Tại sao miệng lại đắng

Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?

Thứ Sáu ngày 01/07/2022

  • Người bị đắng miệng nên ăn gì?
  • Cách chữa đắng miệng tại nhà hiệu quả
  • Triệu chứng đắng miệng khi mang thai có nguy hiểm không?

Bạn có giấc ngủ ngon nhưng lại bị đắng miệng khi ngủ dậy. Vị đắng này thường lâu tan và khiến cho bạn vô cùng khó chịu. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và nguyên nhân là do đâu?

Đắng miệng khi ngủ dậy là hiện tượng miệng có cảm giác đắng khi tỉnh giấc vào buổi sáng. Nếu tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm câu trả cho câu hỏi ngủ dậy miệng đắng là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì?

Đắng miệng là hiện thương thay đổi vị giác, cảm nhận có vị đắng trong trong khoang miệng. Thông thường, đây là phản ứng bình thường khi ăn đồ ăncó vị chua cay hay vị đắng. Tuy nhiên nếu loại trừ nguyên nhân do thực phẩm và tình trạng này kéo dài thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Miệng đắng khi ngủ dậy có thể đi kèm theo tình trạng như:

  • Cảm giác đắng ở cổ họng.

  • Cảm giác chán ăn.

  • Miệng có mùi hôi, nhạt miệng.

  • Cơ thể mệt mỏi.

Thậm chí nhiều trường hợp người bệnh không thể nếm được các mùi vị khác, kể cả đánh răng rồi vẫn thấy miệng hơi đắng.

Đắng miệng khi ngủ dậy cảnh báo những căn bệnh gì?

Nếu chỉ đơn thuần do ăn thực phẩm có vị đắng thì không đáng ngại, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì đây là dấu hiệu cảnh báo cho một số căn bệnh nguy hiểm.

Suy giảm chức năng gan

Theo Đông y, khi gan và mật bị rối loạn chức năng có thể gây tình trạng đắng miệng kèm theo đau tức hông sườn và tiêu hóa kém. Trường hợp gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, suy giảm chức năng gan do làm việc quá tải cũng gây đắng miệng.

Rối loạn tiêu hóa

Những người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng có thể cảm nhận được vị đắng nhẹ trong miệng. Một số người bị hôi miệng và cảm giác như có vị kim loại trong miệng.

Trào ngược dịch mật

Dịch mật được sản xuất ở gan và túi mật tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi môn vị bị tổn thương dẫn đến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thực quản sẽ làm bệnh nhân cảm thấy có vị đắng trong miệng.

Cùng với đó là:

  • Ợ nóng, ợ hơi.

  • Cảm giác buồn nôn,

  • Ho khan. Có cảm giác đắng miệng vào buổi sáng.

Đắng miệng khi ngủ dậydo trào ngược dịch mật

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là do cơ vòng ở đầu dạ dày yếu đi theo thời gian hay do chế độ sinh hoạt kém khoa học. Lúc này acid dạ dày có thể trào lên thực quản. Người bệnh cảm thấy như có lửa đối ở vùng ngực, bụng đồng thời miệng xuất hiện vị chua đắng.

Bị khô miệng

Bệnh nhân bị khô miệng dotuyến nước bọt không làm việc khiến cho miệng bị khô, vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ hơn cũng gây hiện tượng đắng miệng. Nhiều trường hợp bị tiêu chảy, nôn nhiều cũng sẽ bị đắng miệng.

Do đang mang thai

Các chị em mang bầu đôi khi cũng cảm thấy bị đắng miệng. Đây là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác. Thai phụ cũng có thể cảm thấy miệng có vị đắng, vị kim loại hay mùi tanh. Tuy nhiên những tình trạngđắng miệng khi mang thai này đa số sẽ biến mất sau khi sinh.

Đang dùng một số loại thuốc

Một số thuốc cũng có vị đắng mạnh mẽ hơn so với các thuốc khác. Và vị đắng hóa chất này sẽ tiết vào nước bọt gây đắng miệng. Đầu bảng có thể kể đến như Tetracyclin, các vitamin chứa kẽm, sắt, một số thuốc tim mạch như Digoxin…

Một số thuốc có thể gây đắng miệng

Bị tổn thương thần kinh

Tổnthương dây thần kinh vị giác cũng gây ra sự biến đổi vị giác của mỗi người. Có thể do những nguyên nhân như bệnh động kinh, ở não, đa xơ cứng, suy giảm trí tuệ.

Người đang hóa trị, xạ trị điều trị ung thư cũng có thể khiến bệnh nhân bị đắng miệng. Thậm chí ngay khi uống nước cũng có vị đắng.

Ngoài ra một số nguyên nhân ít gặp hơn như căng thẳng, nấm miệng, bệnh lý răng miệng cũng có thể gây tình trạng đắng miệng.

Đắng miệng khi ngủ dậy điều trị ra sao?

Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn cần làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp chưa thể đi khám ngay, bạn có thể thể thử một vài cách sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày

Chải răng mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và loại bỏ mùi đắng trong miệng. Chải răng đủ 2 - 3 phút để bảo đảm loại sạch vi khuẩn mảng bám và thức ăn sót lại. Bên cạnh đó, hãy dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để làm sạch tận sâu các kẽ răng.

Đắng răng sạch sẽ để giảm nguy cơ đắng miệng

Bên cạnh đó, đừng quên chải lưỡi khi đánh răng. Rất nhiều người bỏ qua việc làm sạch lưỡi mà chỉ chú ý đánh răng. Đây là điều hết sức sai lầm, vì bản thân lưỡi cũng là địa bàn lý tưởng của vi khuẩn có thể dẫn đến đắng miệng khi ngủ dậy.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

  • Uống đủ nước, hạn chế uống trà cà phê: Cung cấp đủ ít nhất 02 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng - một trong những nguyên nhân gây đắng miệng.
  • Tránh các yếu tố có thể gây trào ngược dạ dày, thực quản: Hạn chế các món ăn cay, nóng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Loại bỏ ngay những thói quen xấu như thức quá khuya, nhịn ăn hoặc ăn quá no để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh.
  • Nhai kẹo cao su giúp trị đắng miệng: Nhai keo cao su không đường cũng là một biện pháp để lấn át ngay lập tức vị đắng trong miệng. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, bạn cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để loại bỏ tình trạng đắng miệng triệt để.

  • Ăn các trái cây có vị chua nhẹ: Trường hợp đắng miệng không phải do trào ngược dạ dày thực quản, việc ăn một số trái cây chua như cam, canh, cóc, bưởi cũng có thể giúp kích thích vị giác. Đồng thời vị chua cũng giúp làm sạch đi vị đắng trong miệng.

Trái cây chua giúp kích thích vị giác, giảm đắng miệng khi ngủ dậy

Dùng bài thuốc Đông y chữa đắng miệng

Một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị chứng đắng miệng bạn có thể tham khảo như:

Bài Trúc nhự thanh vị ẩm

Chuẩn bị: 30g lô căn, 12g nguyên liệu trúc nhự, bạch thược, thạch hộc [hoàng thảo dẹt] và chỉ xác mỗi vị 10g, 6g các loại bạc hà, cam thảo, 15g các thảo dược bồ công anh, mạch môn, thạch cao nung. Tất cả đem sắc, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài Khổng thị thanh vị phương

Bài thuốc này cải thiện mùi hôi trong miệng, tiêu khát, trị táo bón, nước tiểu vàng.

Chuẩn bị: 12g tri mẫu, xạ can, 10g mạch môn, 20g sinh thạch cao. Đem sắc cùng với lượng nước vừa phải. Sử dụng thuốc 2 lần trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải đáp cho câu hỏi: "Đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì?". Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bạn thân để tránh được tình trạng này.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • đắng miệng
  • bệnh dạ dày

Vị giác là một trong 5 giác quan quan trọng của con người và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì thế việc điều trị đắng miệng còn liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy xem bạn đang bị tình trạng này nhất thời hay là đã kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những cách làm hết đắng miệng nhanh chóng, đơn giản tại nhà.

Dấu hiệu khi bị đắng miệng

Đắng miệng là cảm giác rất khó chịu ở vị giác và có thể tồn tại trong một thời gian dài cho đến khi nguyên nhân gây ra tình trạng đắng miệng được điều trị. 

Những người bị đắng miệng thường đi kèm một số biểu hiện như: cảm thấy vị đắng trong miệng, hôi miệng. 

Ngoài ra, việc thay đổi trong vị giác này còn khiến họ mất tập trung, khó cảm thấy ngon miệng khi ăn uống, đôi khi vẫn còn thấy đắng miệng ngay cả sau khi đánh răng. Họ cũng có thể gặp các triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây đắng miệng.

Nguyên nhân gây đắng miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây đắng miệng, từ nguyên nhân đơn giản đến nguyên nhân bệnh lý. Nhưng nhìn chung dù nguyên nhân là gì thì đắng miệng vẫn gây khó chịu và ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường của một người hoặc cuộc sống hàng ngày của họ.

9 nguyên nhân gây đắng miệng bao gồm:

  • Khô miệng: Xảy ra khi miệng không tiết đủ nước bọt. Bởi vì nước bọt giúp giảm vi khuẩn trong miệng, ít nước bọt có nghĩa là có nhiều vi khuẩn hơn có thể tồn tại và gây hôi miệng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Nó cũng có thể gây ra sự gia tăng sâu răng, nhiễm trùng răng nướu hoặc viêm lợi.
  • Đang trong thai kỳ: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các giác quan và có thể gây ra cảm giác đắng miệng, nhưng nó thường hết sau 3 tháng đầu hoặc sau khi sinh.
  • Thời kỳ mãn kinh: Điều này có thể là do lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ mãn kinh thấp hơn, có thể dẫn đến tình trạng thứ phát, chẳng hạn như hội chứng khô miệng và đắng miệng kéo dài.
  • Trào ngược axit dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay chính là trào ngược axit dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến gây đắng miệng, hôi miệng. Tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu, khiến cho axit và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và lên đến khoang miệng. Ngoài ra, bệnh này còn đi kèm nhiều triệu chứng khác như: nóng rát ngực/ bụng, ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn, viêm họng,…
  • Nấm miệng: Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường gây ra các đốm hoặc đốm trắng xuất hiện trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng. Nó cũng có thể gây ra vị đắng hoặc khó chịu có thể tồn tại cho đến khi vi khuẩn nấm được điều trị.
  • Tổn thương dây thần kinh: Giống như các giác quan khác của chúng ta, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Tổn thương các dây thần kinh có thể gây ra sự thay đổi vị giác của một người, ví dụ một số bệnh như: động kinh, đa xơ cứng, u não,…
  • Thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Điều này có thể là do thuốc có vị đắng hoặc do các chất hóa học trong đó được bài tiết vào nước bọt. Các loại thuốc có thể dẫn đến vị đắng bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, vitamin có chứa chất như: đồng, sắt, kẽm.
  • Bệnh xoang, cảm cúm, ốm thông thường: Trong thời gian bị bệnh, cơ thể sản sinh ra các protein gây viêm để bắt giữ các virus có hại. Những protein này cũng có thể ảnh hưởng đến lưỡi và vị giác, có thể khiến một người cảm thấy vị trong miệng đắng hơn bình thường. 

>> Xem thêm: [Tổng hợp] 7 mẹo chữa trào ngược dạ dày lưỡi trắng tại nhà hiệu quả

Các cách làm hết đắng miệng tại nhà

Chăm sóc răng miệng thường xuyên là biện pháp giảm vị đắng trong miệng tại nhà

Làm sao để hết đắng miệng dù bạn chưa biết nguyên nhân là gì? Đừng lo lắng, vì cảm giác đắng miệng là khá phổ biến và hầu hết đều điều trị được. 

Dù nguyên nhân gây ra đắng miệng là gì thì bạn đều có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây nhằm giảm vị đắng trong miệng bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên: chẳng hạn như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. 
  • Nhai kẹo cao su không đường: để giữ miệng không bị khô và tạo ra nhiều nước bọt trong miệng. 
  • Uống nhiều nước suốt cả ngày: tránh làm khô miệng 
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit: chẳng hạn như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế hoặc loại bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Súc miệng với nước muối: vào mỗi buổi sáng và tối

>> Xem thêm: Giải mã trào ngược dịch mật – vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Cách làm hết đắng miệng khi ốm

Bên cạnh các cách làm hết đắng miệng kể trên, riêng với những người bị đắng miệng do bệnh hay ốm thì cũng có một số biện pháp riêng để giúp phục hồi vị giác. Các cách làm hết đắng miệng khi ốm có thể kể đến như: 

  • Ăn nhiều protein: Ăn các loại thực phẩm giàu protein như đậu, thịt gà, cá, trứng, thịt lợn nạc, thịt bò nạc sẽ giúp cải thiện nhanh chóng hơn vị giác của bạn.
  • Ăn thực phẩm giàu kẽm: Bổ sung một số thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn uống như socola đen, bông cải xanh, đậu bắp, rau bina, sò, hàu, bột yến mạch vì những thực phẩm này có chứa neuropeptide – một chất giúp kích thích ăn ngon, làm cho vị giác tốt hơn nhiều.
  • Ăn nhiều trái cây: Ăn trái cây thường xuyên giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta, đồng thời cũng giúp cải thiện vị giác sau khi ốm. Đó là lý do các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên ăn nhiều trái cây trong và sau khi ốm. Bao gồm các loại trái cây như: cam, bưởi, chanh, chuối, v.v.

Cách làm hết đắng miệng khi uống thuốc

Với những người bị đắng miệng do thuốc hoặc thực phẩm chức năng thì cách duy nhất để chấm dứt tình trạng này của họ là ngừng uống thuốc và đổi sang một loại thuốc khác. Bởi như đã nói ở trên, đắng miệng có thể là do thuốc có vị đắng hoặc do các chất hóa học trong thuốc được bài tiết lẫn nước bọt.

Tuy nhiên, việc có nên ngừng uống thuốc hay không thì bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thay vì tự ý quyết định.

Trên đây là những triệu chứng, nguyên nhân và cách để làm hết đắng miệng mà bạn có thể tham khảo để cải thiện tình trạng răng miệng cho mình. Hy vọng bài viết này phần nào sẽ giúp ích cho bạn lấy lại sự thoải mái, tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn, hãy để lại bình luận ở phía dưới, Anvitra luôn sẵn sàng giải đáp!

> Xem thêm: Hướng dẫn làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày tại nhà

Video liên quan

Chủ Đề