Tại sao phải khai báo y tế trung thực

Người dân khai báo y tế qua phần mềm trước khi vào Bệnh viện Quân y 175 - Ảnh: HOÀNG LỘC

Ngày 29-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM [HCDC] - cho biết thực tiễn khai báo y tế hiện nay phụ thuộc vào sự trung thực của người dân. Do đó không còn cách nào khác ngoài vận động sự trung thực trong khai báo y tế ở mỗi người và tai mắt cảnh giác tố giác từ cộng đồng.

Trường hợp không trung thực điển hình đó là trường hợp sản phụ người Campuchia [mang bầu 33 tuần, bị xuất huyết âm đạo] cùng mẹ ruột chèo xuồng qua sông, nhập cảnh trái phép ở ngõ biên giới An Giang, sau đó đến Bệnh viện Từ Dũ điều trị.

Điều đáng nói là hai người này nhập cảnh trái phép vào Việt Nam từ ngày 20-4. Sau đó bắt xe khách đi TP.HCM, đón xe ôm đến Bệnh viện Từ Dũ. Khi đến khám, người bệnh sử dụng chứng minh nhân dân Việt Nam và không khai báo từ Campuchia về. 

Và phải 6 ngày sau [tức 26-4], trong quá trình khám bệnh, nhân viên y tế mới kịp phát hiện bệnh nhân nhập cảnh trái phép, chuyển vào khu cách ly lấy mẫu xét nghiệm.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - phát biểu trong cuộc làm việc với Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ngày 28-4 - Ảnh: CTV

Trong thời gian ở bệnh viện đã có 39 nhân viên y tế tiếp xúc với hai mẹ con nhập cảnh trái phép. Nhưng may mắn, kết quả xét nghiệm bước đầu âm tính với COVID-19.

Trước câu hỏi nếu tất cả bệnh nhân đến khám không khai báo trung thực, liệu sẽ ra sao? Bác sĩ Dũng khẳng định: "Sẽ rất khó biết được nếu người dân cố tình khai gian dối. Do đó cần phải tuyên truyền vận động để người dân trung thực, đồng thời cộng đồng cần phải cảnh giác phát hiện, tố giác các trường hợp gian dối". 

Ngành y tế TP.HCM cho biết có tình trạng người bệnh nhập cảnh trái phép, sau đó đi trên các chuyến xe công cộng hoặc thuê xe riêng đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Qua đó khuyến cáo các cơ sở y tế, kể cả các phòng khám nhỏ, phòng mạch tư và người dân tiếp tục đề cao cảnh giác, nếu phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép kịp thời thông báo xử lý theo quy định.

Từ hiện tượng này, bác sĩ Dũng cũng cho rằng nguy cơ xuất hiện trường hợp tương tự tương đối cao và cần bổ sung quy trình kiểm soát người bệnh có yếu tố dịch tễ từ Campuchia, Thái Lan, Lào...

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 29-4 về hướng xử lý đối với hai trường hợp nhập cảnh trái phép này, đại tá Nguyễn Sĩ Quang - phó giám đốc Công an TP.HCM - cho biết trước mắt chờ cho hai mẹ con hoàn thành quy trình cách ly, lấy đủ số mẫu xét nghiệm. Sau thời gian cách ly, Công an TP.HCM sẽ xử lý về hành vi nhập cảnh trái phép.

"Đây là hiểm họa rất lớn. Do đó tôi khuyến cáo không nên nhập cảnh trái phép, nếu muốn vào Việt Nam tất cả mọi người cần tuân thủ quy định khai báo y tế để được cách ly theo quy định. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, tạo điều kiện đáp ứng nguyện vọng của người nhập cảnh, đồng thời sẽ có các giải pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng" - đại tá Quang chia sẻ. 

Đại tá Nguyễn Sĩ Quang - phó giám đốc Công an TP.HCM - Ảnh: MINH HÒA

Theo ông, hiện nay điều khó nhất là người Việt Nam nhập cảnh trái phép. Và để ngăn chặn, ngoài sự giám sát của cơ quan chức năng, cần nêu cao sự cảnh giác, tố giác của cộng đồng.

Theo đại tá Quang, từ đầu năm đến nay TP.HCM xử lý trên 100 trường hợp, bao gồm nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, chứa chấp người nhập cảnh trái phép… Trong đó cách đây một tháng Công an TP.HCM đã xử lý hình sự 3 đối tượng trong đường dây đưa 35 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép về khách sạn Symphony [Q.1] lưu trú, sau đó đưa đi An Giang, sang Campuchia.

TP.HCM nguy cơ cao hơn các tỉnh biên giới

Tại cuộc họp kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 ở TP.HCM sáng 28-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định tuy TP.HCM không tiếp giáp trực tiếp với các tỉnh biên giới nhưng lại là địa bàn trọng điểm, trung tâm của cả khu vực miền Nam.

Do đó nguy cơ xâm nhập dịch bệnh là rất hiện hữu. "Thậm chí qua đánh giá mức nguy cơ, TP.HCM có đầy đủ các yếu tố nguy cơ, cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố khác, kể cả các tỉnh có đường biên với Campuchia" - bộ trưởng cảnh báo. Và theo ông, để ứng phó với tình hình này, TP.HCM bắt buộc phải chủ động kích hoạt toàn bộ hệ thống chống dịch.

Đến hôm nay, TP.HCM đã trải qua 76 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng kể từ ngày 10-2 đến nay.

HOÀNG LỘC

Những người đến từ các tỉnh, thành phố ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ.

Ngày 23/6, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện biện pháp kiểm soát người về từ các địa bàn có trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng theo đúng các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. 

Cụ thể, yêu cầu tất cả những người đến từ các tỉnh, TP ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải khai báo y tế trung thực, chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo để phân loại các đối tượng nguy cơ.

 Thực hiện cách ly y tế đối với những người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19 [F1] hoặc người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp mắc COVID-19 [F2]. 

Thực hiện theo dõi sức khỏe và yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không tham gia các hoạt động tập trung đông người trong vòng 14 ngày đối với những người từng đến các địa điểm có người mắc COVID-19 ở, lưu trú, khu vực phong toả [cách ly vùng] do có trường hợp mắc COVID-19 trong thời gian theo thông báo của UBND cấp tỉnh. 

Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe kịp thời.


Trần Hằng

Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử lý như thế nào?

[NLĐO] - Những người đến từ vùng có dịch không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý hình sự, mức phạt tù tối đa đến 12 năm.

  • Phòng khám Thu Cúc bị đình chỉ sau khi "từ chối tiếp nhận bệnh nhân có yếu tố dịch tễ"

  • Giám đốc mắc Covid-19 khai báo y tế không trung thực

  • Vào Đà Nẵng đón vợ từ Hàn Quốc về, 1 người mắc Covid-19

  • Bệnh viện Thu Cúc "từ chối tiếp nhận bệnh nhân có yếu tố dịch tễ" là sai hay đúng?


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Độngngày 13-5, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, cho biết khai báo y tế được hiểu là việc người dân cung cấp thông tin y tế cá nhân cho đơn vị nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19. Với phần mềm NCOVI người dân sẽ cập nhật được các thông tin về sức khoẻ, từ đó cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết. Với phần mềm Bluezone được sử dụng để truy vết.

Hành khách xem hướng dẫn khai báo y tế tại sân bay Vân Đồn - Ảnh: Dương Ngọc

Dữ liệu cá nhân của người khai báo sẽ được cung cấp cho cơ quan phòng chống dịch để truy vết những đối tượng tiếp xúc gần. "Chẳng hạn nếu trên chuyến bay nào đó có trường hợp mắc Covid-19 thì từ những dữ liệu được người đi trên chuyến bay đó sẽ được gửi tới cơ quan phòng chống dịch các địa phương để thực hiện truy vết, xác minh những người có liên quan" - ông Hà Anh Đức giải thích.

Trước đó, Bộ Y tế liên tục kêu gọi người dân thực hiện nghiêm việc khai báo y tế sau kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tại Hà Nội, mới đây sau kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, người tạm trú, tạm vắng... trở lại Hà Nội được yêu cầu bắt buộc phải khai báo y tế. Với những cá nhân không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực sẽ bị xử lý. Theo đó, các cách khai báo y tế gồm:

- Khai báo trực tiếp trạm y tế phường, xã: Người dân trực tiếp đến trạm y tế xã, phường, thị trấn [bất cứ nơi nào thuận tiện], thông báo với cơ quan này về nguy cơ lây bệnh, lộ trình di chuyển, tiếp xúc với ca bệnh... để có hướng dẫn cách ly, xét nghiệm Covid-19 phù hợp.

