Tác hại và cách phòng tránh giun tròn kí sinh

Bệnh giun tròn có thể khiến người bệnh đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và mệt mỏi, nhiễm trùng thần kinh trung ương khiến người bệnh bất tỉnh, suy yếu, liệt tứ chi... và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Giun tròn chính là nguyên nhân gây bệnh giun tròn và viêm màng não tăng eosinophil. Giun tròn hay nằm trong động mạch phổi của chuột và ốc sên là các ký chủ trung gian chính, nơi ấu trùng giun tròn phát triển cho đến khi chúng lây nhiễm sang cá thể khác.

Vì sao nói giun tròn rất đa dạng? Bởi chúng gồm những động vật sinh sống ở một phạm vi môi trường rộng lớn. Tổng số loài giun tròn được thống kê khoảng 1 triệu loại vì hầu hết tất cả hệ sinh thái biển như nước ngọt, đất, các môi trường trên đất liền, hoang mạc, rãnh đại dương, thạch quyển của Trái Đất. Sự xuất hiện của ngành giun tròn chiếm khoảng 80% tất cả các cá thể động vật trên Trái Đất, đa dạng về vòng đời, hiện diện ở các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong các hệ sinh thái.

Con người nhiễm giun tròn nếu ăn các ấu trùng trong ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, các ký chủ lây nhiễm khác, nước và rau bị ô nhiễm. Khi ấu trùng giun tròn đi vào cơ thể con người, một thời gian sẽ được vận chuyển qua máu đến hệ thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não tăng eosinophil khiến người bệnh tử vong hoặc tổn thương não và thần kinh vĩnh viễn.

Ấu trùng giun tròn đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa

Nếu một người bị giun tròn xâm nhập, có thể có các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng nghiêm trọng, buồn nôn và mệt mỏi.
  • Các triệu chứng trên sẽ thuyên giảm nhưng sau đó người bệnh sẽ bị sốt
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương nặng: Triệu chứng nhiễm trùng thần kinh trung ương thường khiến người bệnh bất tỉnh, đau thần kinh sớm khi bị nhiễm trùng, suy yếu, liệt tứ chi, mất phản xạ, suy hô hấp, teo cơ và dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được điều trị.
  • Liệt dây thần kinh sọ não
  • Giun tròn có thể xâm nhập vào mắt khiến người bệnh suy giảm thị lực, đau, viêm giác mạc và phù võng mạc.

Bệnh giun tròn có thể gây ra nhiễm trùng thần kinh trung ương nặng

Việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh giun tròn có thể ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, hiện không có cách điều trị đặc hiệu khi nhiễm bệnh giun tròn. Một vài phương pháp điều trị hỗ trợ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau đầu và thời gian của các triệu chứng.

Phòng chống các bệnh nhiễm trùng giun tròn bao gồm:

  • Những người cư trú trong hoặc đi du lịch đến những nơi có ký sinh trùng được tìm thấy là không ăn ốc sên sống hoặc chưa nấu chín, tôm nước ngọt, cua đất, ếch và thằn lằn hay các loại rau quả có khả năng đã bị ô nhiễm.
  • Loại bỏ ốc sên và chuột được tìm thấy gần nhà và sân vườn cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ.
  • Rửa tay và đồ dùng kỹ sau khi chế biến ốc sên sống. Rau cần phải được rửa sạch kỹ nếu ăn sống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

40 điểm

Trần Vinh

Nêu tác hại và các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người

Tổng hợp câu trả lời [1]

*Các tác hại của giun đũa: Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác. *Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là: - Ăn chín, uống sôi, - Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, - Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống, - Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu. - Diệt trừ ruồi nhặng, - Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học. - Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 7 hay nhất

xem thêm

Đề bài

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ?

- Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:

  + Giun gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào?

  + Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời?

- Để đề phòng bệnh giun, chúng ta cần có những biện pháp gì?

Lời giải chi tiết

- Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…

→ Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.

- Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:

Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí → gây ngứa → trẻ em gãi → theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng → khép kín vòng đời của giun.

- Để đề phòng bệnh giun đối với người:

   + Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn

   + Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm

   + Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

   + Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…

- Đối với thực vật:

   + Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt

   + Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng

   + Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?

Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cần phòng chống khả năng xâm nhập của trứng giun vào cơ thể và sự sinh sản của giun đũa

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống.

- Tẩy giun định kì 6 tháng một lần.

- Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

- Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

- Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây [sán lợn], giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn...;


Ảnh minh họa

Những nguyên nhân nhiễm giun sán Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.

Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới [trong đó có Việt Nam], người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn [như thịt lợn gạo] chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.


Các biện pháp phòng bệnh giun sán Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách: - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần [ít nhất 2 lần trong năm].

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.


Ảnh minh họa

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.  - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau. -  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Nguyễn Linh Trang

Hợp tác chuyên môn

Video liên quan

Chủ Đề