Điểm giống nhau của nước Pháp và nước Đức sau chiến tranh The giới thứ nhất

Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Bài học không được phép lãng quên

Đúng 11 giờ giờ Paris ngày 11/11/1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tuyên bố kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, khép lại một trong những cuộc chiến quy mô nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi sinh mạng của hơn 18,6 triệu người và khiến khoảng 60 triệu người bị thương.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron [phải] và Thủ tướng Đức Angela Merkel gặp gỡ các cựu

chiến binh tại lễ kỷ niệm ở Compiègne, Pháp ngày 10/11/2018. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Tròn 100 năm sau, các sự kiện tưởng niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất được tổ chức trọng thể tại nhiều nơi trên thế giới, mà đỉnh điểm là buổi lễ ở Paris diễn ra đúng 11 giờ [17 giờ Việt Nam] ngày 11/11 với sự tham gia của khoảng 80 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin...

Nếu nhìn lịch sử từ những con số, Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bắt nguồn từ mâu thuẫn lợi ích giữa các đế quốc lớn ở châu Âu, mở đầu ngày 28/7/1914, khi đế quốc Áo-Hungary tuyên chiến với Serbia.

Dù trên lý thuyết đây là cuộc cạnh tranh giữa hai khối quân sự kình địch gồm khối liên minh trung tâm Đức-Áo-Hungary và khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga, với các đế quốc lớn như Anh, Đức, Pháp, Đức, Nga, đế chế Áo-Hungary và Ottoman [tiền thân của nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay], song trên thực tế, gần 70 nước đã bị lôi kéo vào cuộc chiến dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có Italy năm 1915 và Mỹ năm 1917. Tính tổng cộng có tới trên 800 triệu người, tức hơn một nửa dân số thời kỳ đó ở các nước được coi là tham chiến.

Từ 20 triệu người được các bên tham chiến huy động lúc chiến tranh bùng nổ, khi xung đột leo thang và lan rộng, con số đã tăng nhiều lần, lên tới 70 triệu người. Đông nhất là Đức, 13 triệu người, tiếp đó là Áo-Hungary 9 triệu, bằng với số quân của Anh [bao gồm cả quân từ các thuộc địa, phần lớn là Ấn Độ]. Với quy mô như vậy, đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, diễn ra ác liệt trên bộ, trên không, trên biển. Cũng lần đầu tiên, vũ khí hóa học đã được sử dụng quy mô lớn khi lực lượng Đức dùng khí chlorine tấn công tại Bỉ năm 1915.

Mức độ tàn khốc của cuộc chiến kéo dài 52 tháng này còn được tính bằng hàng triệu người thiệt mạng, hàng triệu người bị thương, chưa nói tới hơn 3 triệu người bị chiến tranh làm cho góa bụa và 6 triệu người mồ côi, trên 10 triệu người phải tị nạn. Ít nhất 10 triệu binh lính tử trận, hơn 8 triệu dân thường thiệt mạng.

Thậm chí, trong ngày cuối cùng của cuộc chiến, trước khi văn kiện đình chiến được ký trên một toa tàu hỏa vào lúc 5 giờ 10 phút ở một cánh rừng tại thành phố Compiègne của Pháp, con số người thiệt mạng, bị thương và mất tích được thống kê là 11 triệu người.

Sau gần bốn năm, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Anh-Pháp-Nga và đồng minh, song nó để lại hậu quả khủng khiếp và tang thương.

Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy... ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.

Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.

Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.

Đánh giá về cuộc chiến này, tiến sỹ Khoa học lịch sử Nga Natalia Narochnitskaya cho rằng nguyên nhân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất bắt nguồn từ việc các đế quốc cạnh tranh với nhau để gây ảnh hưởng, để tranh giành thị trường và tiếp cận đường biển. Đây có thể coi là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới từ cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Tham vọng tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới, đặc biệt tại các nước thuộc địa. Tham vọng quyền lực chiến lược, mâu thuẫn lợi ích càng khiến các bên bị kéo vào vòng chiến.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin nói rằng cuộc chiến này là một bi kịch, nhắc nhở nhân loại về những hậu quả khi sự thù địch và lòng ích kỷ, cũng như tham vọng quá mức của những người đứng đầu nhà nước và giới thượng lưu chính trị được đặt cao hơn lương tri.

Nhà lãnh đạo Nga lo ngại rằng nhân loại đã lãng quên bài học từ cuộc chiến tranh 100 năm trước, trong bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp và tham vọng tranh giành địa chính trị trở nên quyết liệt hơn.

Mâu thuẫn lợi ích vẫn là nguyên nhân của căng thẳng và đụng độ, chủ nghĩa bá quyền và tư duy nước lớn, phớt lờ lợi ích của các nước khác, vẫn tồn tại, xung đột vũ trang vẫn là câu chuyện thường nhật, bom đạn vẫn rơi và máu vẫn đổ ở nhiều khu vực chiến sự, thậm chí thế giới đôi lúc đã trong tình trạng "bên bờ vực chiến tranh."

Những vấn đề dân tộc cực đoan, khác biệt tôn giáo... đang trở thành "quân bài" để kích động xung đột, mâu thuẫn, mà trong một thế giới hiện đại, công nghệ phát triển như hiện nay, đây hoàn toàn có thể là mầm mồng cho một cuộc chiến tranh toàn cầu với sức hủy diệt tàn khốc. "Bóng ma" Chiến tranh Thế giới thứ nhất có thể lùi xa từ 100 năm trước, song bài học xương máu của nó thì còn nguyên giá trị./.

Theo vietnamplus.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • 50 triệu người trên thế giới là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại
  • Mỹ tưởng niệm các nạn nhân, 21 năm sau vụ khủng bố 11/9
  • Liên hợp quốc kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế dành cho Pakistan
  • WHO: Châu Âu đi đúng hướng trong ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
  • Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn lệnh trừng phạt Mali
  • Liên hợp quốc khởi hành chuyến tàu thứ hai từ Ukraine
  • Mỹ ghi nhận hơn 17.400 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 3/10 vừa qua là ngày mà nước Đức đã thực hiện khoản chi trả cuối cùng trong toàn bộ gói bồi thường cho... Chiến tranh thế giới lần I. Như vậy là 92 năm sau khi Chiến tranh thế giới lần I kết thúc [năm 1918], kẻ thua cuộc trong cuộc chiến đó cũng đã làm tròn nghĩa vụ của mình để cuộc chiến "hoàn toàn chấm dứt thật sự" - như cách nói của báo giới Đức.

Khoản chi trả hôm Chủ nhật 3/10 trị giá 94 triệu USD không phải được chi trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức, quỹ hay ngân khố nào cả mà đó là khoản nợ trái phiếu cuối cùng mà nước Đức phải trả đáo hạn cho nhà đầu tư nợ quốc tế đã bỏ tiền ra mua gói bồi thường chiến tranh của nước Đức cách đây vài thập niên.

Xung quanh việc chi trả bồi thường chiến tranh của nước Đức cũng có khá nhiều vấn đề khúc mắc, khá nhiều câu hỏi được đặt ra. Chẳng hạn, tại sao nước Đức phải chi trả bồi thường chiến tranh lâu đến vậy? Bồi thường cho cái gì, cho ai, giá trị bồi thường được tính dựa vào đâu?

Theo Giáo sư Sử học Stephen Schuker thuộc Đại học Virginia [Mỹ], căn cứ để tính thiệt hại mà nước Đức phải bồi thường dựa trên thực tế sự tàn phá các vùng xảy ra chiến sự thời đó.

Tháng 11/1918, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất tạm thời kết thúc bằng việc ký một Hiệp định đình chiến giữa Hoàng đế Đức với các nước Đồng minh, nhưng chưa chính thức.

Một năm sau, Hội nghị Hòa bình tổ chức tại Paris đã cho ra đời Hiệp ước Versailles - một thỏa thuận chính thức chấm dứt chiến tranh, đồng thời cũng là thỏa thuận quốc tế đầu tiên ràng buộc nước Đức phải bồi thường chiến tranh.

Theo các thỏa thuận trong Hiệp ước Versailles, nước Đức bị tước hết quyền lợi tại các thuộc địa, đồng thời bị cắt luôn vùng Alsace-Lorraine [ngày nay thuộc Pháp], bị hạn chế tối đa các hoạt động quân sự và phải bồi thường thiệt hại cho những vùng bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất.

Hiệp ước Versailles cũng đã xác định rõ ràng những vùng rộng lớn của Bỉ và Pháp thời đó bị tàn phá nặng nề nhất bởi chiến tranh do mạng lưới chiến hào, công sự chi chít, các hố bom, pháo cày xới khắp nơi đã biến những vùng này thành những vùng hoang phế, không có sự sống.

Những vùng bị thiệt hại này đương nhiên cần phải được tái thiết, nhưng tình hình kinh tế Pháp, Bỉ thời đó không thể kham nổi chi phí tái thiết quá lớn. Do đó họ cần phải có một nguồn tài chính bồi thường để thực hiện công việc tái thiết.

Nhưng "tấm hóa đơn" chiến tranh - giá trị bồi thường phải tính ra sao, và bao nhiêu thì đủ? Đây là vấn đề lớn, rất khó đưa ra một tính toán chuẩn xác dựa trên những thiệt hại vật chất, nhân mạng và cả những hao tốn khí tài quân sự của các bên tham chiến. Và lẽ đương nhiên, việc tính "giá thành" của cuộc chiến cũng phải căn cứ theo tình hình thực tế cho "hợp tình hợp lý" chứ không phải chỉ căn cứ một cách cứng nhắc vào những thiệt hại do chiến tranh.

Chính vì những khó khăn như thế nên Ủy ban Bồi thường Quốc tế đã phải làm việc tích cực trong 2 năm để đánh giá các thiệt hại, đồng thời xét đến tương quan thực lực kinh tế nước Đức, sao cho mức giá bồi thường phải nằm trong tầm "vừa túi tiền" của nước Đức. Cuối cùng Ủy ban Bồi thường đưa ra mức giá bồi thường là 266 đồng Mác vàng [tiền của Đế quốc Đức thời đó], tương đương 63 tỉ USD lúc đó, khoảng 768 tỉ USD ngày nay. Con số này sau đó đã được hạ xuống còn 33 tỉ USD, khoảng 402 tỉ USD ngày nay.

Nhưng đối với nước Đức thời đó, con số đó cũng đã là quá lớn. Kinh tế gia Anh John Maynard Keynes, người đã tham gia Ủy ban Bồi thường có mặt tại Hội nghị Paris đã phản ứng dữ dội, bỏ ra khỏi phòng họp và viết một bài báo nhan đề "Những hậu quả kinh tế của Hòa bình", trong đó ông lập luận việc áp giá bồi thường như thế sẽ khiến cho kinh tế nước Đức sụp đổ. Quan điểm chung của giới kinh tế thời đó, kể cả sau này, đều ủng hộ ông Keynes, nhưng họ cũng cho rằng mức bồi thường đó không phải không thể chi trả.

Thế rồi đến ngày chi trả khoản bồi thường đầu tiên trị giá 500 triệu USD vào năm 1921, nước Đức chỉ việc in ra tiền rồi mang đến trả trực tiếp cho Ủy ban Bồi thường. Nhưng, vấn đề không ổn ở chỗ, thời đó kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng, trong khi nước Đức lúc đó lại cứ in tiền vô tội vạ để chi trả cho mọi khoản.

Và việc in tiền vô tội vạ đã khiến cho đồng tiền của Đức tuột giá "siêu tốc", đến nỗi người ta phải mang cả bao tải tiền chỉ để mua được một ổ bánh mỳ!?- theo Giáo sư Schuker trong quyển sách "American "Reparations" to Germany, 1919-1933" [tạm dịch: Người Mỹ trả nợ thay cho nước Đức, giai đoạn 1919-1933].

Đến năm 1923, do nước Đức quả thực tuyên bố "mất khả năng chi trả" khoản bồi thường quá nhiều lần nên nước Pháp đã phải đưa quân đội đến "siết" vùng Ruhr để đòi nợ, nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

Cuộc chiến đã cày nát nhiều vùng Bắc nước Pháp và Bỉ.

Đến nước này thì người Mỹ bắt đầu nhúng tay vào - cũng theo quyển sách kể trên của Giáo sư Schuker. Đó là vào năm 1924, một chủ nhà băng Mỹ tên là Charles Dawes đã giúp nước Đức vạch kế hoạch chi trả, sau này được gọi là Kế hoạch Dawes, theo đó các ngân hàng Mỹ, như J.P. Morgan sẽ thay mặt nước Đức đứng ra phát hành trái phiếu ra các nhà đầu tư tư nhân để lấy tiền trả nợ bồi thường chiến tranh, sau đó nước Đức sẽ phải trả nợ lại cho các nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn.

Nhờ sáng kiến ra kế hoạch táo bạo này mà ông Dawes được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1925. Tuy nhiên, đến khi trái phiếu đáo hạn vào năm 1928, Đức lại "mất khả năng chi trả". Vì thế, năm 1929, một kế hoạch mới ra đời, theo đó các trái phiếu do Mỹ bảo lãnh sẽ được phát hành nhiều hơn, đồng thời giảm phần chi trả nợ của nước Đức xuống còn 28 tỉ USD, được chia ra trả dần trong 59 năm.

Sau khi lên làm Quốc trưởng nước Đức Quốc xã vào năm 1933, Adolf Hitler đã tuyên bố "xù" toàn bộ các khoản bồi thường chiến tranh. Toàn bộ số trái phiếu Chính phủ Đức đã phát hành bỗng chốc trở nên vô giá trị, khiến người Mỹ thiệt hại số tiền lớn.

Thật may, sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với việc nước Đức Quốc xã của trùm phát xít Hitler và phe Trục đại bại, những khoản bồi thường đó đã được phục hồi nguyên giá trị.

Sau một hội nghị quốc tế về bồi thường chiến tranh của nước Đức tại London vào năm 1953, Thỏa thuận London đã được ký kết, theo đó Tây Đức chấp nhận chi trả nợ trái phiếu bồi thường chiến tranh nhưng với điều kiện là việc chi trả chỉ bắt đầu sau khi 2 miền Đông và Tây Đức thống nhất. Ngày 3/10/1995, 5 năm sau khi nước Đức tái thống nhất, việc chi trả nợ trái phiếu đã được bắt đầu và kết thúc vào ngày 3/10/2010 vừa qua

Tiểu Khang [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề