Tại sao bệnh nhân đái tháo đường lại ăn nhiều

Ngày nay, số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh. Đó là do những thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của bạn không điều độ và lành mạnh. Căn bệnh này gây tổn thương tới nhiều cơ quan trên cơ thể, vì thế bạn không nên chủ quan. Để điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về loại bệnh này.

1. Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường

Có lẽ, căn bệnh này không còn quá xa lạ đối với chúng ta, song không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Khi mắc đái tháo đường, khả năng chuyển hóa của bệnh nhân bị rối loạn, đặc biệt lượng glucose huyết có dấu hiệu gia tăng nhiều hơn so với bình thường. Tình trạng này nếu diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa một số chất, ví dụ như: carbohydrate hoặc protide,…

Chúng ta nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh đái tháo đường.

Bệnh nhân thường chịu nhiều tổn thương ở các cơ quan trên cơ thể, trong đó tim, thận hoặc hệ thần kinh là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không muốn sức khỏe suy giảm nhanh chóng, bạn đừng chủ quan và coi thường việc điều trị nhé!

Rất nhiều người thắc mắc vậy căn bệnh này được chia thành mấy dạng chính? Nhìn chung, các bác sĩ chia thành ba dạng chính, đó là bệnh tiểu đường type 1, type 2 và bệnh được chẩn đoán trong thời gian người phụ nữ đang mang thai.

2. Triệu chứng đặc trưng của bệnh

2.1. Các triệu chứng chung thường gặp

Như vậy, đây là căn bệnh đe dọa tới sức khỏe của bệnh nhân, vì thế mọi người đều lo lắng khi phát hiện mình mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, khá nhiều người thắc mắc làm sao để họ có thể biết mình có nhiễm bệnh hay không?

Cách tốt nhất để nắm được tình trạng sức khỏe của mình đó là dựa vào các triệu chứng, biểu hiện lạ. Những người mắc căn bệnh trên sẽ thấy một số triệu chứng đặc trưng, đó là cơ sở để bạn phát hiện và đi khám kịp thời.

Khi mắc bệnh, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Khi mắc bệnh, bạn có thể thấy xuất hiện tần suất đi tiểu/ngày tăng nhiều hơn so với bình thường kèm theo đó là cảm giác khát nước xảy ra thường xuyên. Nếu gặp phải triệu chứng kể trên, chúng ta nên theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, những người mắc bệnh đái tháo đường có thể gặp một số triệu chứng như: cơ thể mỏi mệt, uể oải, hay cảm thấy đói bụng, thị lực suy giảm nhiều, nhìn mờ, các vết thương ngoài da mất rất nhiều thời gian lành lại,…

2.2. Một số triệu chứng đặc trưng ở bệnh nhân type 1, type 2

Đối với bệnh nhân nhiễm bệnh tiểu đường thuộc type 1, họ có xu hướng sút cân khá nhanh, mặc dù trong thời gian này, bệnh nhân luôn cảm thấy đói và ăn uống nhiều hơn bình thường. Trong khi đó, các bệnh nhân thuộc type 2 lại thấy tình trạng ngứa ngáy hoặc tê nhức chân, tay. Những tình trạng bệnh khác nhau, bạn sẽ thấy biểu hiện tương ứng, vì thế chúng ta cần theo dõi sức khỏe thật cẩn thận.

Trong một vài trường hợp, biểu hiện bệnh không thực sự rõ ràng khiến người bệnh lầm tưởng mình đang mắc bệnh khác hoặc không hề để ý. Điều này ảnh hưởng tới việc chẩn đoán và điều trị bệnh rất nhiều.

3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Việc điều trị bệnh là cực kỳ quan trọng, nếu tình trạng bệnh đái tháo đường không được kiểm soát kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm.

3.1. Biến chứng đối với tim mạch

Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, đa phần bệnh nhân phải đối mặt với biến chứng liên quan tới tim mạch nếu việc điều trị không được quan tâm. Bởi vì khi mắc bệnh dẫn đến rối loạn chuyển hóa kèm theo, người bệnh có thể mắc đồng thời RLCH lipid hoặc THA dẫn đến vòng xoắn bệnh lý. Đó là những yếu tố tiêu cực thúc đẩy sự phát triển của biến chứng về tim mạch.

