Tại sao bị băng huyết sau sinh

Trải qua quãng thời gian 9 tháng 10 ngày vất vả mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn cuộc chuyển dạ thật thành công để tận hưởng trọn vẹn niềm vui khi thấy con yêu chào đời. Tuy nhiên, trong quá trình sinh nở và ngay cả thời kỳ hậu sản, đôi khi sản phụ phải đối mặt với những tai biến sản khoa nguy hiểm đe doạ tới tính mạng, trong số đó “băng huyết sau sinh” - tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu đối với người mẹ thực sự là nỗi ám ảnh đối với mỗi sản phụ. Vừa qua, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã cấp cứu thành công cho sản phụ Ngô Thị Huyền [27 tuổi, trú tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang] thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” khi bị băng huyết sau sinh giờ thứ 2 tại bệnh viện tuyến huyện, sốc mất máu nặng có nguy cơ tử vong rất cao ở lần sinh con thứ 2.

Sản phụ Ngô Thị Huyền cùng con gái khi nằm điều trị tại Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Sản phụ Ngô Thị Huyền được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, máu đỏ tươi không ngừng chảy ra từ trong buồng tử cung và nước tiểu qua ống sonde cũng có màu nâu đỏ biểu hiện của tình trạng rối loạn đông máu nặng thực sự nguy hiểm tới tính mạng sản phụ. Sản phụ Huyền được chuyển thẳng lên Phòng Cấp cứu - Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức để đội ngũ y bác sỹ thực hiện các biện pháp hồi sức, truyền máu và giảm đau để kiểm tra đường âm đạo. Nhận thấy cổ tử cung của sản phụ Huyền có những điểm viêm cũ đang rỉ máu, các bác sỹ đã dùng các biện pháp nội khoa điều trị băng huyết sau sinh như tiêm thuốc co hồi tử cung, xoa bóp kích thích co hồi tử cung, dùng bóng chèn lòng tử cung để cầm máu nhưng máu vẫn không ngừng chảy nên đã hội chẩn dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Bệnh viện và thống nhất chẩn đoán xác định sản phụ Huyền bị chảy máu diện rau bám sau đẻ, đồng thời có chỉ định phẫu thuật mở bụng tiến hành thắt động mạch tử cung 02 bên và động mạch buồng trứng 02 bên để cầm máu. Tuy nhiên sau khi thắt động mạch tử cung và động mạch buồng trứng 02 bên, kiểm tra thấy máu đỏ tươi vẫn chảy ra từ trong buồng tử cung, trường hợp này không thể bảo tồn tử cung được nữa nên kíp phẫu thuật đã quyết định cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu cho sản phụ vì nếu chậm trễ thì tính mạng của sản phụ sẽ lâm vào nguy kịch.

Kết quả sau 04 giờ với những nỗ lực không mệt mỏi trong Phòng Cấp cứu, kíp phẫu thuật gồm: Bác sỹ CKII Lê Công Tước - Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, Bác sỹ CKII Hoàng Vân Yến - Trưởng Khoa Đẻ, Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Phó Trưởng Khoa Đẻ và Bác sỹ CKI Trần Thị Nhung đã thành công cứu sống sản phụ Ngô Thị Huyền thoát khỏi nguy kịch vì băng huyết sau sinh. Trong quá trình phẫu thuật, sản phụ Huyền được truyền 08 đơn vị máu 250 ml và 10 đơn vị huyết tương 200 ml. Sau phẫu thuật, sản phụ tiếp tục được hồi sức tích cực trong Phòng Hồi sức hậu phẫu, kiểm tra theo dõi chức năng gan, thận hoạt động tốt và không bị chảy máu âm đạo, sản phụ Huyền được chuyển về Khoa Dịch vụ Y tế tự nguyện để tiếp tục điều trị trước khi xuất viện.

Những lời cảm ơn chân thành mà chồng sản phụ Ngô Thị Huyền gửi tới tập thể y bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Băng huyết sau sinh - Tai biến sản khoa nguy hiểm gây tử vong mẹ hàng đầu                                                                                            Băng huyết sau sinh hay xuất huyết sau sinh [tên tiếng Anh là Postpartum hemorrhage] là tình trạng âm đạo chảy máu quá nhiều sau khi sinh, cụ thể ≥ 500 ml máu nếu sinh thường hoặc ≥ 1000 ml máu nếu sinh mổ. Nếu băng huyết nhiều trong vòng 24 giờ đầu sau sinh được gọi là băng huyết nguyên phát. Còn nếu tình trạng băng huyết xảy ra từ 24 giờ đến 12 tuần sau sinh được gọi là băng huyết thứ phát. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], băng huyết sau sinh chiếm tới 25% tổng số ca tai biến sản khoa và 1/2 trường hợp băng huyết tử vong trong vòng 24 giờ sau sinh. Tại Việt Nam, trong 05 tai biến sản khoa nguy hiểm nhất [doạ vỡ và vỡ tử cung, băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau đẻ, sản giật, uốn ván sơ sinh] thì băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất [chiếm > 40%] và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở sản phụ [chiếm 78,8%].

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không, băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng như: choáng do giảm thể tích tuần hoàn, dẫn đến suy thận, suy đa tạng và tử vong; biến chứng lâu dài là thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan [do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh] và không thể bảo toàn khả năng sinh đẻ trong trường hợp phải cắt tử cung.

Có nhiều nguyên nhân gây băng huyết sau sinh, trong đó chảy máu diện rau bám là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh thường gặp nhất [chiếm 70%], ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: chấn thương đường sinh dục đặc biệt là vỡ tử cung [chiếm 20%], bất thường về bong rau, sổ rau và rối loạn đông máu.

Để phòng tránh băng huyết sau sinh, các bác sỹ sản khoa cũng khuyến cáo rằng: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những thai phụ mang thai đôi, thai quá to hoặc từng có tiền sử băng huyết sau sinh nên đi kiểm tra thai kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị sản khoa hiện đại để được quản lý thai nghén một cách toàn diện nhất. Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu hàm lượng sắt trong thai kỳ. Trong thời kỳ hậu sản, sản phụ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tâm trạng ổn định, ăn uống điều độ hợp lý, tránh stress và đặc biệt giữ vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ tránh bị nhiễm trùng.

 Hiền Chúc - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Có rất nhiều sản phụ sau khi sinh con xong, chưa được hưởng giây phút làm mẹ đã phải chia xa con mình. Vì sao ư? Do mẹ bị biến chứng sản khoa, cần được chăm sóc đặc biệt. Băng huyết sau sanh là một tai biến sản khoa thường gặp. Nhận biết các yếu tố nguy cơ để biết nên làm gì cho cuộc vượt cạn cho “mẹ tròn con vuông” nhé các mẹ bầu.

1. Băng huyết sau sanh là gì?

Băng huyết hay còn gọi là băng huyết sau sanh. Là hiện tượng chảy máu quá mức so với với bình thường. Cụ thể ≥ 500 ml nếu sinh thường hoặc ≥ 1000 ml nếu sinh mổ. Nếu xuất huyết nhiều trong vòng 24 giờ đầu được gọi là băng huyết tiên phát. Còn tình trạng này xảy ra sau khi sanh từ 24 giờ đến 12 tuần, thì được gọi là băng huyết thứ phát. Lúc này bạn thực sự cần có sự can thiệp y tế.

2. Nguyên nhân nào gây băng huyết sau sanh thường gặp nhất?

Sau khi sinh em bé, tử cung [còn gọi là dạ con] thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, những cơn co thắt này giúp cầm máu. Bằng cách ép những mạch máu bị đứt, ngăn không cho máu chảy ra ngoài lòng mạch. Nếu tử cung không co bóp đủ mạnh [còn gọi là đờ tử cung], các mạch máu này sẽ chảy máu tự do. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sanh. 

Nguyên nhân nào gây băng huyết sau sanh thường gặp nhất

Một số trường hợp nếu nhau bám chặt, không xuất ra hết khỏi tử cung. Vẫn còn nhiều mảng nhau bám lên thành dạ con, thường gặp nhất ở những phụ nữ từng sanh mổ. Khiến cho các lực ép này ép không hiệu quả, dẫn đến xuất huyết. Chính vì thế, các mẹ nếu để ý sẽ thấy nữ hộ sinh làm một động tác rất quan trọng. Đó là kiểm nhau thai sau khi sổ nhau, xem bánh nhau có toàn vẹn đầy đủ hay không. 

