So sánh kí gửi và ủy thác mua bán hàng hóa

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Mỗi hình thức trung gian thương mại đều có những đặc điểm riêng, tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa các hinh thức đặc biệt là hình thức ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. Bài viết dưới đây sẽ giúp phân biệt hai hình thức trung gian thương mại này.

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác [theo Điều 155 Luật thương mại 2005].

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao [theo Điều 166 Luật Thương mại 2005].

+ Đều là hoạt động thương mại theo quy định Luật thương mại 2005;

+ Đều là hợp đồng dịch vụ, đối tượng hợp đồng là thực hiện công việc;

+ Đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong đó bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù lao;

+ Quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên giao đại lý, bên ủy thác;

+ Bên nhận ủy thác, bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện;

+ Bên nhận dịch vụ có thể giao kết dịch vụ trung gian của mình với nhiều bên thuê dịch vụ, trừ trường hợp cụ thể mà pháp luật không cho phép;

+ Đều phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Phân biệt hai hình thức trung gian thương mại ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại dựa theo các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Ủy thác mua bán hàng hóa

Đại lý thương mại

Căn cứ pháp lý

Điều 155 – 165 Luật thương mại 2005

Điều 166 – 177 Luật thương mại 2005

Chủ thể

+ Bên nhận ủy thác: Thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác

+ Bên ủy thác: Thương nhân hoặc không phải là thương nhân

+ Bên giao đại lý: Thương nhân [giao hàng hóa, tiền, ủy quyền cung ứng dịch vụ]

+ Bên đại lý: Thương nhân

Đối tượng

Tất cả hàng hóa [Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005] lưu thông hợp pháp [không ủy thác dịch vụ]

Hàng hóa, tiền, dịch vụ

Hình thức hợp đồng

Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. [Điều 159]

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

Quyền và nghĩa vụ các bên

Bên ủy thác: Điều 162, 163 luật thương mại 2015

+ Quyền: Yêu cầu thông báo thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng, không chịu trách nhiệm trong trường hợp nhận ủy thác vi phạm pháp luật trừ trường hợp pháp luật quy định khác

+ Nghĩa vụ: Cung cấp thông tin, trả thù lao, giao tiền giao hàng đúng thỏa thuận, liên đới chịu trách nhiệm

Bên nhận ủy thác: Điều 164, 165 Luật thương mại 2005

+ Quyền: Yêu cầu cung cấp thông tin, nhận thù lao, không chịu trách nhiệm về hàng hóa

+ Nghĩa vụ: thực hiện mua bán, thông báo, bảo quản tài sản, giữ bí mật, liên đới chịu trách nhiệm

Bên giao đại lý: Điều 172, Điều 173 Luật thương mại 2005

+ Quyền: Ấn định giá cả giá mua bán, giá giao đại lý, yêu cầu, kiểm tra, giám sát

+ Nghĩa vụ: Trả thù lao, hướng dẫn cung cấp thông tin, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa dịch vụ, liên đới chịu trách nhiệm nếu có một phần lỗi

Bên đại lý: Điều 173, Điều 174 Luật thương mại 2005

+ Quyền: Hưởng thù lao, yêu cầu hướng dẫn

+ Nghĩa vụ: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đại lý, bảo quản hàng hóa, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa nếu có lỗi

Mối quan hệ

Bên nhận ủy thác nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa theo sự ủy thác

Nhân danh chính mình

Trách nhiệm pháp lý

Độc lập pháp lý

Bên ủy thác không chịu trách nhiệm về việc bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật

Các bên liên đới chịu trách nhiệm nếu việc vi phạm pháp luật của một bên xuất phát từ lỗi bên còn lại hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật

Có sự độc lập về mặt pháp lý [bên đại lý nhân danh chính mình]

Bên giao đại lý là chủ sở hữu chịu trách nhiệm đối với hàng hóa dịch vụ, bên đại lý liên đới nếu trường hợp có lỗi [ví dụ quá trình bảo quản không tốt]

Thù lao

Thù lao uỷ thác [một khoản tiền các bên thỏa thuận ghi nhận theo hợp đồng] và các chi phí hợp lý khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá [khoản 1 Điều 171 Luật thương mại 2005]

Tính kiểm soát

Các bên hoạt động độc lập không có sự kiểm soát, bên ủy thác có quyền yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp thông tin về tình trạng thực hiện công việc ủy thác.

Mang tính kiểm soát cao hơn

Bên đại lý chịu sự kiểm tra giám sát của bên giao đại lý, thực hiện theo giá cả bên giao ấn định, cung cấp thương tin trong quá trình thực hiện

Dựa vào các tiêu chí trên đây, có thể phân biệt rõ ràng hai hình thức trung gian thương mại ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005

Luật Hoàng Anh

CAM KẾT DỊCH VỤ

  • Đồng hành cùng Thân chủ.
  • Phương án tốt, giải pháp hay.
  • Bảo mật - Uy tín - Tin cậy - Chi phí thấp - Hiệu quả cao.
  • Dịch vụ pháp lý tốt số 2 tại Việt Nam.
  • Cam kết HOÀN TIỀN nếu thực hiện dịch vụ không thành công.