Bệnh làm gia tăng tình trạng bệnh lý tim mạch cũng như các biến chứng tim mạch ở người mắc. Ngoài ra, biến chứng về tim mạch còn là nguyên nhân khiến người bệnh bị đột quỵ. Đây thực sự là những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng.

3.2. Biến chứng với thận

Những biến chứng liên quan tới thận cũng thường xảy ra đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do các mạch máu của người bệnh bị tổn thương nặng nề, chúng ảnh hưởng không nhỏ tới bộ máy hoạt động của thận. Nghiêm trọng hơn, bạn phải đối mặt với khả năng bị suy thận.

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa sự phát triển của những biến chứng kể trên? Cách duy nhất đó là bệnh nhân tích cực điều trị và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế nguy cơ gặp biến chứng liên quan tới thận, bạn nên kiểm soát chỉ số huyết áp và lượng glucose trong máu ở mức ổn định.

Nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và lượng glucose trong máu, bệnh nhân có thể bị suy thận.

Bên cạnh những biến chứng liên quan tới tim mạch và thận, người bệnh có thể chịu tổn thương ở mắt hoặc hệ thần kinh. Chúng đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chức năng của các cơ quan. Vì vậy, bệnh nhân không nên trì hoãn việc điều trị bệnh.

4. Bí quyết chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường

Bên cạnh tuân thủ, thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần được người nhà quan tâm, chăm sóc theo chế độ lành mạnh và phù hợp.

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường đó là xây dựng một chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Đối với bệnh nhân, họ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin, trong đó rau xanh là lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể chế biến những món ăn từ rau bắt mắt, hương vị hấp dẫn để bệnh nhân hứng thú hơn.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các món ăn chứa chất béo lành mạnh hoặc ít chất béo. Bạn hãy tham khảo các loại cá biển hoặc trái cây như: bơ, quả óc chó nhé! Đây là đều là những thực phẩm tốt cho người bệnh.

4.2. Rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể thao góp phần điều trị bệnh hiệu quả.

Mặc dù người bệnh không thể tham gia các bài tập đòi hỏi vận động mạnh, song họ không nên bỏ qua việc rèn luyện thể thao. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản ví dụ như: đi bộ, chạy bộ hoặc tập yoga,… Nếu duy trì tập luyện đều đặn 30 - 60 phút mỗi ngày, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

4.3. Theo dõi lượng đường trong máu

Người mắc bệnh đái tháo đường phải theo dõi lượng đường trong máu cẩn thận, nếu chúng tăng hoặc giảm đột ngột, bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời. Để tăng đường huyết trong máu, người bệnh hãy ngậm viên kẹo ngọt hoặc uống một cốc nước đường nhé!

Ngược lại, khi bạn rơi vào tình trạng tăng đường huyết hãy mau chóng tới cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ điều trị.

Nhìn chung, đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân nếu họ không tập trung điều trị. Khi mắc bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần kiểm soát tình trạng bệnh.

Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh chuyển hóa gây ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoặc sử dụng insulin của cơ thể, hormone giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thận hoặc đột quỵ đối với người bệnh. Vậy bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào tới cơ thể bạn?

1. Ảnh hưởng của tiểu đường tới cơ thể

Nếu không được kiểm soát tốt thì tiểu đường có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim - mạch máu, mắt, , hệ thần kinh, hệ tiêu hóa dạ dày - ruột và nướu răng.

Tuy nhiên trước tiên để hiểu rõ về cơ chế hoạt động của bệnh thì cần tìm hiểu hoạt động của insulin trong hệ nội tiết của cơ thể như sau:

  • Tuyến tụy giúp sản xuất và phóng thích insulin để tạo ra năng lượng từ đường. Nếu tuyến tụy sản xuất ít hoặc thậm chí không sản xuất insulin thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt insulin, lúc này cơ thể sẽ sử dụng hormon thay thế để chuyển hóa chất béo thành năng lượng nhưng đi kèm với đó sẽ tạo ra một lượng lớn các chất độc hại.
  • Lượng axit và xeton tích tụ do quá trình trên sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm ceton do bệnh tiểu đường là biến chứng nghiêm trọng biểu hiện bằng: khát nước nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi và hơi thở có thể có mùi thơm do nồng độ ceton trong máu cao. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới mất ý thức hay thậm chí là tử vong.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến hệ tim và mạch máu

  • Người bị bệnh tiểu đường rất dễ có bệnh đi kèm về tim và liên quan đến mạch máu với nguy cơ cao gấp đôi so với người bình thường;
  • Khái niệm “Bàn chân đái tháo đường” thể hiện tình trạng tổn thương mạch máu và thần kinh khiến nguy cơ cắt cụt bàn chân và ngón chân tăng lên gấp 10 lần người bình thường;
  • Triệu chứng của các ảnh hưởng này thường không có dấu hiệu báo động cho đến khi bệnh nhân đau tim, đột quỵ hoặc da bàn chân đổi màu, hay chuột rút và giảm cảm giác;

Việc kiểm soát tiểu đường có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ mắc các biến chứng này.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến mắt

  • Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất thị giác ở người trưởng thành. Một số triệu chứng thường gặp có thể là: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do các mạch máu nhỏ xuất hiện trong mắt;
  • Thị lực ở bệnh nhân thường suy giảm hoặc mất đột ngột;

Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần được kiểm tra mắt thường xuyên và điều trị kịp thời để có thể ngăn ngừa tới 90% suy giảm thị lực do tiểu đường gây ra.

Thị lực ở bệnh nhân tiểu đường thường suy giảm hoặc mất đột ngột

Ảnh hưởng của tiểu đường đến thận

  • Tiểu đường cũng là nguy cơ hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành, chiếm tới một nửa số trường hợp mắc bệnh;
  • Triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi đầu thường là không rõ ràng hoặc khó nhận biết, giai đoạn sau khi thận đã suy thì có thể có phù ở chân và bàn chân;

Các thuốc hạ huyết áp nếu được chỉ định và kiểm soát bởi bác sĩ chuyên khoa có thể giúp giảm nguy cơ suy thận tới 33% ở người tiểu đường.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến hệ thần kinh

  • Lượng đường trong máu tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây hại đến hệ thần kinh;
  • Đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường có thể gây đau, nóng rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân, thường xuất phát từ các ngón chân, có thể ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác;
  • Đau thần kinh tự chủ xuất phát từ tổn thương thần kinh có chức năng kiểm soát nội tạng của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng về tình dục, liệt dạ dày hoặc không cảm nhận được bàng quang, chóng mặt, ngất xỉu.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến răng

  • Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi cao hơn so với người bình thường;
  • Nướu răng dễ chảy máu, sưng và đỏ tấy do các tác động thường ngày;

Người bệnh tiểu đường cần có thói quen chăm sóc răng miệng thường tốt và đi nha sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng này

Người bệnh tiểu đường cần có thói quen chăm sóc răng miệng thường tốt và đi nha sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng răng miệng

2. Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được phân làm 2 nhóm: cấp tính và mạn tính.

Các biến chứng cấp tính gồm có:

  • Hạ đường huyết: Bệnh nhân đói cồn cào, uể oải, mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi và choáng váng, tim đập nhanh. Khi đó lượng đường trong máu đang giảm đột ngột xuống dưới mức cho phép [ khoảng 3,6 mmol/l]
  • Hôn mê: Ngược lại khi đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Các biến chứng mạn tính gồm có:

  • Biến chứng về mắt: Hệ mao mạch đáy mắt tổn thương khiến bệnh nhân suy giảm và mất thị lực;
  • Biến chứng về tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch gây tắc mạch là các biến chứng thường gặp;
  • Biến chứng về thần kinh: Là những biến chứng sớm nhất khiến bệnh nhân đau, tê, nóng ở chân, hay tiết mồ hôi, nhịp thở bất ổn;
  • Biến chứng về thận: Đường trong máu cao dễ gây tổn thương đến vi mạch trong thận gây giảm mức lọc của thận, hoặc thậm chí suy thận;
  • Biến chứng nhiễm trùng: Đường máu cao cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề