn,

Chúng ta vẫn thường nghe về "Giấc mơ Mỹ" hay “giấc mộng Trung Hoa”, nhưng dường như trên phương diện truyền thông, các giấc mơ Miến Điện, giấc mơ Lào, Campuchia hay giấc mơ Việt Nam vẫn còn ít được biết đến. Châu Á phải là một nơi mà ở đó chúng ta sẽ được lắng nghe về “giấc mơ” của mọi quốc gia, của nước lớn cũng như nước nhỏ, nước phát triển cũng như chưa phát triển.

Tất cả đều được đối xử trên nguyên tắc tự do, bình đẳng không sự phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, màu da, sắc tộc hay giới tính. Tất cả cùng hợp tác, đóng góp vì hòa bình và thịnh vượng cho mọi quốc gia, mọi người dân châu Á.

Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, tốc độ tăng trưởng GDP trên 6% được duy trì trong suốt 30 năm qua, Việt Nam đang trở thành một thị trường hấp dẫn có sức mua ngày càng lớn với tầng lớp trung lưu chiếm trên 10% dân số và đang gia tăng nhanh chóng. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 52 triệu người dùng Internet, đứng thứ 5 ở châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng là nước có kết nối di động cao với 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh. Đây cũng là một nền tảng quan trọng giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, nắm bắt nhanh chóng những thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn tới.

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hết lòng phục vụ người dân và doanh nghiệp, với những định hướng lớn như sau:

· Kiến tạo các cơ hội phát triển cho đất nước thông qua tăng cường hội nhập quốc tế, tham gia vào các cấu trúc quản trị toàn cầu. Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do [FTA], đang đàm phán 4 FTA và là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác như ASEAN, APEC, ASEM, ADB, AIIB và sắp tới là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP]…

·  Kiến tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân và khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên năng suất lao động và năng lực sáng tạo của nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, tạo thuận lợi, công khai minh bạch, có tính dự báo dài hạn. Chúng tôi không chỉ phấn đấu lọt vào top ASEAN-4 về môi trường kinh doanh mà còn hướng đến chuẩn mực tiên tiến của OECD.

·  Chính phủ kiến tạo mà Việt Nam đang xây dựng đồng nghĩa với lựa chọn cân bằng giữa các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế với việc quản lý sự khan hiếm tài nguyên và tính bền vững của môi trường và đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với thực tế đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thưa các bạn,

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hết lòng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Khi nói đến sự thần kỳ châu Á, chúng ta không thể không nhắc tới "Sự thần kỳ Nhật Bản". Tôi xin phép được kết thúc bài phát biểu của mình bằng tổng kết ngắn gọn về vai trò Nhật Bản trong sự phát triển châu Á và mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản:

Là một quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh nhưng chỉ trong hai thập niên, Nhật Bản đã trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới,  quốc gia G7 duy nhất ở châu Á. Không chỉ là nhà đầu tư hàng đầu khu vực với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có vai trò dẫn dắt trong nhiều lĩnh vực, Nhật Bản còn là tấm gương về văn hóa kỷ luật, kiên nhẫn và đức hy sinh.

Tinh thần đoàn kết, kỷ luật, bình tĩnh của nước Nhật trong thảm họa kép năm 2011 đã được khắc họa chân thật qua hình ảnh những người dân Nhật trật tự xếp hàng, hình ảnh cậu bé 9 tuổi nhường phần đồ ăn của mình cho những người khác. Những người cứu hộ không quản ngại nguy hiểm, bền bỉ tìm kiếm các nạn nhân sau thảm họa. Những hình ảnh bình dị, đời thường đó đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể trước ý chí, văn hóa và tinh thần người Nhật.

Bởi vậy, Nhật Bản không chỉ là cánh chim đầu đàn theo mô hình "đàn sếu bay" trong việc phát triển kinh tế ở châu Á những năm giữa thế kỷ 20, mà còn tiếp tục là một đại diện cho những giá trị nhân văn cao đẹp. Hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư, các nguồn viện trợ phát triển chính thức [ODA] của Nhật Bản, các sáng kiến về "xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao"; "kết nối Mê Công-Nhật Bản"… sẽ tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các liên kết kinh tế, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thưa Quý vị,

Năm 1905, ngưỡng mộ thành quả của Minh Trị Duy Tân, nhà ái quốc Phan Bội Châu của Việt Nam đã khởi xướng phong trào Đông Du, đưa hàng trăm thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, nghiên cứu những thành quả về giáo dục và cải cách của Nhật Bản. Sau hơn bốn thập niên, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không ngừng được củng cố và trở thành "Đối tác chiến lược sâu rộng" vào tháng 3/2014.

- Về kinh tế: Nhật Bản là quốc gia viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, là đối tác lớn thứ 3 về du lịch và là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Đến hết năm 2016, Nhật Bản có hơn 3.200 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 42 tỷ đô la Mỹ, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam.

- Về chính trị: hai nước xây dựng mối quan hệ ổn định, tin cậy thông qua các cuộc đối thoại, các cuộc tiếp xúc và chuyến thăm cấp cao giữa hai nước: chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào giữa tháng 1/2017; chuyến thăm cấp nhà nước trọng thể của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản tháng 3/2017; chuyến thăm Quốc hội Việt Nam của ngài Chủ tịch Hạ viện tháng 4/2017; và hôm nay là chuyến thăm chính thức Nhật Bản của tôi và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam.

- Về giáo dục: Nhật Bản và Việt Nam đã ký 9 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học và Chương trình chiến lược hợp tác về giáo dục. Đặc biệt, trường đại học Việt Nhật đang dần trở thành biểu tượng cho sự hợp tác giáo dục giữa hai nước. Năm 2016, Việt Nam áp dụng thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nhật cho học sinh lớp 3 tại 5 trường tiểu học, đồng thời tổ chức những chương trình giao lưu tại Nhật để các em được trực tiếp trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Số lượng sinh viên, thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh, hiện đã đạt con số trên 150.000 người.

- Về văn hóa nghệ thuật: Rất nhiều các hoạt động như Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam; Festival Nhật Bản, diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật-Việt… giúp tăng cường và thắt chặt tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước.

Thưa Quý vị,

Tầm nhìn sẽ quyết định phương thức chúng ta tư duy, cách thức chúng ta hành động tại thời điểm hiện tại. Tôi mong rằng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi người dân châu Á hãy cùng chung tay hành động vì một châu Á hòa bình và thịnh vượng.

Tôi xin cám ơn Quý vị có mặt tại hội trường hôm nay để lắng nghe những chia sẻ của tôi và toàn thể khán giả theo dõi Hội nghị này qua các phương tiện truyền thông.

Xin kính chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc, thành công.

Video liên quan

Chủ Đề