Soạn văn bài Khái quát văn học Việt Nam lớp 12 siêu ngắn

  • Xã hội Việt Nam đã chuyển sang chế độ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối văn nghệ của Đảng là nhân tố quan trọng tạo nên nền văn hóa thống nhất và các nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
  • Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài 30 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã tạo nên đặc điểm của giai đoạn này.
  • Chiến tranh kéo dài, liên tục, khiến nền kinh tế nghèo nàn, điều kiện giao lưu với văn hóa nước ngoài hạn chế [chỉ tiếp xúc, ảnh hưởng của văn hóa, văn học các nước trong phe XHCN].

=> Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, văn học giai đoạn 1945 - 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.

Trả lời:

Các chặng đường

Chủ đề

Thành tựu

Tác giả tiêu biểu

1945 - 1954

Ca ngợi tổ quốc, quần chúng CM, kêu gọi đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dương tấm gương vì nước quên mình

Thành công ở thể loại: Truyện ngắn, đặc biệt là thơ ca kháng chiến.

Kịch và lí luận phê bình cũng được chú ý

Hoài Thanh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Hồ Chí Minh, Nam Cao, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng

1955 - 1964

Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người lao động trong hoàn cảnh XHCN [cảm hứng lãng mạn, giàu chất hiện thực, nhân văn, nhân đạo].

Thành công ở thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ.

Kịch cũng thu hút được sự chú ý của dư luận

Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Khải, Tô Hoài, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Học Phi…

1965 - 1975

Ca ngợi tình thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Văn xuôi, thơ đạt được những thành tựu xuất sắc

Kịch cũng thu hút được những thành tựu đáng ghi nhận.

Xuất hiện nhiều các công trình nghiên cứu, phê bình.

Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo…

Trả lời:

Văn học Việt Nam từ 1945 – 1975 gồm có những đặc điểm sau:

  • Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
  • Nền văn học hướng về đại chúng
  • Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.

Trả lời:

Đất nước vừa kết thúc chiến tranh, còn gặp nhiều khó khăn về giải quyết các hậu quả sau chiến tranh. đất nước ta lại gặp những thử thách không nhỏ, nhất là khó khăn về kinh tế do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài. TÌnh hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới, đó là “vấn đề có ý nghĩa sống còn” của toàn dân tộc.

=> Đất nước bước vào công cuộc Đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.

Trả lời:

  • Từ 1975 đến 1985:
    • Nhìn chung Văn học ở chặng đường chuyển tiếp, trăn trở, tìm kiếm con đường đổi mới.
    • Thơ ca không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn nhưng vẫn có nhiều tác phẩm tạo được sự chú ý của người đọc.
    • Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ: Nhạy cảm với những vấn đề trong đời sống, có ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
  • Từ 1986 đến hết thế kỉ XX: Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Biểu hiện:
    • Quan điểm đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào hiện thực được coi trọng đã thúc đẩy VH chuyển hướng.
    • Phóng sự điều tra có điều kiện phát triển mạnh mẽ, thu hút người đọc.
    • Văn xuôi khởi sắc với nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
    • Kịch nói phát triển khá mạnh mẽ, có tiếng vang lớn.
    • Lý luận, nghiên cứu, phê bình VH cũng có sự đổi mới

Trả lời:

Các bạn có thể tham khảo dàn ý sau để viết thành bài văn hoàn chỉnh

Mở bài:Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

  • Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

  • Giải thích và chứng minh nhận định
    • Văn nghệ phụng sự kháng chiến:
      • Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.
    • Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước [Nguyễn Khoa Điềm], Tuyên ngôn độc lập [Hồ Chí Minh], Đất nước đứng lên [Nguyên Ngọc],...
  • Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:
    • Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.
    • Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến [Quang Dũng], Việt Bắc [Tố Hữu], Người lái đò sông Đà [Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân],...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Kết bài: Khẳng định lại câu nói của Nguyễn Đình Thi

  • Tổng hợp tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 12 ngắn nhất

Tuyển tập các bài soạn văn 12 Tập 1 & Tập 2 ngắn gọn, đầy đủ, bám sát nội dung sgk Ngữ văn 12 Tập 1 & Tập 2 giúp bạn học tốt môn Văn 12 hơn.

Soạn văn 12 tập 1

Soạn văn 12 tập 2

Tổng hợp Tác giả - tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay, chi tiết

Tổng hợp các dạng đề Ngữ văn lớp 12 cực hay

Trọn bộ Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 12 chọn lọc

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX ngắn nhất

Câu 1 [trang 18 sgk Văn 12 Tập 1]:

- Tình hình lịch sử, xã hội 1945-1975: diễn ra nhiều sự kiện lớn lao:

   + Cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp [1945- 1954], đế quốc Mĩ [1954- 1975]

   + Sau cuộc chiến tranh chống Pháp, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chống Mĩ

- Tình hình văn hóa: giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước.

Câu 2 [trang 18 sgk Văn 12 Tập 1]:

- Văn học Việt Nam từ 1945- 1975 phát triển qua 3 chặng:

   + Từ năm 1945- 1954

   + 1955- 1964

   + 1965- 1975

- Những thành tựu chủ yếu:

   + Chặng 1:

      • Truyện ngắn và kí: có những tác phẩm tiêu biểu: kí sự Một lần tới Thủ đô, Trận phố ràng của Trần Đăng; truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân…

      • Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc với các tác giả như Hồ Chí Minh, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Tố Hữu..

      • Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, ..

      • Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học: chặng này chưa phát triển nhưng đã có một vài tác phẩm có ý nghĩa quan trọng.

   + Chặng 2:

      • Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề của hiện thực đời sống với các tác giả như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Tưởng..

      • Thơ: phát triển mạnh mẽ: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận..

      • Kịch: cũng có 1 số tác phẩm được dư luận chú ý.

   + Chặng 3:

      • Văn xuôi: phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu,…

      • Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Tập thơ của Tố Hữu, và thế hệ các nhà thơ trẻ như Nguyễn Khoa Điềm, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh…

      • Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận

      • Nghiên cứu, phê bình văn học: có những tác giả nổi tiếng như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh..

Câu 3 [trang 18 sgk Văn 12 Tập 1]:

Những đặc điểm cơ bản của văn học từ 1945- 1975 là:

- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

- Nền văn học hướng về đại chúng

- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Câu 4 [trang 18 sgk Văn 12 Tập 1]:

Lí do phải đổi mới:

- Đất nước đã hòa bình, bước sang một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do. Yêu cầu văn học phải thay đổi để phản ánh một cuộc sống mới.

- Điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa đa dạng trên thế giới.

Câu 5 [trang 18 sgk Văn 12 Tập 1]:

Những thành tựu của nền văn học 1975- hết thế kỉ XX:

- Thơ: với các tác giả như Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo..

- Văn xuôi: nhiều khởi sắc hơn thơ: vớ các tác giả như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu…với các tác phẩm được xem như hành trình nhận thức lại văn học

- Kịch: phát triển mạnh mẽ như các tác phẩm của Lưu Quang Vũ..

- Lí luận, phê bình văn học cũng có sự đổi mới.

Luyện tập

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi, đã cho ta thấy mối quan hệ hai chiều giữa văn nghệ và kháng chiến:

- Kháng chiến là đối tượng, là chất liệu cho văn nghệ phản ánh

- Nhưng chính văn nghệ cũng đem lại cho cuộc sống kháng chiến có thêm động lực.

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a. Tìm hiểu đề:

- Vấn đề nghị luận: Sống đẹp

- Với thanh niên, học sinh ngày nay, sống đẹp là sống có ích, cống hiến, học hỏi từ mọi người xung quanh. Sống có trách nhiệm, biết cho đi để được nhận lại.

Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất như: tính trách nhiệm, tính chân thật, tính bao dung, vị tha, tính nhân hậu,…

- Cần sử dụng những thao tác lập luận như giải thích, bình luận, chứng minh,…

- Cần sử dụng các tư liệu thuộc các lĩnh vực như: báo chí, giáo dục, y học,..Có thể nêu các dẫn chứng từ văn học, bởi văn học là nhân học.

b. Lập dàn ý: [sgk]

2. Cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:

- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận

- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí

Luyện tập

Câu 1 [trang 21 sgk Văn 12 Tập 1]:

a.

- Vấn đề nghị luận ở đây là Văn hóa trong mối quan hệ với trí tuệ của con người.

- Tên cho văn bản: Văn hóa và trí tuệ của con người

b. Tác giả đã sử dụng những thao tác sau:

- Giải thích

- Phân tích

- Chứng minh

- Bình luận

c. Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh

Câu 2 [trang 22 sgk Văn 12 Tập 1]:

a. Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.

b. Thân bài

* Giải thích và bàn luận

- "Lí tưởng" là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.

• "Cuộc sống" ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trong cuộc đời của mỗi người.

- Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:

• "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường": Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.

• "Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

* Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.

- Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.

- Lý tưởng sống đẹp đẽ sẽ tạo động lực cho chúng ta thực hiện những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

* Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:

- Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.

- Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh sau khi rời ghế nhà trường là lựa chọn một nghề nghiệp đúng với ý thích và khả năng của bản thân, sẽ phấn đấu hết mình vì lí tưởng nghề nghiệp mình đã theo đuổi.

c. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề.

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

.............................

Video liên quan

Chủ Đề