Cách diệt dòi trong cá khô

Khô cá sặc là một đặc sản ở Miền Tây, rất được ưa chuộng vì ăn rất ngon, rất lạ miệng tuy nhiên đã không ít lần các bạn phát hiện có nhiều dòi trong khô cá sặc. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?

Ngày đăng: 13-08-2019

4,791 lượt xem

Thông thường những nguyên nhân sau làm cho món khô cá sặc xuất hiên dòi

  • Khâu làm cá trước khi phơi không kỹ, người làm cá không loại bỏ hết phần ruột cá, mang cá, trứng cá đây là những phần khiến khô cá sặc sẽ bị lên dòi

  • Vệ sinh cá không sạch, không rữa lại bằng nước cũng là nguyên nhân khiến khô cá sặc bị dòi
  • Cá phơi không đủ nắng, nắng yếu, trong lúc phơi bị ruồi đậu
  • Bảo quản khô cá sặc qua loa, không đóng gói

Cách Chọn Khô Cá Sặc Không Lên Dòi

Nếu như các bạn biết cách chọn khô cá sặc thì việc chọn nhầm loại khô kém chất lượng hầu như có thể khắc phục được

 [Làm sạch cá có thể tránh tình trạng lên dòi ]

  • Khô cá được làm sạch, cắt bỏ phần đầu, có thể dễ dàng quan sát phần bụng khô cá sặc trống rỗng, không có phần thừa như ruột cá, mỡ cá, trứng còn xót lại
  • Cầm con khô cá sặc cảm thấy sạch, không có hiện tượng nhớt trên thân cá. Không ngửi được mùi hôi, tanh từ khô cá sặc
  • Chọn nơi bán uy tín, có đóng gói và bảo quản khô cá sặc đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

Nơi Nào Bán Khô Cá Sặc Uy Tín Mang Đi Nước Ngoài

Khô cá sặc hầu như rất được bà con Việt kiều ưa chuộng và cần mua sang nước ngoài để sử dụng tuy nhiên việc chọn một cơ sở bán khô cá sặc uy tín, đảm bảo chất lượng vệ sinh, trên hết là có thể mang đi nước ngoài. Như chúng tôi đã chia sẽ thì khô cá sặc muốn mang được đi nước ngoài cần phải đảm bảo vệ sinh, hàng mới, phơi kỹ, đóng gói chân không chắc chắn không có mùi thì quý khách mới có thể mang sang nước ngoài để lâu trong tủ lạnh và sử dụng được.

Hiện cửa hàng chúng tôi chuyên nhận đóng gói cho quý khách mua làm quà biếu hoặc mang sang nước ngoài đáp ứng đầy đủ các tiêu chí vệ sinh cho đặc sản khô cá sặc với các cam kết

  • Nguồn cá sặc có nguồn gốc rõ ràng
  • Khâu chế biến sạch sẽ, đúng kỹ thuật
  • Hình thức phơi trong nhà lưới hoặc sấy bằng máy chuyên dụng
  • Cắt tỉa, đóng gói rất chắc chắn đảm bảo sạch sẽ, dễ dàng mang sang nước ngoài
  • Giá cả hợp lý, không kê giá, bán đúng giá
  • Cam kết đổi trả hàng nếu hàng không đúng như mô tả
  • Giao hàng tận nơi nhanh chóng

Cửa hàng thủy hải sản tôm khô, cá khô uy tín và chất lượng!

090922 8083 [ Zalo / Viber / Gọi ]

Giòi là ấu trùng của ruồi, chúng ăn suốt 3-5 ngày trong giai đoạn đầu đời. Trong thời gian này, giòi có màu trắng và kích thước nhỏ. Dù nhỏ bé, nhưng chúng là loài khó diệt trừ nếu không có giải pháp phù hợp. May mắn thay, bạn có thể diệt trừ giòi bằng cách sử dụng kết hợp hóa chất, các chất tự nhiên và các biện pháp phòng ngừa.

  1. 1

    Xịt thuốc permethrin gốc nước vào đám giòi có số lượng vừa phải. Permethrin là một loại hóa chất tổng hợp được dùng như thuốc trừ sâu, chất xua đuổi côn trùng và động vật thuộc lớp hình nhện. Thuốc xịt permethrin thường được đặc chế để trị ghẻ và chấy rận, nhưng bạn chỉ cần xịt 2-3 nhát là đủ để tiêu diệt giòi. Các sản phẩm dạng lỏng [dầu tắm] và kem cũng có chứa permethrin. Bạn có thể hòa 4 phần nước sôi với 1 phần dầu tắm chó và từ từ giội lên trên lũ giòi.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Xịt hoặc rót hỗn hợp permethrin trong vòng bán kính 1,5-7,5 m từ vị trí có giòi tụ tập. Như vậy bạn sẽ xử lý được toàn bộ khu vực có giòi và ngăn ngừa chúng quay trở lại.
    • Chất permethrin an toàn khi bạn sử dụng trên tóc và da đầu, nhưng bạn nên cẩn thận đừng để dính vào mắt, tai, mũi hoặc miệng. Nếu lỡ tay để dính thuốc vào những bộ phận trên, bạn cần nhanh chóng rửa sạch ngay.
    • Permethrin và pyrethroids tổng hợp có thể gây tử vong cho mèo và cá – bạn cần tránh sử dụng các thuốc này gần thú cưng!

  2. 2

    Pha thuốc tẩy với nước vào bát và rót lên đám giòi số lượng lớn. Pha 1 cốc [240 ml] thuốc tẩy với 1 cốc [240 ml] nước vào bát nhựa hoặc bát kim loại. Nếu muốn rót hỗn hợp lên mặt đất, bạn hãy nhẹ tay giội lên khu vực có giòi, cẩn thận đừng bỏ sót con giòi nào. Nếu xử lý thùng rác, bạn cần đóng nắp thùng ngay sau khi rót hỗn hợp vào để cho hơi thuốc tẩy làm chết ngạt đám giòi.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chờ cho thuốc tẩy phát huy tác dụng trong khoảng 30 phút trước khi mở nắp thùng và đổ rác. Sau khi làm vệ sinh khu vực nhiễm giòi, bạn hãy giội thêm một bát thuốc tẩy lên để ngăn ngừa tái nhiễm.

  3. 3

    Xịt lên những con giòi bò rải rác bằng thuốc diệt côn trùng. Tuy không hiệu quả bằng permethrin, thuốc xịt diệt côn trùng cũng tiêu diệt được giòi. Xịt 2-3 nhát vào nơi có giòi, nhấn đầu xịt khoảng 2 giây mỗi lần. Thuốc có thể mất 30 phút hoặc lâu hơn mới bắt đầu có tác dụng. Thông thường, thuốc xịt diệt côn trùng là thuốc hun trùng, thuốc diệt ong bắp cày, ong vò vẽ; thuốc diệt kiến và gián cũng có hiệu quả.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể mua thuốc diệt côn trùng ở siêu thị và các cửa hàng tạp hóa. Chọn các sản phẩm có chứa permethrin nếu có thể.

  4. 4

    Dùng các dung dịch hóa chất gia dụng để thay thế thuốc trừ sâu. Sản phẩm xịt tóc có thể công hiệu nếu bạn xịt 5-6 nhát và nhấn đầu xịt khoảng 2 giây mỗi lần. Bạn cũng có thể pha 1 phần dung dịch tẩy rửa đa dụng với 4 phần nước sôi, sau đó nhẹ tay giội lên lũ giòi.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thử dùng sản phẩm xịt tóc, chất tẩy rửa cho mọi bề mặt, chất tẩy rửa đa dụng.

  5. 5

    Pha nước với hóa chất gia dụng và giội vào thùng rác lớn bị nhiễm giòi. Các hóa chất như dầu máy, dầu phanh xe hoặc dầu súc bình xăng con là lựa chọn hiệu quả. Hòa 250 ml dầu súc bình xăng con với 4-8 lít nước và rót từ từ vào thùng rác sau khi đã đổ rác. Đóng nắp thùng rác để hơi độc và nước nóng “tạo phép màu” trong khoảng 1 tiếng. Sau đó, bạn hãy đổ xác giòi vào bãi rác hoặc thùng rác ngoài trời.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dầu súc bình xăng con cực kỳ độc – bạn chỉ nên dùng khi không còn cách nào khác. Luôn luôn mặc trang phục thích hợp và đeo găng tay.
    • Không pha trộn dầu súc bình xăng con với bất cứ dung môi nào khác. Dầu súc bình xăng con có thể tác dụng với các chất dung môi khác tạo ra hỗn hợp khí độc nguy hại khi tiếp xúc với da hoặc khi bạn hít phải.

  1. 1

    Rót nước sôi lên đám giòi như một giải pháp đơn giản. Đun một nồi nước lớn trong khoảng 5 phút cho đến khi sôi. Rót từ từ và cẩn thận lên nơi có giòi. Phương pháp này đặc biệt hữu ích nếu lũ giòi ở những khu vực cách biệt như thùng rác hoặc những khoảng không hẹp. Trong lúc đó, bạn hãy đổ bỏ rác mà lũ giòi đang ăn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đậy nắp thùng rác để giữ nhiệt bên trong.
    • Tránh dùng phương pháp này để diệt giòi trên tường hoặc thảm, vì độ ẩm có thể làm hư hại đồ đạc và sinh nấm mốc.

  2. 2

    Rắc đất tảo cát lên lũ giòi để chúng bị mất nước dần dần. Đất tảo cát là một loại đá trầm tích được dùng rộng rãi trong việc tẩy rửa và diệt côn trùng. Bạn hãy rắc một lượng đất tảo cát đủ để che phủ hoàn toàn đám giòi. Đất tảo cát sẽ bám vào lớp vỏ ngoài của giòi, khiến chúng bị mất nước và chết.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đất tảo cát có bán ở các hàng tạp hóa, các cửa hàng gia dụng và cửa hàng bách hóa.

  3. 3

    Dìm chết giòi bằng dung dịch nước pha với quế như một giải pháp nhanh. Hòa tan 1/6 quế với 5/6 nước vào bát và chầm chậm giội lên giòi. Lũ ấu trùng có thể chết trong vòng 6 tiếng. Giòi không ưa hỗn hợp này, vì vậy đây cũng là một biện pháp phòng ngừa chúng quay trở lại.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể dùng dung dịch gồm 1/6 giấm táo và 5/6 nước, nhưng hỗn hợp này phải mất 18 tiếng mới tiêu diệt được giòi.

  4. 4

    Rắc vôi và muối lên các khu vực nhiễm giòi để hút hết nước của những con giòi bò rải rác. Vôi và muối sẽ làm khô kiệt lũ giòi và khiến chúng chết vì thiếu nước. Trộn ¼ cốc [60 ml] vôi [calcium hydroxide] với ¼ cốc [60 ml] muối, sau đó rắc hỗn hợp lên những nơi giòi đang sinh sôi.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Theo dõi lũ giòi – nếu chúng không chết, bạn cần rắc thêm vôi và muối.
    • Bạn cũng có thể dùng vôi sống bán ở các cửa hàng tạp hóa.

  5. 5

    Dùng bia để thu hút lũ giòi nhỏ đến và chết đuối. Rót bia vào đĩa và đặt gần khu vực có giòi. Nhiều khi lũ giòi sẽ bị thu hút đến, bò vào đĩa và chết đuối trong bia. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài để xử lý giòi với số lượng lớn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhờ rằng đĩa đựng bia phải dễ tiếp cận đối với lũ giòi.
    • Mặc dù một số người để đèn sáng cạnh bia để thu hút giòi, nhưng nghiên cứu cho thấy thực ra giòi thường trốn tránh ánh sáng.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Đông lạnh giòi ở nhiệt độ -20 độ C tối thiểu 60 phút khi không còn cách nào khác. Bạn hãy quét lũ giòi vào đồ hót rác, trút chúng vào túi ni lông có khóa kéo và đặt vào tủ đông. Lũ giòi sẽ chết khi bị đông lạnh khoảng 1 tiếng.[12] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn

    • Nếu giòi chưa chết, bạn hãy đông lạnh chúng lâu hơn. Kiểm tra khoảng mỗi tiếng một lần và vứt bỏ xác giòi khi chúng đã chết.

  1. 1

    Tránh ném thịt và cá vào thùng rác. Ruồi [là loài đẻ trứng nở ra giòi] chủ yếu ăn thịt cá thối rữa. Để giảm nguy cơ nhiễm giòi, bạn đừng bao giờ vứt thịt cá ăn thừa vào thùng rác. Sau đây là vài giải pháp để loại bỏ nguồn gốc gây ra vấn đề:[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nấu nước dùng thịt bằng xương và thịt thừa. Bạn có thể bỏ xương thừa vào nồi nước sôi, thêm vào vài lá nguyệt quế và gia vị, sau đó đun liu riu ít nhất 1 tiếng.
    • Cất thịt/xương thừa trong một tủ lạnh riêng [hoặc tủ đông] cho đến ngày đổ rác và đổ hết một lần. Thịt sẽ không bị hỏng nếu để trong tủ lạnh hoặc đông lạnh.
    • Nếu phái vứt thịt cá thừa vào thùng rác, bạn hãy gói trong khăn giấy trước khi vứt. Ruồi sẽ ít có khả năng đẻ trứng nếu không tiếp cận được thức ăn thừa.

  2. 2

    Xịt các loại tinh dầu như bạc hà cay, lá nguyệt quế và khuynh diệp lên khu vực nhiễm giòi. Tinh dầu có tác dụng xua đuổi ruồi. Bạn hãy pha loãng 4-5 giọt tinh dầu với nước trong bình xịt và xịt một lớp mỏng lên những chỗ có giòi. Bạn cũng có thể xịt tinh dầu pha loãng vào miếng giẻ khô và dùng giẻ lau lên những nơi nhiễm giòi.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Rửa thùng rác bằng giấm và nước mỗi tuần một lần. Pha 1 phần giấm với 2 phần nước trong bát. Nhúng giẻ vào dung dịch để kỳ cọ thùng rác cả trong lẫn ngoài. Dùng giẻ khô lau thùng rác khi rửa xong và phơi khô ngoài nắng hoặc trong phòng khô ráo trước khi lồng túi rác vào thùng.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vứt bỏ rác khi đã đầy và rửa thùng rác mỗi tuần ít nhất một lần. Luôn dùng túi rác để các mẩu thức ăn thừa khỏi lọt vào thùng rác.
    • Thêm vài giọt tinh dầu ưa thích vào xà phòng khi rửa thùng rác.

  4. 4

    Làm vệ sinh máy hủy rác nếu bạn cho rằng có giòi xâm nhiễm. Ngắt công tắc điều khiển máy hủy rác và dùng kẹp gắp để lấy các mẩu thức ăn vụn ra. Tiếp đó, bạn hãy pha loãng 1 thìa canh thuốc tẩy với 4 lít nước và rót từ từ vào máy hủy rác.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cho máy chạy lâu hơn mỗi khi sử dụng. Như vậy tất cả các mẩu vụn thức ăn sẽ được hủy hết.
    • Tránh để dầu mỡ lọt xuống lỗ thoát nước của bồn rửa.

  5. 5

    Giữ cho những khu vực nhiễm giòi càng khô ráo càng tốt. Giòi rất ưa thích những nơi ẩm ướt, vì vậy bạn cần loại bỏ độ ẩm. Đảm bảo túi rác không bị rò rỉ và lau khô nước rỉ xuống đáy thùng rác nếu có càng sớm càng tốt. Cố gắng giữ nơi nấu nướng và những khu vực ưa thích của giòi được khô ráo hết mức có thể.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bỏ vài gói hút ẩm silica [thường có trong những đôi giày mới mua] vào đáy thùng rác. Silica có tính hút ẩm, vì vậy nó có thể loại bỏ độ ẩm rất hiệu quả.

  6. 6

    Đặt vài viên băng phiến gần những khu vực nhiễm giòi như một giải pháp cuối cùng. Băng phiến là các viên tròn được xử lý bằng hóa chất, trong đó có chứa thuốc diệt côn trùng. Một hoặc hai viên băng phiến đặt ở những nơi nhiễm giòi, chẳng hạn như đáy thùng rác, sẽ giúp xua đuổi và tiêu diệt những kẻ xâm nhập.[18] X Nguồn tin đáng tin cậy U.S. National Capital Poison Center Đi tới nguồn

    • Băng phiến là chất độc hại và có thể gây ung thư, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi đã thử hết các cách ở trên mà không có hiệu quả.
    • Không bao giờ được đặt băng phiến gần thức ăn.

  • Vứt bỏ thức ăn đã quá hạn sử dụng.
  • Luôn đậy kín thùng rác và tẩy rửa định kỳ.
  • Gắn lưới chống côn trùng vào cửa sổ.
  • Rửa các hộp đựng thực phẩm và thức uống trước khi vứt hoặc bỏ vào thùng đựng rác tái chế.
  • Thu dọn quả rụng trong vườn.
  • Đừng bao giờ để thức ăn của thú cưng ngoài trời.

Cùng viết bởi:

Chuyên gia kiểm soát dịch hại

Bài viết này đã được cùng viết bởi Elmer Bensinger. Elmer Bensinger là chuyên gia kiểm soát dịch hại sống tại Olympia, Washington. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Elmer chuyên ứng dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tích hợp và các sản phẩm như thuốc trừ sâu và thuốc diệt chuột. Anh học ngành kinh doanh tại Cao đẳng Cộng đồng South Puget Sound. Elmer là CEO của Mathis Exterminating, phó giám đốc điều hành và thành công khách hàng của Certus Pest Inc. tại Olympia. Bài viết này đã được xem 76.058 lần.

Chuyên mục: Dọn dẹp

Trang này đã được đọc 76.058 lần.

Video liên quan

Chủ Đề