Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính

Hôm nay là bài viết cuối cùng trong series chứng khoán 101 trong tháng này, như có chia sẻ trên Fanpage là bài viết về cách đọc báo cáo tài chính.

Mọi người thường bảo bạn phải đọc báo cáo tài chính rõ, nhưng mình hiểu rất rõ ngay cả với người từng học tài chính như mình khi mở báo cáo tài chính ra đã thấy hoa mắt chóng mặt, chứ đừng nói những bạn ngoài ngành.

Nhưng các bạn yên tâm, hôm nay trong bài viết này, mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu cách đọc báo cáo tài chính một cách rõ ràng, và đơn giản. Cụ thể ở đây mình sẽ đi vào thẳng 6 chỉ số mà các bạn cần tập trung vào thay vì đọc toàn bộ báo cáo tài chính. Chúng ta là nhà đầu tư bên ngoài, không phải nhân viên kế toán, kiểm toán để đọc phân tích toàn bộ các chỉ số báo cáo tài chính.

Và nội dung kiến thức này không đâu xa, mà từ chính cuốn sách 7 phương pháp đầu tư của Warren Buffett. Các bạn thấy mình giới thiệu toàn sách hay không, một cuốn sách nhỏ vậy là cung cấp đủ thông tin cho các bạn để đầu tư rồi. Quan trọng là các bạn có đọc hay không.

Dành cho những ai mới đọc bài này và muốn tìm hiểu cách đầu tư. Các bạn đọc theo thứ tự ở đây:

[1] Đọc bài Bài viết duy nhất bạn cần xem về chứng khoán để trang bị tư duy, sau đó

[2] Đọc bài Cách chọn chứng khoán chuẩn như Warren Buffet để tìm mã chứng khoán để đầu tư, sau đó

[3]Đọc hết bài này: Cách đọc báo cáo tài chính trong 10 phút để lọc ra những mã tốt nhất và cuối cùng

[4]Đọc bài Bí quyết X4 tài khoản với phương pháp Average Dollar Cost để có được chiến lược phân bổ vốn và đầu tư.

Bản thân mình không làm gì cao xa, vẫn áp dụng đầy đủ 4 bước này và đầu tư thôi.

Bây giờ đi thẳng vào nội dung tìm hiểu báo cáo tài chính.

Trong một báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp có 3 loại cơ bản:

  1. Bảng cân đối kế toán
  2. Báo cáo kết quả kinh doanh
  3. Bảng luân chuyển tiền tệ

Tìm báo cáo này ở đâu, đơn giản các bạn vào

Chúng ta sẽ đi cùng nhau từng loại báo cáo

I. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thể hiện thông tin về những gì doanh nghiệp đang sở hữu và mắc nợ. Một bảng cân đối kế toán gồm 3 phần:

  1. Tài sản: Những gì doanh nghiệp sở hữu
  2. Nợ phải trả: Những khoản tiền doanh nghiệp nợ
  3. Vốn chủ sở hữu: Giá trị ròng của doanh nghiệp

Khi tìm hiểu bảng cân đối kế toán, bạn cần chú ý vào hai chỉ số sau:

  1. Vốn chủ sở hữu [giá trị sổ sách] của doanh nghiệp có tăng trưởng qua các năm hay không

Lưu ý, đối với đầu tư giá trị, chúng ta sẽ xem xét các chỉ số này trong vòng 10 năm, nên từ nay đến cuối bài các chỉ số nêu ra đều được áp dụng tìm hiểu trong vòng 10 năm.

  1. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp tốt nhất nên duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 50%.

II. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bản ghi lại quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn có lãi hay đang lỗ sẽ được thể hiện qua bảng báo cáo này.

Khi tìm hiểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bạn chú ý 2 chỉ số sau:

  1. Lợi nhuận của doanh nghiệp

Xem sét lợi nhuận của doanh nghiệp trong 10 năm qua là thước đo cho việc xác định liệu doanh nghiệp này có tạo ra được lợi nhuận hay không.

  1. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sợ hữu [ROE]

Đây là chỉ số đo lường khả năng hoạt động sinh lợi của doanh nghiệp trên vốn. Dựa vào đây sẽ cho chúng ta dự đoán được xem tương lai liệu doanh nghiệp có khả năng phát triển hay không.

III. Báo cáo luân chuyển tiền tệ

Là bảng báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp, báo cóa luân chuyển tiền tệ thể hiện lượng tiền có của doanh nghiệp. Tiền giống như máu của doanh nghiệp, muốn doanh nghiệp hoạt động tốt, máu phải lưu thông. Nhiều doanh nghiệp có thể báo có lợi nhuận nhưng thực tế có thể tiền vẫn chưa về tài khoản. Doanh nghiệp có thể làm giả doanh số, kê khai gian tài sản, nhưng tiền tươi thóc thật không thể giả được.

Ở Việt Nam có hai cách để lập báo cáo luân chuyển tiền tệ là gián tiếp hoặc trực tiếp, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một cách để thực hiện.

Khi tìm hiểu báo cáo luân chuyển tiền tệ bạn theo dõi 2 chỉ số sau đây:

  1. Operating Cash Flow [OCF] Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Ở đây bạn chỉ lựa chọn những doanh nghiệp có dòng tiền ổn định qua các năm. Một lưu ý là một số doanh nghiệp kinh doanh theo chu kỳ, thì dòng tiền sẽ thay đổi theo chu kỳ. Nếu nắm bắt rõ các bạn cũng có thể đầu tư chiến lược ngắn hạn hoặc theo chu kỳ của doanh nghiệp.

  1. Dòng tiền tự do. Dòng tiền tự do = OCF Chi phí vốn [Chi phí sắm sửa tài sản]

Hai chỉ số trên phải luôn dương và ổn định qua 10 năm.

Trên đây là 6 chỉ số chính yếu trên báo cáo tài chính mà bạn cần nắm khi tìm hiểu về một doanh nghiệp.

Mình tổng hợp lại dưới bảng sau đây để các bạn nắm lại:

STTChỉ sốNơi tìmLưu ý
1Vốn chủ sở hữuBảng cân đối kế toánPhải ổn định và ngày càng tăng qua các năm
2Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữuÍt nhất năm gần nhất phải thấp hơn 50%
3Lợi nhuận của doanh nghiệpBảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhLợi nhuận 10 năm luôn ổn định và tăng tưởng
4Lợi nhuạn trên vốn chủ sở hữu [ROE]ROE cao hơ 15% và ổn định qua các năm
5Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh [OCF]Báo cáo luân chuyển tiền tệDòng tiền luôn dương và duy trì tăng ổn định qua các năm
6Dòng tiền tự do [OCF-Chi phí vốn]

Để xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn có thể google để được file báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mình thì xem đơn giản trên caféF, nên phần tiếp theo minh chia sẻ nội dung trên file caféF.

Bước 1: Vào cafeF, gõ tên doanh nghiệp

Bước 2: Click vào mục xem tất cả dưới phần báo cáo tài chính

Bước 3: Xem các báo cáo tài chính xem từng bảng báo cáo để tìm chỉ số

Các bạn theo dõi video phần demo của mình để tìm hiểu rõ hơn nhé.

Hy vọng chia sẻ ở trên hữu ích với mọi người. Chia sẻ với mình ở comment bên dưới nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
Danh mục đầu tư crypto của mình - Phần1: Kỳ vọng X2
Nên chọn quỹ ETF nào để đầu tư?

Video liên quan

Chủ Đề