3. Các nguyên nhân khác gây băng huyết sau sanh

Các tổn thương trên đường sinh dục. Như rách ở cổ tử cung hoặc các cấu trúc của âm đạo.

Một số biểu hiện khác dẫn tới băng huyết sau sanh

Chảy máu vào một vùng mô ẩn trong khung chậu. Khối máu này được gọi là khối máu tụ.

Rối loạn khả năng đông cầm máu

4. Ai có nguy cơ bị băng huyết sau sanh?

Một số phụ nữ có nguy cơ băng huyết sau sanh cao hơn những người khác. Các điều kiện có thể làm tăng rủi ro bao gồm:

  • Nhau bong non [placental abruption] – tình trạng nhau bong ra sớm trước khi có chuyển dạ.
  • Nhau thai tiền đạo [placeta previa] – nhau thai che hoặc nằm gần lỗ cổ tử cung [đường ra khỏi tử cung của em bé].
Băng huyết sau sanh
  • Tử cung căng dãn quá mức. Do có quá nhiều nước ối hoặc thai lớn, thai đôi, thai ba.
  • Tăng huyết áp trong thai kì.
  • Sanh nhiều lần [hơn 4 lần]
  • Từng phẫu thuật trên tử cung, như sanh mổ, bóc tách u xơ tử cung.
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Béo phì
  • Sử dụng giúp sanh bằng kẹp hoặc hút chân không.
Sanh giúp bằng giác hút chân không.

5. Các triệu chứng của băng huyết sau sanh là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của băng huyết sau sanh, bao gồm:

  • Chảy máu không kiểm soát
  • Huyết áp giảm
  • Tăng nhịp tim
  • Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu

Các triệu chứng băng huyết sau sanh có thể dễ nhầm với tình trạng bệnh lý khác. Do đó cần có phải có bác sĩ sản khoa để chẩn đoán và can thiệp phù hợp.

6. Làm thế nào được chẩn đoán băng huyết sau sinh?

Ngoài ước tính lượng máu mất và các triệu chứng kể trên. Bác sĩ sẽ cần thăm khám xác định nguyên nhân gây chảy máu. Một số xét nghiệm có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Ví dụ như số lượng tế bào máu hiện tại, chức năng đông máu,…

Chẩn đoán băng huyết sau sinh

7. Băng huyết sau sanh được điều trị như thế nào?

Mục đích của điều trị băng huyết sau sanh là tìm và ngăn chặn nguyên nhân chảy máu càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm:

 Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt

Loại bỏ các mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung

Kiểm tra tử cung và các cấu trúc đường sanh, vùng chậu để tìm kiếm các khu vực cần sửa chữa

Dùng các dụng cụ chuyên biệt, tạo áp lực từ lòng tử cung để ngăn chặn máu chảy.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng để tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu ở bên trong

Cắt bỏ tử cung. Đây là biện pháp cuối cùng khi các cách trên cầm máu không hiểu quả.

Bù dịch và truyền máu khi cần thiết

Thay thế máu và dịch bị mất rất quan trọng trong điều trị băng huyết sau sanh. Bạn ngay lập tức sẽ được truyền dịch, máu hoặc các sản phẩm khác của máu để ngăn ngừa choáng. Thở oxy cũng rất cần thiết

8. Các biến chứng có thể có của băng huyết sau sanh?

Mất nhiều máu nhanh chóng có thể làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều trị.

9. Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa băng huyết sau sanh?

Điều quan trọng là bạn nên biết bản thân mình có những nguy cơ nào gây băng huyết sau sanh. Sau đó, tìm một trung tâm y tế đáng tin để vào “nằm ổ”. Nếu không may có sự cố xảy ra, bạn sẽ được quan tâm, chăm sóc đầy đủ và chuyên nghiệp.

Băng huyết sau sinh là biến chứng có thể xảy ra sau khi sinh em bé. Mất máu nhiều và nhanh làm giảm huyết áp nghiêm trọng, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tử cung không co bóp đủ mạnh sau khi sinh. Nhanh chóng tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu giúp cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn.

Mọi thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.

Video liên quan

Chủ Đề