Tại sao Thạnh Hóa là địa ngục

Các loài chim hoang dã được bày bán công khai tại chợ Thạnh Hóa, tỉnh Long An. [Ảnh: HV/Vietnam+]

Ngày 7/5, 14 tổ chức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã trong nước và quốc tế có thư ngỏ gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đề nghị cơ quan chức năng tỉnh này khẩn trương áp dụng các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép, đặc biệt là chim trời tại chợ nông sản Thạnh Hóa.

Theo thư ngỏ, chợ nông sản Thạnh Hóa nhiều năm qua đã không hoạt động đơn thuần như tên gọi ban đầu của nó, mà là nơi buôn bán chủ yếu các loài chim trời, kể cả các loài quý hiếm được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, từ lâu, những danh xưng như “chợ địa ngục,” “địa ngục chim trời” đã gắn liền với khu chợ này.

Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên và báo chí trong nhiều năm qua đã theo dõi hoạt động của khu chợ này và không ít lần phanh phui hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật tại đây.

Gần đây nhất, vào ngày 15/3/2020, từ thông tin điều tra của Báo Điện tử VietnamPlus, Cục Kiểm lâm đã cử Đội Kiểm Lâm đặc nhiệm phối hợp với các lực lượng thực thi pháp luật ở địa phương kiểm tra và thu giữ hàng loạt cá thể động vật hoang dã, bao gồm nhiều loài quý hiếm.

Sau vụ việc trên, với sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đã cam kết và chỉ đạo triển khai các biện pháp nhằm chấn chỉnh hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã tại khu chợ này. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước đó, sau một thời gian, hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại khu chợ này vẫn diễn ra và chuyển từ hình thức công khai sang lén lút và tinh vi hơn.

[Đặc vụ xóa sổ 'địa ngục chim trời': Cuộc chiến không khoan nhượng]

Cũng theo thư ngỏ, trước tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn ra nghiêm trọng ở quy mô toàn cầu, ngày 23/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách về quản lý động vật hoang dã với chỉ đạo “kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật.”

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố “tăng cường công tác kiểm soát các hành vi khai thác, săn, bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật hoang dã; tổ chức triệt phá dứt điểm các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật…”

Các loài chim hoang dã được bày bán công khai tại chợ Thạnh Hóa, tỉnh Long An. [Ảnh: HV/Vietnam+]

Gần đây nhất, tháng 3/2021, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế, đối tác trong nước cũng đã ký kết Khung đối tác một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người giai đoạn 2021-2025.

“Việc xử lý dứt điểm hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép tại khu chợ nông sản Thạnh Hóa vì vậy là vô cùng cấp thiết để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg và từng bước triển khai Khung hợp tác Một sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng,” thư ngỏ viết.

Trên tinh thần đó, 14 tổ chức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An cần có biện pháp quyết liệt hơn nữa trong công tác điều hành, giám sát, thanh kiểm tra và “đóng cửa” vĩnh viễn các gian hàng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại chợ nông sản Thạnh Hóa. 

“Năm 2020, tỉnh Long An được xếp hạng thứ ba toàn quốc về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI]. Chúng tôi tin rằn, với việc giải quyết dứt điểm nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại chợ Thạnh Hóa, uy tín của tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cao hơn nữa, không chỉ trong lĩnh vực chỉ đạo, điều hành, quản trị kinh tế mà còn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo tồn các loài động vật hoang dã, góp phần tăng cường an ninh trật tự của địa phương,” nội dung thư ngỏ kiến nghị./.

14 tổ chức, đơn vị gửi thư ngỏ gồm:

Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm Hành động vì động vật hoang dã Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ Hoang dã WildAid, Tổ chức Indo-Myanmar Conservation, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển, Tổ chức Quốc tế Đối xử nhân đạo với Động vật, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, Tổ chức TRAFFIC, Quỹ Đầu tư Dragon Capital, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngân, Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã thế giới, Tổ chức Động vật Châu Á, Tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy.