Cảm ơn quý vị và các bạn đã tin tưởng Luật Hoàng Anh, nếu có thắc mắc muốn giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Điều 155 Luật Thương mại 2005 đã quy định: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác”.

Đại lý thương mại là gì?

Điều 166 Luật Thương mại 2005, “Đại lý thương mại là… hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng để hưởng thù lao”.

So sánh hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với đại lý thương mại

Điểm giống nhau giữa hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với hoạt động đại lý thương mại

–  Xét về bản chất, cả hai loại đều là loại hợp đồng dịch vụ, vì vậy đối tượng hướng đến giữa các bên khi giao kết là thực hiện một công việc. Vì vậy cho dù có sự xuất hiện của hàng hóa thì ở đây nó cũng không phải là đối tượng của hợp đồng mà chỉ là đối tượng trong hợp đồng mua bán giữa bên nhận giao kết và bên thứ ba.

– Cả hai loại giao dịch trên đều là loại hình dịch vụ trung gian thương mại, trong đó bên nhận dịch vụ sẽ thực hiện công việc thay cho bên giao kết để hưởng thù lao. Do vậy quyền sở hữu hàng hóa hay các quyền sở hữu khác vẫn thuộc về bên thuê dịch vụ, bên nhận dịch vụ chỉ thay mặt để giao dịch với bên thứ ba. Tuy nhiên, khác với loại hình đại diện thương nhân, mà bên nhận dịch vụ sẽ nhân danh bên thuê dịch vụ để thực hiện các công việc, cũng như với loại hình môi giới thương mại, mà bên nhận dịch vụ hoàn toàn không tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại thì bên nhận dịch vụ đều nhân danh chính mình để thực hiện công việc. Trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại, bên nhận dịch vụ có thể giao kết dịch vụ trung gian của mình với nhiều bên thuê dịch vụ, trừ trường hợp cụ thể mà pháp luật không cho phép.

– Chủ thể nhận giao kết trong cả hai loại đều phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên giao kết và bên thứ ba theo quy định của điều 6 Luật Thương mại. Hơn nữa, trong cả ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại đều có sự mua bán hàng hóa nên bên nhận dịch vụ còn phải là thương nhân được phép của Nhà nước kinh doanh các mặt hàng đó.

– Về mặt hình thức, cả ủy thác mua bán hàng hóa lẫn đại lý thương mại đều phải được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điểm khác nhau giữa hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá với hoạt động đại lý thương mại

Tiêu chí HĐ ủy thác mua bán hàng hoá HĐ đại lý thương mại
Chủ thể Bên thuê dịch vụ có thể không phải là thương nhân
Người ủy thác mua bán hàng hóa có thể là người sản xuất
Bên nhận dịch vụ bắt buộc phải là thương nhân
Phạm vi hoạt động Phạm vi hoạt động của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa chỉ giới hạn trong hoạt động mua bán Luật Thương mại 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lý thương mại, ngoài mua bán hàng hóa còn là cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Tính chất hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa thường mang tính vụ việc đơn lẻ Đại lý thương mại thường là quá trình hợp tác lâu dài giữa các bên. Chính vì vậy, bên nhận đại lý thường được tự do lựa chọn khách hàng hơn so với bên nhận ủy thác, nhưng cũng phải sự lệ thuộc nhất định và chịu sự giám sát chặt chẽ của bên giao đại lý hơn bên nhận ủy thác.
Tính chuyên môn Quan hệ ủy thác thường xuất hiện khá nhiều trong đời sống bình thường dưới hình thức ký gửi. Một người đã về hưu không có việc làm ở nhà làm ra một số đồ thủ công có thể đem ký gửi, tức là ủy thác cho thương nhân có khả năng bán để bán hàng hóa cho mình. Việc sản xuất ở đây là không thường xuyên, liên tục, và bản thân bên thuê dịch vụ tuy có hướng đến mục đích lợi nhuận nhưng không mang tính chất nghề nghiệp, không phải là phương cách nuôi sống bản thân. Còn trong quan hệ  đại lý thương mại, cả hai bên đều là thương nhân, tức là đều hoạt động thương mại với tính chất nghề nghiệp. Do đó việc sản xuất hàng hóa sẽ được đảm bảo ổn định.
Có thể nói quan hệ đại lý thương mại là loại hình thương mại phát triển cao hơn so với quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa, hay nói cách khác là sự “chuyên nghiệp hóa” hoạt động dịch vụ.
Bên nhận Bên nhận ủy thác chỉ được thực hiện chức năng mua bán. Bên nhận đại lý có quyền cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề