Tại sao chảo lại lồi ở giữa


Chảo chống dính bị cong đáy có gây cho bạn nhiều bất tiện khi sử dụng? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, có nên thay khi chảo cong đáy? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bên cạnh chảo mất lớp chống dính, chảo cong đáy là lỗi thường gặp không chỉ ở chảo chống dính mà còn ở chảo gang và chảo inox. Không chỉ làm thay đổi về diện mạo của chảo, tình trạng này còn gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng.

Nguyên nhân nào khiến chảo cong đáy? Tác hại của tình trạng này ra sao? Có nên thay mới ngay khi chảo chống dính bị cong đáy? Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Chảo chống dính cong đáy là tình trạng đáy chảo biến dạng, thường là là cong lồi lên ở phần chính giữa. Bạn dễ dàng nhận thấy tình trạng này khi thấy thức ăn thường trôi ra phần rìa ngoài của lòng chảo, phải rót nhiều dầu mới có thể phủ kín phần tâm chảo.

Rửa chảo ngay khi chảo còn nóng có thể dẫn tới sốc nhiệt, khiến đáy chảo dễ cong vênh

  • Sốc nhiệt: Kim loại luôn có khả năng co giãn nhất định khi gặp nhiệt độ nóng hay lạnh. Nhiều gia đình có thói quen ngâm chảo nóng vào nước lạnh ngay sau khi nấu, khiến chảo chống dính chịu sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đặc biệt, với những chảo nhôm mỏng, khi chịu sốc nhiệt thường xuyên rất dễ dần đến biến dạng, chảo cong đáy.
  • Chất liệu kém: Nhiều chảo dùng cho bếp từ thường xuất hiện tình trạng cong đáy sau một thời gian sử dụng. Chảo nhôm càng mỏng, tình trạng này càng dễ xảy ra. Đó là vì bản thân kim loại nhôm không có từ tính. Do đó, để chảo dùng cho bếp từ được, sản phẩm cần được gắn thêm đáy từ, thường được làm từ inox. Một số đơn vị có kĩ thuật sản xuất kém, dập đáy từ với lực quá mạnh dễ khiến lòng chảo bị biến dạng. Nếu sử dụng nguyên liệu giá rẻ, sau một thời gian sử dụng với mức nhiệt lớn, nhôm có mức giãn nở nhanh hơn inox, do đó đáy chảo dễ bị lồi lên hay lõm xuống, dẫn dến tình trạng chảo chống dính bị cong đáy.
Nhìn chung, bản thân tình trạng chảo bị cong đáy không gây ra hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề này gây ra nhiều bất tiện trong hoạt động nấu nướng hàng ngày tại gia đình.
Chảo chống dính bị cong đáy khiến bề mặt đáy chảo không còn phẳng, ít bám khít vào mặt bếp dẫn đến giảm hiệu quả hấp thụ nhiệt năng. Bạn sẽ phải tốn nhiều nhiên liệu và thời gian hơn để nấu chín thức ăn. Không chỉ vậy, khi chảo chống dính bếp từ bị cong đáy, sẽ xuất hiện khe hở giữa đáy từ và phần đáy chảo, khiến không khí và nước tràn vào, gây ra những âm thanh lạ khi nấu, thậm chí, có thể khiến bếp từ không nhận chảo.

Chảo cong đáy khiến việc chiên rán bất tiện hơn


Chảo chống dính bị cong đáy gây nhiều bất tiện cho việc nấu nướng. Đặc biệt, khi chảo chiên bị cong đáy, bạn sẽ phải tốn nhiều dầu mỡ hơn để bao phủ hết lòng chảo, cũng có thể tốn nhiều thời gian chiên rán hơn do diện tích lòng chảo tiếp xúc bị hạn chế, khó đặt để thức ăn lên bề mặt cong vênh.
Một hệ lụy khác ít người nghĩ tới khi chảo chống dính bị cong đáy đó là do kim loại giãn nở, lớp chống dính phủ trên bề mặt chảo có hệ số giãn nở khác biệt, có thể bị nứt vỡ, bào mòn hoặc bong tróc. Chảo mất lớp chống dính tiềm ẩn nhiều hệ lụy không tốt đối với sức khỏe. Do đó, bạn cần hết sức chú ý. Với những hậu quả nêu trên của tình trạng cong đáy ở chảo chống dính, đặc biệt là chảo dùng cho bếp từ, bạn nên thay chảo khi phát hiện tình trạng này để giảm thiểu những bất tiện không đáng có trong quá trình nấu nướng.
Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng này, chọn chảo chống dính tốt là rất quan trọng. Do tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những chảo nhôm mỏng gắn thêm đáy từ, trước tiên, bạn cần lưu ý chọn chảo chống dính từ những thương hiệu uy tín như SUNHOUSE để tránh tình trạng sản phẩm dùng nguyên liệu giá rẻ, kém chất lượng, gây hại đến sức khỏe.
Tiếp theo, bạn nên chọn những chảo có độ dày nhất định. Những chảo nhôm đúc như chảo vân đá chống dính như chảo vân đá SHG1124MMA, chảo đá SUNHOUSE SHG 1126MMB, ... cũng sử dụng đáy từ inox. Tuy nhiên, nhờ độ dày của chảo cũng những tính toán từ đơn vị sản xuất, tác động lực đối với phần đáy không gây biến dạng đáng kể, hạn chế tình trạng chảo bị cong đáy sau này.

Ngoài ra, bạn có thể chọn một số chảo có đáy từ đúc như chảo chiên ceramic SUNHOUSE CSMC28N với phần đáy từ sử dụng bột bắt từ đúc dưới đáy chảo, giúp phần đáy từ này bền hơn, hạn chế cong vênh lòng chảo trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin giải đáp về tình trạng chảo chống dính bị cong đáycách lựa chọn chảo chống dính tốt để giảm thiểu tình trạng này. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn.
 

Chảo chống dính sau thời gian sử dụng trên bếp gas hoặc bếp từ thường xảy ra tình trạng bị lồi đáy. Tình huống này khiến cho việc nấu ăn không được thuận lợi vì đáy chảo không phẳng, dầu mỡ phân bổ không đều. Kết quả là món ăn được chế biến không ngon. Vậy cách khắc phục chảo bị lồi đáy như thế nào? Mời bạn tham khảo các mẹo vặt từ Vua Nhà Bếp để biết thêm chi tiết.

Cách khắc phục chảo bị lồi đáy cong vênh CỰC HIỆU QUẢ

Nguyên nhân khiến chảo chống dính bị lồi lõm và cong vênh

Chất liệu kém chất lượng

Chảo bị lồi lõm thường xuất hiện ở bếp từ nhiều hơn bếp gas. Bởi bếp từ rất kén nồi chảo; đòi hỏi dụng cụ nấu ăn đi kèm phải lớp đáy inox hút từ tính. Do đó các loại chảo nhôm, chảo mỏng, chảo chống dính không có khả năng hút từ tính sau thời gian ngắn sẽ trở nên cong vẹo, lồi lõm. Ngoài ra, một số loại chảo được dập đáy từ quá mạnh khiến chảo dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với từ tính. Thêm vào đó, chảo chống dính kém chất lượng làm từ nguyên liệu rẻ khi tiếp xúc với nhiệt độ lớn sẽ làm kim loại bị co giãn nhanh chóng. Kết quả là xảy ra tình trạng cong đáy, lồi lõm; cong vênh.

Sốc nhiệt

Kim loại bị co giãn do tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân khiến chảo bị lồi đáy. Cụ thể như bạn nấu chảo ở nhiệt độ rất cao và ngâm chảo vào nước lạnh ngay sau đó sẽ khiến chảo bị sốc nhiệt; dần trở nên biến dạng và cong đáy, méo mó. Do đó dù là chảo bình thường hay chảo cao cấp; cách khắc phục chảo bị lồi là sử dụng chảo đúng cách.

Nguyên nhân khiến chảo chống dính bị lồi lõm và cong vênh

Sử dụng chảo chống dính sai cách

Ngoài các nguyên nhân kể trên, sử dụng chảo chống dính sai cách cũng là nguyên nhân khiến chảo bị lồi đáy. Điển hình như dùng chảo chống dính để chế biến các món mặn [chứa nhiều muối và nước mắm] hay kho nấu.
Hay dùng các dụng cụ nhà bếp sắc nhọn; kim loại nặng xào nấu trên chảo chống dính. Việc này làm lớp chảo chống dính bị mỏng, giảm tuổi thọ và dễ bị cong vẹo, lồi lõm.

Vệ sinh chảo chống dính không đúng cách

Dùng các miếng cọ cước, kim loại để vệ sinh bề mặt chảo. Hoặc vệ sinh trực tiếp khi chảo còn nóng. Cho chảo nóng vừa nấu xong vào ngay nước lạnh.

Bảo quản chảo chống dính sai cách

Bảo quản chảo ở nơi nhiệt độ không thích hợp. Để các vật dụng nặng; sắc nhọn khác lên trên chảo chống dính.

Tác hại của việc đáy chảo chống dính bị lồi lõm

Giảm hiệu suất nấu

Khi chảo bị lồi đáy nghĩa là bề mặt đáy không còn bằng phẳng và bám khít vào mặt bếp. Từ đó chảo không thể hấp thụ nhiệt từ bếp mang tới; khiến quá trình nấu ăn trở nên tốn kém thời gian. Thậm chí một số loại bếp từ không thể nhận tín hiệu từ chảo; gây khó khăn cho người làm bếp.

Tác hại của việc đáy chảo chống dính bị lồi lõm

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng

Tình trạng chảo bị lồi đáy cũng là lúc lớp kim loại của chảo đã bị giãn nở. Khiến lớp chống dính của chảo trở nên dễ bong tróc; nứt vỡ cũng như bị bào mòn nhanh chóng. Việc tiếp tục sử dụng chảo chống dính với lớp chống dính hư hại sẽ nguy hại đến sức khỏe. Với trường hợp này; bạn nên đổi chảo chống dính ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn.

Mất thẩm mỹ gian bếp

Nội thất và dụng cụ nhà bếp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà. Do đó nếu trong bếp xuất hiện một chiếc chảo chống dính bị lồi đáy, méo mó hay cong vênh chắc chắc không được đánh giá cao. Chúng làm giảm đi nét hiện đại cũng như thẩm mỹ của gian bếp.

Hao phí nguyên liệu và năng lượng

Chảo bị lồi đáy không thể nào bám khít vào mặt bếp. Vì vậy khi nấu thức ăn sẽ không chín đều; đòi hỏi cần người dùng phải cho nhiều dầu mỡ; tốn nhiều năng lượng khi sử dụng.

Những loại đáy chảo dễ bị lồi

Trên thị trường tồn tại chủ yếu 3 loại chảo chống dính: chảo gắn đáy; chảo dập liền nguyên khối và chảo đáy đúc đa lớp. Trong đó ưu và nhược điểm mỗi loại như sau:

Những loại đáy chảo dễ bị lồi

Chảo gắn đáy

Đây là loại chảo rất dễ gặp tình trạng lồi lõm vì chất liệu chảo từ nhôm mỏng, khả năng chịu nhiệt kém. Theo chia sẻ từ khách hàng; 99% người sử dụng chảo gắn đáy bình dân gặp hiện tượng đáy bị lồi. Chính vì vậy; bạn nên hạn chế lựa chọn chảo này để sử dụng nấu nướng nếu không muốn xảy ra tình trạng hư hỏng.

Chảo đáy đúc đa lớp

So với chảo gắn đáy; chảo đáy đúc đa lớp được sản xuất từ công nghệ tiên tiến hơn; độ dày đáy chảo chắc chắn. Đáy chảo dày được dập trực tiếp nên khá bền bỉ; không xảy ra tình trạng lồi lõm; cong đáy.

Chảo đáy đúc nguyên khối

Chảo đáy đúc nguyên khối được xem là cao cấp nhất trong các dòng chảo. Đáy chảo cực dày; sản xuất từ công nghệ tối tân; giá cao. Do đó bạn không phải lo ngại vấn đề lồi lõm không mong muốn.

Cách khắc phục chảo bị lồi đáy

Như đã đề cập bên trên; một khi chảo chống dính rơi vào tình trạng lồi lõm, cong đáy luôn mang lại nhiều bất tiện cũng như mối nguy hại cho sức khỏe người dùng. Bạn không nên cố gắng sửa chữa, làm phẳng đáy chảo mà tốt nhất nên trang bị một chiếc chảo mới. Trước tiên bạn nên cân nhắc lựa chọn chảo chống dính cho bếp từ – bởi loại chảo này có tính năng linh hoạt; dùng được trên nhiều loại bếp. Kể cả bếp gas, bếp hồng ngoại, bếp điện và bếp từ.

Đồng thời nên lựa chọn những loại chảo có độ dày nhất định; lớp chống dính từ kim cương an toàn và tuổi thọ cao cấp. Đáy chảo hấp thụ nhiệt tốt, giúp quá trình chế biến thức ăn mau chín đều; tiết kiệm thời gian cũng như nhiên liệu hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề