So sánh st24 và st25

Hai loại gạo ST24 và ST25 đều là giống gạo sạch, thuần nông, không dư lượng thuốc trừ sâu và giàu chất dinh dưỡng. Cả hai giống ST này được kỹ sư Hồ Quang Cua đã kỳ công nghiên cứu tạo nên.

ST24 và ST25 thuộc giống lúa cao sản, chống chịu tốt và có thể trồng được ở những nơi nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nhờ những đặc tính đó mà giống lúa này gần như không sử dụng thuốc trừ sâu.

Điều vinh dự và đáng tự hào chính là gạo ST24 và gạo ST25 đã đại diện cho ngành gạo Việt Nam đạt top gạo ngon nhất thế giới vào năm 2017 và 2019.

->> Xem thêm: Dầu gạo là gì? Công dụng của dầu gạo?

Khác nhau

Giống lúa ST24 cứng, cao cây, lá xanh bền, lâu tàn và thích ứng tốt với điều kiện thời tiết biến đổi, chúng phù hợp với đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở các vùng miền Đông Nam Bộ. Giống ST24 này cũng cho năng suất ổn định, không bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, sọc trong, sâu cổ bông,…

Còn đối với giống lúa ST25 thì cũng có đặc tính vượt trội về phòng bệnh. Hơn nữa, giống ST25 chịu phèn rất tốt và thuộc dòng gạo cao sản có thể trồng từ 2 – 3 vụ trong một năm.

Hạt gạo ST24 có độ dài khoảng 8mm – 9mm, hạt màu trắng trong, thanh mảnh.

Còn hạt gạo ST25 khá dài khoảng 9mm, dẹp, có màu trắng trong, không bị bạc bụng và không gãy.

Gạo ST24 khi nấu cơm sẽ ngửi thấy thơm mùi lá dứa, cho vị ngọt tự nhiên, cơm dù để nguội vẫn mềm dẻo, không bị cứng hay lại gạo.

Gạo ST25 thì khi nấu, gạo hấp thụ lượng nước ít, lúc chín không bị nở bung, hạt cơm tơi đồng đều, mềm mịn và rất dẻo, dù khi để nguội cũng không bị khô cứng.Từng hạt gạo khi chín tỏa hương thơm mùi lá dứa tự nhiên hòa quyện cùng mùi cốm non đặc trưng.

Gạo ST24 có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao như: Gluxit, protein và các loại khoáng chất khác. Ngoài ra điểm đặc biệt của gạo ST24 là hàm lượng protein tới 10% [cao hơn các loại gạo thường], giúp tạo cảm giác no trước khi đầy bụng, khá phù hợp cho những người mắc bệnh về tiểu đường.

ST25 cũng chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin, chất sắt, chất xơ, magie, canxi,… Trong đó, hàm lượng đạm trong gạo ST25 cao, phù hợp với những người đái tháo đường hoặc người già và trẻ nhỏ.

Khi chế biến gạo ST24, bạn đong gạo tùy theo nhu cầu, rồi đem vo bằng nước sạch khoảng 2 – 3 lần. Sau đó đổ nước ngập mặt gạo khoảng 1cm và không cần phải xới cơm khi nấu.

->> Xem thêm: Top thùng đựng gạo thông minh tốt nhất 

Còn đối với gạo ST25, bạn cũng vo gạo bằng nước sạch từ 2 – 3 lần, tùy theo độ ráo mong muốn mà bạn có thể đong nước theo 2 tỷ lệ [1 chén gạo : 1 chén nước hoặc 1 chén gạo: 0.8 chén nước]. Trong quá trình nấu, bạn không nên mở nắp nồi nhiều lần.

Trên thị trường hiện nay, gạo ST24 có giá bán là 60.000đ/kg, còn bao 5kg có giá 250.000đ.

Đối với gạo ST25 tuy giá bán lẻ vẫn là 60.000đ/kg, nhưng bao 5kg có giá 280.000đ, ‘nhỉnh’ hơn giá gạo ST24 một chút.

Theo kỹ sư Hồ Quang Cua – cha đẻ của 2 giống lúa ST24 và ST25 cho biết: Hai loại gạo này tương đương về chất lượng chứ không sai lệch nhiều. Nếu bạn là một trong những tín đồ thích ăn mềm, dẻo vừa thì có thể chọn ST24. Còn nếu thích ăn gạo dẻo nhiều thì nên chọn gạo ST25. 

Cách bảo quản gạo được lâu

Mọi người đều biết gạo được chia ra làm 2 loại: Gạo nếp và gạo tẻ. Tuy nhiên, trong từng loại còn có vô vàn loại gạo khác nhau. Về tính chất thì chúng đều như nhau, nhưng khác nhau về giá cả cũng như độ thơm ngon từng loại.

Cách bảo quản gạo nếp

Gạo nếp thường chỉ được sử dụng để thổi xôi, hoặc say ra làm bột các loại bánh nếp. Thi thoảng các gia đình mới sử dụng đến. Vì vậy cần biết cách bảo quản gạo được lâu để không bị hư hỏng hay mối mọt.

Cách 1: Bảo quản gạo nếp bằng tỏi: Đây là mẹo từ xưa được các ông bà ta dạy lại.

  • Bảo quản gạo nếp ở thùng to có nắp đậy
  • Sử dụng những nhánh tỏi đã được bóc vỏ và đặt lên trên mặt gạo. Ít hay nhiều tùy thuộc vào lượng gạo bạn có
  • Sau đó đóng nắp gạo kín là bạn hoàn toàn có thể yên tâm tránh các loại mọt gạo hay ẩm mốc

Cách 2: Sử dụng các lu, vại hay hộp nhựa to chuyên đựng gạo.

  • Trước khi cho gạo vào trong, bạn phải rửa sạch và phơi nắng dụng cụ đựng gạo. Giúp chúng hoàn toàn khô ráo và không còn độ ẩm.
  • Cho gạo vào và đậy nắp kín đặt lên cao để tránh côn trùng hay độ ẩm ở dưới mặt đất.

Cách 3: Bảo quản gạo trong tủ lạnh.

Gạo sẽ được an toàn nếu được bảo quản trong nhiệt độ lạnh. Cho chúng vào những hộp lớn đậy kín và để vào tủ. Tuy nhiên cách làm này sẽ tốn diện tích tủ nhà bạn, không còn chỗ cho các thực phẩm khác nữa.

Cách bảo quản gạo tẻ

Gạo tẻ thì được gia đình dùng thường xuyên ngày 3 bữa, nên việc bảo quản cũng sẽ dễ dàng hơn. Vì thời gian sử dụng chúng ngắn hơn nên mọi người thường cất ở trong hộp nhựa hoặc bao tải.

Đây là cách bảo quản gạo được lâu vì vậy khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cũng không thể tránh được việc mối mọt hoặc côn trùng như gián, chuột. Cách tốt nhất là hãy sử dụng thùng nhựa có nắp đậy thật kín. Và đặt lên trên cao để tránh mối mọt hay côn trùng xâm nhập.

Trong trường hợp bạn phát hiện trong gạo xuất hiện mối mọt hay côn trùng. Hãy đổ gạo ra một mặt phẳng trải tấm nilon, san gạo ra cho đều. Sau đó chúng sẽ tự bò ra ngoài và bạn giết chết chúng. Đối với phần gạo vừa loại bỏ côn trùng bạn hãy bảo quản riêng. Đặt chúng vào tủ lạnh khoảng 4 đến 5 ngày để xem chúng có bị nhiễm khuẩn không.

Comments

comments

Video liên quan

Chủ Đề