Sốc thuốc phản vệ là gì

Trong một số trường hợp, dị ứng cấp tính có thể dẫn đến bị sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết được các triệu chứng sốc phản vệ và cách xử trí trong trường hợp này.

Tình trạng này được định nghĩa là phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong. Phản ứng thường xảy ra ngay khi bạn tiếp xúc với dị nguyên [thực phẩm, thuốc, độc tố từ côn trùng…] hoặc sau đó vài phút, gây tụt huyết áp đột ngột và tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp cấp.

Theo thống kê, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Người bị sốc phản vệ cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tiêm epinephrine.

Các triệu chứng của sốc phản vệ thường được biết đến là:

  • Phát ban
  • Da ửng đỏ hoặc tái xanh
  • Tụt huyết áp
  • Cảm giác tắc nghẽn trong đường thở và cổ họng gây khó thở
  • Mạch nhanh và yếu
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt, ngất xỉu

Bạn có thể gặp các dấu hiệu của sốc phản vệ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiện của sốc phản vệ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn cần lập tức đến bệnh viện nếu có bất kỳ biểu hiện nào như trên. Ngay cả khi triệu chứng sốc phản vệ có xu hướng thuyên giảm sau khi tiêm epinephrine trước khi đến bệnh viện, người bệnh vẫn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám nhằm đảm bảo không có biến chứng sau sốc phản vệ nào khác xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân sốc phản vệ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra vấn đề này, ví dụ như:

  • Dị ứng thuốc, đặc biệt là dị ứng penicillin.
  • Dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng, hạt cây [quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều], lúa mì [ở trẻ em], cá, động vật có vỏ, sữa và trứng.
  • Bị côn trùng đốt [ong mật, ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa].

Một số dị nguyên ít phổ biến hơn gồm:

  • Mủ cao su.
  • Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen… hoặc chất tương phản tĩnh mạch được sử dụng trong chụp X-quang.

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ gặp phải các dấu hiệu bị sốc phản vệ này có thể tăng nếu bạn:

  • Đã từng gặp phải vấn đề này trước đây.
  • Có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Có người thân trong gia đình bị hiện tượng này.

Chẩn đoán và điều trị

Các thông tin cung cấp không phải là một sự thay thế cho bất kỳ tư vấn y tế nào. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi dưới đây để giúp chẩn đoán bệnh chính xác:

  • Những loại thực phẩm đã ăn gần đây
  • Các loại thuốc đã hoặc đang dùng
  • Tiền sử dị ứng khi da của bạn tiếp xúc với nhựa, cao su
  • Có bị côn trùng cắn hay không

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán dị ứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốc phản vệ?

Bác sĩ có dùng các loại thuốc và kỹ thuật y tế dưới đây để điều trị khi bị sốc phản vệ, bao gồm:

  • Epinephrine [adrenaline]: làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể;
  • Thuốc kháng histamin và cortisone tiêm tĩnh mạch: làm giảm viêm đường dẫn khí và cải thiện khả năng thở;
  • Một thuốc đồng vận beta [ví dụ như albuterol]: làm giảm các triệu chứng hô hấp;
  • Thở Oxy.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế vấn đề này?

Bạn cần thay đổi lối sống để phòng tránh cơn sốc nguy hiểm này, chẳng hạn như:

  • Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Mang theo ống tiêm Epinephrine tự động [nếu có thể].
  • Mang theo prednisone hay các thuốc kháng histamine.
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bạn trước khi họ kê toa.
  • Thận trọng với côn trùng khi chúng đang ở gần.
  • Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được sốc phản vệ là gì. Từ đó, mong rằng bạn cũng sẽ nắm được cách điều trị hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Nguyên nhân gây sốc phản vệ Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng.

1.1. Danh mục các thuốc gây sốc phản vệ

- Kháng sinh: Penicillin, streptomycin, ampicillin, vancomycin, amoxycillin, chloramphenicol, cephalosporin, tetracycline, cefotaxime, sulfamethoxazol + Trimethoprim, neomycin, kanamycin, erythromycin, lincomycin, polymycin B, gentamycin. - Các thuốc chống viêm không steroid: salicylat, colchicin, ibuprofen, indomethacin. - Các vitamin: vitamin C tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp ở nước ta, tiếp sau là vitamin B1, vitamin B12 dạng tiêm. - Các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan. -Thuốc gây tê: procain, novocain, lidocain, thiopental. - Thuốc cản quang có iôt: visotrat. - Các hormon: insulin, ACTH, vasopressin. - Các loại vacxin, huyết thanh: vaccin phòng dại, phòng uốn ván, huyết thanh kháng bạch cầu, uốn ván. - Các thuốc có phân tử lượng thấp: dextran, gamma globulin, dịch chiết phủ tạng. - Các enzym: trypsin, chymotrypsin. - Các thuốc khác: tiemonium, chlorpromazine hydrochloride, paracetamol, paracetamol-codein.


1.2. Các nguyên nhân khác gây sốc phản vệ

- Thức ăn: Có nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật, gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, xoài, lạc, đậu nành, chất phụ gia v.v… - Nọc côn trùng: sốc phản vệ xảy ra do ong đốt, rắn, nhện, bọ cạp cắn. Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ do côn trùng và do các nguyên nhân khác [thuốc - thực phẩm] về cơ bản giống nhau.


2. Triệu chứng của sốc phản vệ

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện: Cảm giác khác thường [bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…], tiếp đó có các biểu hiện sau: – Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke. – Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được. – Khó thở [kiểu hen, thanh quản], nghẹt thở. – Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ. – Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê. – Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.


3. Xử Trí sốc phản vệ

Theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế [1999].

3.1. Xử trí ngay tại chỗ

- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên [thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…] - Cho bệnh nhân nằm tại chỗ. - Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. *Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau: + 1/2 -> 1 ống ở người lớn, không quá 0,3ml ở trẻ em [ống [1ml] + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0,1ml/kg] hoặc Adrenaline 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. + Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần [nằm nghiêng nếu có nôn]. + Nếu sốc quá nặng đe dọạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 [pha loãng 1/10] qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

3.2. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Xử trí suy hô hấp: * Thở ôxy mũi, thổi ngạt. * Bóp bóng Ambu có oxy. * Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn. * Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút. Có thể dùng: Terbutaline 0,5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở. - Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp [khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg]. - Các thuốc khác : * Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone. * Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch [có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở]. Dùng liều cao nếu sốc nặng [gấp 2- 5 lần]. * Natriclorua 0,9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em. * Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch. - Điều trị phối hợp: * Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá * Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. Chú ý: * Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định. * Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi. * Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin [hoặc máu nếu mất máu] hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có. * Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt. * Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết. * Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc [tổng cộng: 07 khoản] 1. Adrenaline 1mg – 1mL: 2 ống 2. Nước cất 10 mL: 2 ống 3. Bơm tiêm vô khuẩn [dùng một lần]: 10mL: 2 cái và 1mL 2 cái 4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon [Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống]. 5. Phương tiện khử trùng [bông, băng, gạc, cồn] 6. Dây garo. 7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế

ThS. BS. Phạm Đăng Hải
Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề