Tại sao phải giữ gìn nghề truyền thống

LNV - Từ nhiều năm nay, làng nghề truyền thống đã mang những giá trị to lớn và đóng góp cho đất nước, nhất là thời kỳ đổi mới và hội nhập, giao lưu quốc tế. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn lưu giữ những giá trị văn hoá quý giá của dân tộc.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 đang đưa tới những sự thay đổi sâu sắc cả về cơ cấu sản xuất, lao động, tiêu dùng, phân phối, lưu thông,… vừa mở ra cơ hội chưa từng có, với nhiều thách thức, ảnh hưởng sâu rộng tới chiều hướng phát triển của thế giới và nước ta, trong đó có làng nghề truyền thống.
 

Việc quản lý thông điệp về gìn giữ và phát huy bản sắc làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc bộ lại càng cần thiết, nhằm khơi dậy, đề cao, phát huy ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết dân tộc trong bảo vệ và phát triển bền vững đất nước.  Cần phát huy giá trị văn hoá làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và phát triển làng nghề, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có tại địa phương.

Trong các ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm cao cấp mang tính truyền thống và độc đáo của từng làng nghề, nghệ nhân. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang là những mặt hàng xuất khẩu có nhiều triển vọng, chủ yếu là do người tiêu dùng cảm thụ được những nét văn hoá làng nghề.  Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay đã và đang có những giá trị rất quan trọng. Góp phần vào GDP của cả nước, trong đó có hàng xuất khẩu là thủ công mỹ nghệ đang được thế giới ưa chuộng, với cơ cấu chủ yếu là hộ gia đình.  

Các làng nghề đã góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần. Làng nghề phát triển góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gia tăng. Đồng thời, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm lao động thuần nông, tăng lao động có nghề, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn.  Làng nghề đã và đang góp một phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo. Bộ mặt nông thôn được đổi mới từng ngày, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; Xuất hiện thêm những nghề mới tại địa phương, góp phần thực hiện chương trình OCOP và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Trên các trang báo in hiện nay, vấn đề truyền tải thông điệp về giữ gìn và phát huy bản sắc làng nghề truyền thống được coi trọng. Hàng tuần, hàng tháng đều có những bài viết mới, góp phần tuyên truyền kịp thời những giá trí văn hoá truyền thống làng nghề Việt Nam theo đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Động viên, khích lệ làng nghề phát triển, sáng tạo trong lao động sản xuất, bảo tồn và gìn giữ những tinh hoa văn hoá làng nghề mà ông cha ta để lại cho thế hệ hôm nay. Đối với khu vực đồng bằng Bắc bộ, chúng ta cần gìn giữ và phát huy bản sắc làng nghề truyền thống, coi việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá làng nghề là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động kinh tế cần đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, phát huy tài năng, trí tuệ sáng tạo của con người trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là các ngành công nghiệp văn hoá, văn hoá làng nghề, dịch vụ văn hoá, du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.  Trên các ấn phẩm báo in trong thời gian qua, có thể thấy chúng ta đã làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc làng nghề truyền thống, gửi thông điệp đến với độc giả trong và ngoài nước biết đến một trong những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.  Nhiều cơ quan báo chí trong thời gian qua đã thể hiện được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc làng nghề truyền thống; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ngàn đời nay mà cha ông ta để lại. Số lượng các bài viết phong phú cả về nội dung và phương thức biểu đạt.  Đối với thông điệp gìn giữ và phát huy bản sác làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc bộ được nhiều cơ quan báo in quan tâm. Đã có nhiều bài viết đặc sắc, chất lượng tốt, có chiều sâu được đăng tải, mang lại những giá trị tinh thần to lớn, quý báu đối với làng nghề truyền thống đồng bằng Bắc bộ. Đã có nhiều chủ chương, chính sách, đường lối phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và Nhà nước được ban hành, vận dụng và phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua.  Lãnh đạo các cơ quan báo chí nói chung và lãnh đạo các cơ quan báo in nói riêng, cũng đã có nhưng quan tâm, chỉ đạo phóng viên viết bài và đăng tải trên nhiều số báo. Thông điệp về làng nghề truyền thống được phát huy cả bề rộng lẫn bề sâu, tạo nên những tín hiệu tích cực, đáng mừng.

Tạp chí Làng nghề Việt Nam là cơ quan của Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Tiếng nói của các làng nghề, nghệ nhân cả nước. Trong suốt 10 năm qua, luôn nỗ lực, phát triển không ngừng. Bản sắc làng nghề truyền thống được vinh danh, gìn giữ và phát huy. Thông điệp được lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.

Bài, ảnh: Văn Bình

  • Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là?

  • Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

  • Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

  • Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì?


Page 2

  • Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là?

  • Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

  • Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

  • Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì?


Vì sao phải giữ gìn và phát huy giá trị nghề làng truyền thống. Là học sinh cầm làm gì để giữ gìn và phát huy nghề truyền thống ở địa phương

Video liên quan

Chủ Đề