Tại sao sao Thổ có vành đai

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của sao Thổ mỗi khi chúng ta xem các hình ảnh về các hành tinh trong hệ Mặt trời đó là vành đai vòng quanh ngôi sao này. Theo các phát hiện gần đây thì trong tương lai loài người sẽ không còn có thể thấy vành đai này nữa.

Tại sao một vành đai trải dài hơn 280.000 km quanh hành tinh, đủ rộng để xếp vừa 6 Trái đất của chúng ta lại có thể mất đi? Đó là do vành đai được cấu thành từ đá và băng này thường xuyên phải nhận các tia UV từ Mặt trời cũng như bị các thiên thạch khác bắn phá. Điều này làm cho mỗi một giây sao Thổ phải lãnh 1 cơn mưa đá có trọng lượng khoảng 10.000kg, một con số khủng khiếp khi ta cứ thử nghĩ 1 giây chúng ta phải nhận đến 10 tấn gạch đá rơi từ trên trời xuống.

Loài người đã phát hiện ra các cơn mưa này từ những năm 80 thế kỉ trước, khi tàu Voyager phát hiện các dải màu đen kì dị ở trong từ trường của sao Thổ, vào thời điểm đó các nhà nghiên cứu ước tính sẽ mất khoảng 300 triệu năm để toàn bộ vành đai này biến mất. Tuy nhiên dựa theo những số liệu của kẻ "tử vì đạo" Cassini trong quá trình lao xuyên qua bầu khí quyển và đâm thẳng vào sao Thổ năm 2017 vừa qua thì thực tế vành đai này sẽ chỉ còn có thể tồn tại trong vòng 100.000 năm nữa mà thôi.

Vì vậy trong sự vô hạn về không gian và thời gian của vũ trụ, chúng ta hãy tự thấy mình thuộc diện rất may mắn khi vẫn có thể được nhìn ngắm vành đai kì vỹ xung quanh ngôi sao này . Dưới đây là đoạn video của NASA về vụ này


Tham khảo NASA

Video liên quan

Chủ Đề