Hùng Võ [Vietnam+]

Bạn có biết các dịch bệnh HIV, Ebola, H5N1, SARS, đậu mùa… đã được chứng minh là do lây nhiễm từ động vật hoang dã sang người? Ngay cả Covid-19 cũng được cho rằng có thể bắt nguồn từ động vật hoang dã đấy nhé.

Thế mà, rất nhiều người Việt vẫn có thói quen tiêu dùng động vật hoang dã, như thức ăn, như thuốc uống, như thú cưng…

Với những người không có thói quen này, hẳn các bạn đã đôi lần phẫn nộ khi thấy các nhà hàng thịt thú rừng vẫn hoạt động, các loài động vật hoang dã vẫn được rao bán công khai trên đường phố và cả trong các khu chợ dân sinh. Hẳn các bạn không khỏi tự đặt ra câu hỏi: TẠI SAO?

Video này có lẽ sẽ giải đáp phần nào câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi thật lòng mong rằng tình trạng này chỉ là cá biệt, để rồi không chỉ các loài động vật hoang dã sẽ được bảo vệ, mà cả sức khỏe của chính bạn.

Bảo tồn thiên nhiênĐộng vật hoang dã

Chợ chim Thạnh Hóa [Long An] được biết đến với tên gọi "địa ngục chim trời". Khu chợ này bày bán công khai các loại chim hoang dã nhiều năm nay. 

Theo ghi nhận của phóng viên báo Lao Động, trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, một khu chợ chim hoạt động rất nhộn nhịp. Những năm trước, khu chợ này nằm dọc hai bên đường quốc lộ. 
Hàng nghìn con chim hoang dã được mời chào như vịt trời, cò trắng, chim cốc. Giá bán các loại chim dao động từ 50.000 - 2.000.000 đồng/kg. Từ vài tháng nay khu chợ được tập hợp tại một khu đất trống bên cạnh đường quốc lộ, hoạt động cả ngày lẫn đêm với đầy đủ biển hiệu. Khách hàng "săn" chim đổ về khu chợ rất đông, chủ yếu vào những ngày cuối tuần.  
Các loài chim xấu số chịu chung số phận bị nhốt trong lồng chờ khách đến mua. 
Khu chợ còn bán cả các loài chim quý với giá tiền lên đến hàng triệu đồng/con. 
Người dân thường đi đặt bẫy bắt với số lượng lớn để bán lại cho các quầy hàng.   
Vì khu chợ có rất nhiều các loại chim, rắn, chuột, ba ba,... nên có mùi hôi nồng nặc, mất vệ sinh. Nhiều khách hàng khi mua chim phải bịt mũi vì mùi hôi khó chịu từ khu chợ. 
Sau khi khách yêu cầu, người bán sẽ giết thịt, thui và nhổ lông chim tại chỗ để khách mang về. Hằng ngày, mỗi người bán có thể giết thịt hàng trăm con chim. 
Người bán ở đây cho biết, cắt cổ chim thì thịt sẽ không ngon nên thường giết thịt chim bằng cách đập đầu, sau đó "khò" bằng lửa để sạch lông con. Khách hàng có thể đem về chế biến theo khẩu vị từng người. 
Ngoài ra, người bán cũng làm sẵn từng xâu chim đặt trước cửa hàng cho khách hàng dễ dàng lựa chọn. Các con chim sau khi giết thịt, vặt lông, nằm trơ trọi ngang dọc khắp cả khu chợ. 
Không chỉ bày bán tràn lan chim trời mà tại đây còn bán các loại động vật bò sát, gặm nhấm như rắn, ba ba, chuột,... với số lượng lớn. Việc mua bán công khai, tràn lan khiến những đàn chim trời này đối diện với nguy cơ bị tận diệt và mất cân bằng hệ sinh thái.

Video liên quan

Chủ Đề