Tại sao nền kinh tế của Nhật Bản thời kỳ 1986 1990 được gọi là nền kinh tế bong bóng

Sau khi bắt đầu thực hiện nhóm chính sách kinh tế Abenomics năm 2012, Nhật Bản đã lại trở thành trung tâm chú ý của thị trường tài chính toàn cầu. Sau hơn hai thập kỷ tăng trưởng trì trệ, Nhật Bản được kỳ vọng rất cao sẽ thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài.

Rất nhiều nhà kinh tế trên thế giới hy vọng Nhật Bản sẽ là phép thử cho phương Tây, chủ yếu là eurozone, về cách thức tránh lâm vào hoàn cảnh tương tự - tăng trưởng thấp và thu nhập suy giảm trong thời gian dài. Còn ngược lại, kế hoạch thất bại sẽ không chỉ là thảm họa với đất nước mặt trời mọc mà còn là tin rất xấu cho các ngân hàng trung ương và chính trị gia phương Tây. Vì nó cho thấy lý thuyết kinh tế học Keynes không có tác dụng trong một quốc gia có quá nhiều nợ và dân số ngày càng thu hẹp.

Nhật Bản đã rơi vào suy thoái trong quý III vừa qua. Ảnh: Bloomberg

Globalist đã phân tích về hành trình Nhật Bản rơi vào tình trạng bất ổn kinh tế hiện nay.

Trong những năm 80, Nhật Bản được coi là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế toàn cầu. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, các công ty Nhật Bản bắt đầu nổi lên và dần thống trị trong các ngành công nghiệp hàng đầu như máy móc, thiết bị, ôtô và điện tử tiêu dùng.

Tương tự các quan điểm về Trung Quốc hiện nay. Các học giả thời đó gọi sự vươn lên của Nhật Bản là một điều kỳ diệu. Những giả thiết Nhật Bản sẽ tăng trưởng không ngừng để vươn lên làm cường quốc kinh tế thế giới đã được nhắc tới rất nhiều vào lúc đó.

Các tập đoàn Nhật Bản cũng bắt đầu đầu tư vào các bất động sản trên toàn thế giới. Khi bong bóng kinh tế Nhật Bản - giống như nhiều nước khác - xì hơi năm 1990, giá tài sản bắt đầu lao dốc. Tuy nhiên, tín dụng tại Nhật Bản vẫn ở mức cao.

Nhật Bản đã hành động y như lý thuyết của Keynes. Nhu cầu trong nước giảm mạnh được bù đắp bằng tăng chi tiêu Chính phủ. Nhiều công ty thực tế là đã vỡ nợ, không được tái cơ cấu lại vẫn tồn tại nhờ lãi suất thấp và các khoản vay bắc cầu.

Những gì đã xảy ra trong 25 năm qua có thể tóm tắt rất đơn giản. Các doanh nghiệp Nhật Bản giảm chi và giảm vay nợ. Các hộ gia đình cũng giảm mức tiết kiệm từ 20% xuống còn 3% như hiện nay. Còn Chính phủ thì tạo ra khối nợ công khổng lồ, tăng từ khoảng 50% GDP cuối năm 1980 lên gần 250% hiện tại.

Tất cả nỗ lực hồi sinh kinh tế Nhật Bản đều thất bại. Kết quả nó mang lại chỉ là nợ công ngày càng tăng nhanh. Và con nợ lớn nhất tại đây lại là Chính phủ, thay vì các công ty như trước đây.

Cùng lúc đó, lực lượng lao động tại Nhật Bản bắt đầu co hẹp. Trên thực tế, Nhật Bản đạt đỉnh về số lượng lao động cùng thời điểm bong bóng tài chính phình to nhất. Điều đó cho thấy rằng lực lượng lao động gia tăng cũng là một yếu tố thổi phồng bong bóng này.

Nếu vậy, đây sẽ là lại là điểm khiến châu Âu lo lắng. Khi lực lượng lao động của họ đạt đỉnh cùng lúc với bong bóng tín dụng năm 2007.

Một thực tế thường bị bỏ qua là chính vì dân số giảm sút, GDP bình quân của Nhật Bản mới vượt qua Mỹ trong một phần tư thế kỷ kể từ năm 1990. Đó có vẻ là tin tốt. Vậy thì tại sao phải lo lắng?

Thật không may, GDP và nợ là những con số danh nghĩa. Và nợ chỉ có thể được trả từ thu nhập. Do đó, GDP bình quân tăng lên trong khi dân số co lại chẳng phải điều tốt đẹp gì với một quốc gia.

Một lần nữa, châu Âu lại có lý do để lo lắng. Dân số khu vực này đang bắt đầu có sự tương đồng với Nhật Bản. Dù điều này không xảy ra ở tất cả các nước, nhờ chính sách nhập cư cởi mở của Liên minh châu Âu.

Những đặc điểm hiện tại của Nhật Bản có thể tóm tắt như sau:

1. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động đầu người cao hơn trung bình

2. Dân số đang giảm [ước tính từ 127 triệu người hiện tại xuống 87 triệu năm 2060].

3. Tăng trưởng kinh tế thực khá thấp trong nhiều thập kỷ tới [khi dân số tiếp tục co lại].

4. Tỷ lệ tiết kiệm ngày càng thấp, do dân số già sẽ bắt đầu tiêu tiền tiết kiệm sớm. Việc này sẽ khiến thâm hụt ngân sách Chính phủ giảm đi.

5. Khu vực doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán vững chắc, sau 25 năm giảm vay nợ. Nhưng tỷ lệ đầu tư sẽ thấp và không có xu hướng đổ tiền vào Nhật Bản.

6. Chính phủ với nợ tương đương 250% GDP.

7. 43% doanh thu của Chính phủ Nhật hàng năm chỉ dành để trả nợ.

8. Ngân hàng trung ương đã nới lỏng tiền tệ từ năm 2001 và vẫn sẵn sàng làm mọi việc cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.

9. Nhật Bản đã thất bại trong việc tạo ra lạm phát cho đến bây giờ, nhưng giá cả đã ổn định trong thời gian khá dài.

Theo Globalist, nói đơn giản, một đất nước như vậy có thể coi là vỡ nợ. Không nền kinh tế nào có thể duy trì một mức nợ hơn 400% GDP mà không có tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với lãi suất.

Quân Tạ

Video liên quan

Chủ Đề