- Khai báo y tế trên ứng dụng khai báo sức khỏe toàn dân NCOVI: Để tải ứng dụng NCOVI, người dùng có thể truy cập kho ứng dụng App Store [dành cho hệ điều hành iOS] hoặc Google Play [dành cho hệ điều hành Android] hoặc quét mã QR. Sau đó khai báo y tế theo hướng dẫn.

Khai báo y tế trên phần mềm điện tử

- Khai báo y tế trên trang //tokhaiyte.vn bằng cách truy cập vào đường link trên và làm theo hướng dẫn.

- Khai báo trên ứng dụng Vietnam Health Declaration.

- Khai báo y tế thông qua ứng dụng Bluezone.

Lưu ý: Người dân có thể khai báo y tế bằng QR code khi đi/đến các địa điểm công cộng thông qua các phần mềm ứng dụng app mobile: "Vietnam Health Declaration", "Bluezone", "Ncovi" trên điện thoại di động thông minh. Việc quét QR code tại đó sẽ ghi nhận sự có mặt của bạn.

Kết nối liên thông, tích hợp dữ liệu từ các ứng dụng Vietnam Health Declaration, Ncovi, Bluezone phục vụ công tác phân tích, truy vết và dự báo dịch để báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương và địa phương.

Theo quy định, những người đến từ vùng có dịch không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự.

Mức phạt tù tối đa đến 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Bên cạnh đó, người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh Covid-19 bị phạt tối đa 20 triệu đồng.

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh đi khám bệnh trong thời gian này cần thực hiện khai báo y tế liên quan đến Covid-19.

Cụ thể, khi khai báo y tế, người bệnh sẽ kê khai các thông tin cơ bản, ngắn gọn về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng sức khỏe và yếu tố dịch tễ của mình trong vòng 14 ngày qua. Các thông tin về sức khỏe liên quan đến Covid-19 gồm các triệu chứng về hô hấp: Ho, sốt, đau rát họng, khó thở, tức ngực,... Các thông tin về dịch tễ gồm sự đi, đến hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19, tiếp xúc gần với người bệnh, tiếp xúc gián tiếp với người tiếp xúc gần, sử dụng các phương tiện công cộng [máy bay, tàu, xe]...

Khai báo y tế của bệnh nhân Nguyễn Văn Thanh ở Hà Nội tại Bệnh viện Hữu Nghị

Ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu y tế [Bộ Y tế], cho biết hiện tờ khai y tế dùng vào một số mục đích, trong đó thứ nhất là tờ khai y tế dành cho đối tượng nhập cảnh, thứ 2 là di chuyển nội địa trong nước [có 5 lĩnh vực di chuyển cần khai báo]. Tuy nhiên, chủ yếu hiện nay tập trung khai báo y tế trong lĩnh vực hàng không. Bên cạnh đó có khai báo sức khỏe toàn dân và kiểm soát bằng QR Code. Theo ông Hùng, những khai báo đó đều phục vụ cho công tác phòng chống dịch, truy vết Covid-19. Những thông tin khai báo y tế đó sẽ được chuyển cho đầu mối là CDC các tỉnh, Thành phố để truy vết Covid-19 khi cần.

Ông Hùng cho biết thêm về trường hợp vợ chồng ông Nguyễn Văn Thanh ở Hà Nội [BN3633-3634], họ có khai báo y tế khi lên chuyến bay khứ hồi Hà Nội - Đà Nẵng.

Bộ Y tế hướng dẫn Khai báo y tế bằng QR CODE

Bộ Y tế cho biết Hướng dẫn khai báo y tế bằng QR CODE giúp hỗ trợ các địa phương trong công tác giám sát người dân khi đến và đi trong địa bàn tỉnh, trong phạm vi quản lý của các cơ quan đơn vị.

Theo đó, tất cả các địa điểm: Công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ truyền thống, các cơ sở lưu trú, nhà hàng… đều phải thực hiện kiểm soát y tế đối với khách đến và đi bằng mã QR Code.

Người dân phải khai báo y tế bằng QR code khi đi/đến các địa điểm công cộng thông qua các phần mềm ứng dụng app mobile: "Vietnam Health Declaration", "Bluezone", "Ncovi" trên điện thoại di động thông minh. Kết nối liên thông, tích hợp dữ liệu từ các ứng dụng VHD, Ncovi, Bluezone và xây dựng công cụ quản lý, khai thác dữ liệu phục vụ công tác phân tích, truy vết và dự báo dịch để báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo phòng chống dịch trung ương và địa phương.


N.Dung

Video liên quan

Chủ Đề