Quyết định hành chính nhà nước là gì

Skip to content

Luật Quang Huy

Tổng hợp bài tập luật

Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Do đó, việc quản lí của nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước sẽ càng phức tạp, khó khăn hơn. Để thực hiện tốt chức năng quản lí này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải ban hành nhiều quyết định hành chính hơn. Vậy quyết định hành chính là gì, vai trò của nó là như thế nào trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước? Qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu vấn đề: “Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước”.

Một số vấn đề lý luận về quyết định hành chính

Khái niệm về quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực Nhà nước thông qua những hành vi của chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, tiến hành theo trình tự dưới hình thức nhất định theo quy định pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó để giải quyết công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính của Nhà nước. 

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Đặc điểm chung của quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một dạng cụ thể của quyết định pháp luật nên cũng mang những đặc điểm chung của một quyết định pháp luật:  *Quyết định hành chính thể hiện ý chí nhà nước: cũng như tất cả các loại quyết định pháp luật khác, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền thực hiện nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước. Ý chí của nhà nước trong quyết định hành chính còn thể hiện ở chỗ, mặc dù khi ban hành quyết định cơ quan hành chính có thể xem xét, lấy ý kiến xủa đối tượng tác động của quy định về những vấn đề liên quan đến nội dung quy định, nhưng các ý kiến đó chỉ có giá trị tham khảo, giảm bớt khả năng nhìn nhận về một cách phiến diện, một chiều của cơ quan hành chính. Nội dung quyết định không bao giờ là sự thỏa thuận ý chí giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý, trong quản lý hành chính nhà nước ý chí của nhà nước tập trung nhất.

*Quyết định hành chính mang tính quyền lực nhà nước, và được nhà nước đảm bảo hực hiện: Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn đó thì những quyết định do các chủ thể quản lý hành chính ban hành rất nhiều, tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những quy định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì thỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định, pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung. Bên cạnh đó tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở Luật và để thi hành Luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định. Về nguyên tắc mọi quy định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế nhà nước. 

*Quyết định hành chính mang tính pháp lý : Quyết định hành chính do nhà nước ban hành đều có giá trị pháp lý, trước hết quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những biện pháp, hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính. Ví dụ như : Quyết định số 38/CP, ngày 4/05/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của công dân và tổ chức. Mặt khác tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật thay thế hoạc hủy bỏ quy phạm pháp luật, hoặc làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể [ quyết định áp dụng pháp luật].

Đặc điểm riêng của quyết định hành chính

Ngoài những đặc điểm chung của một quyết định pháp luật, thì quyết định hành chính còn mang những đặc trưng riêng gắn liền với đặc thù của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Đó là tính dưới luật, tính đa dạng, phong phú về nội dung và chủ thể ban hành, về nội dung mục đích và hình thức tồn tại của các loại quyết định hành chính: Thứ nhất, Tính dưới Luật của quyết định hành chính. Chủ thể có thẩm quyền khi ra quyết định hành chính là hoạt động quản lí hành chính nhà nước chủ yếu mà các chủ thể quản lí nhà nước nắm quyền hành pháp tiến hành. Hoạt động quản lí quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành, trong đó nội dung chấp hành xuất phát từ vị trí của cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước. Do vậy, khi chủ thể quản lí hành chính ra quyết định hành chính luôn mang tính dưới Luật sâu sắc, tức là khi chủ thể ban hành quyết định hành chính thì các quyết định phải dựa trên cơ sở là các văn bản Luật do cơ quan quyền lực ban hành. Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là để thực hiện Luật, nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật vào đời sống xã hội. Ví dụ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do vậy, mọi văn bản do Chính phủ ban hành là văn bản dưới Luật. Nghị định do Chính phủ ban hành là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành Luật. Hay là Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ – cơ quan chấp hành của Quốc hội, nên các quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cũng là văn bản dưới Luật. Ngoài ra các Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng là văn bản bản ban hành dưới Luật. Thứ hai, Quyết định hành chính mang tính đa dạng, phong phú về chủ thể ban hành quyết định. Quyết định hành chính do chủ thể quản lí hành chính nhà nước ban hành. Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là các cơ quan nhà nước mà chủ yếu và quan trọng nhất là cơ quan hành chính nhà nước, các cá nhân có quyền, cùng các cá nhân, tổ chức khi được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể. Những chủ thể này ở những cấp quản lí khác nhau, và ở những lĩnh vực không hoàn toàn giống nhau. Sự phân cấp quản lí từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành chính có thẩm quyền chung, cho đến cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn. Ví dụ như : Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở.  Do sự đa dạng về chủ thể, nên khi ban hành quyết định hành chính sẽ rất đa dạng, phong phú. Thứ ba, Tính đa dạng, phong phú về nội dung, mục đích của quyết định hành chính. Nội dung và mục đích của quyết định hành chính là rất đa dạng và phong phú, đặc điểm này xuất phát từ đăch điểm của hoạt động quản lía hành chính nhà nước. Đây là một hoạt động phức tạp, thường xuyên biến đổi không ngừng, lien quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ : Vấn đề lien quan đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, các vấn đề lien quan đến đối ngoại, lĩnh vực an ninh quốc phòng, hay các lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm như, vấn đề dân số, dân tộc, tôn giáo… Do vậy, ở từng lĩnh vực, các quyết định hành chính được ban hành phải có những nội dung, mục đích phù hợp với từng vấn đề, lĩnh vực cụ thể riêng biệt, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, và đây là lí do làm cho quyết định hành chính có sự đa dạng và phong phú về nội dung cũng như mục đích của quyết định hành chính. Thứ tư, Quyết định hành chính đa dạng, phong phú về hình thức tồn tại của quyết định hành chính. Mặc dù trong Luật khiếu nại, tố cáo, Luật tố tụng hành chính đưa ra khái niệm hình thức tồn tại của Quyết định hành chính tồn tại dưới hình thức là văn bản. Nhưng đây không phải là hình thức tồn tại duy nhất của quyết định hành chính, mà đây chỉ là hình thức tồn tại chủ yếu và quan trọng nhất trong quyết định hành chính. Bởi vì quyết định hành chính thường cụ thể hóa từ một văn bản Luật, nên nội dung phải thể hiện bằng văn bản.  Ví dụ như: NGhị định do Chính phủ ban hành, các thông tư của Bộ, quyết định của Thủ tướng Chính Phủ… Ngoài hình thức văn bản thì quyết định hành chính còn tồn tại dưới dạng như, hành vi, lời nói hay các hành động cụ thể khác. 

Về hình thức văn bản, quyết định hành chính tồn tại dưới những tên gọi khác nhau như : Nghị định, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư. Luật ban hành văn bản quy pham pháp luật năm 2008, và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 đã quy định rõ về vấn đề này. 

Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Quyết định hành chính giữ vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước, không có quyết định hành chính thì các quy phạm pháp luật không thể đi vào thực tế cuộc sống được, vai trò của quyết định hành chính được thể hiện qua những nội dung sau: 

Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lý hành chính nhà nước.

Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước, thông qua quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước đề ra những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lý hành chính nhà nước. Nhiều quyết định hành chính quan trọng của Chính phủ đẽ được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực. Ví dụ như : Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP về các biện pháp kiềm chế lạm phát, phát triển ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Nghị quyết 31/2010/NQ-CP do chính phủ ban hành về kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010-2015. Thực hiện kết luận số 14-KL/TW ngày 01/04/2009 của Bộ chính trị và kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 47/NQ-TW ngày 22/03/2005 của Bộ chính trị [Khóa IX] về “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình. 

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, thể chế đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng

Là một bộ phận của quyết định pháp luật nói chung, quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí của nhà nước, đó là phương tiện không thể thiếu của các cơ quan quản lí của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý. Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chuyển tải luật vào cuộc sống, góp phần tạo nên giá trị thực tiễn của luật. Ví dụ như Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khoáng sản hay nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng là hai văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường. Hai văn bản này được ban hành theo hướng thông thường hơn, minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong lĩnh vực môi trường trong việc thực thi pháp luật về môi trường trong lĩnh vực khoáng sản cũng như bảo vệ và phát triển rừng. Việc quy định này tạo cơ sỏ cho việc thực hiện Luật dễ dàng hơn làm cho các quy định của luật đi vào cuộc sống.

Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương của Đảng vào quản lý hành chính nhà nước. Có thể nói, ở một mức đọ đáng kể, Pháp luật là sự thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước. Đường lối chính trị định hướng cho xây dựng pháp luật, định hướng nội dung pháp luật. Nếu pháp luật không kịp thời thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước thành các quy phạm pháp luật thì có thể làm chậm trễ quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mục đích của nhà nước đặt ra trong quản lý nhà nước; quản lý xã hội. Với tính cách là công cụ điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các quá trình xã hội, quyết định hành chính phải thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, một mặt đảm bảo sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặt khác tích cực mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền công dân.

Thông thường, Đảng ít thường ít can thiệp vào những công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của nhà nước nhưng về những vấn đề quan trọng và khi cấp ủy Đảng có thẩm quyền đã có ý kiến chỉ đạo thì các chủ thể quản lí hành chính nhà nước luôn cân nhắc, tôn trọng các ý kiến đó trong việc hình thành nội dung văn bản. Nhờ đó, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, tạo ra sự biến đổi lớn lao và tích cực cho đời sống xã hội, đạt được thành tựu to lớn và quan trọng.

Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước

Xã hội thường được ví như một cơ thể sống để nói đến sự vận động không ngừng của đời sống xã hội mà ở đó có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Để duy trì trật tự xã hội đòi hỏi phải có quyết định hành chính để điều chỉnh các mối quan hệ đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Nhìn một cách khái quá nhất có thể thấy số lượng các quyết định hành chính ngày càng nhiều và chiếm tỉ trọng rất lớn trong số các quyết định pháp luật. Các quyết định hành chính đã bao quát được một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn. Chất lượng các quyết định hành chính ngày càng được nâng cao. Đa số các quyết định hành chính được ban hành đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn quản lý, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định, phát triển xã hội. Ví dụ như nghị định số 130/2005 ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lí đối với cơ quan nhà nước. Nghị định này đặt ra cho các cơ quan nhà nước chế đọ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lí và thông qua đó tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lí hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tố chức năng, nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lí hành chính và nâng cao hiệu quả hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lí hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước[ quyết định hành chính áp dụng pháp luật].

Để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lí, số lượng và nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền ngày càng nhiều. Quyết định số 187/QĐ-UBND về phê duyệt công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2011 là quyết định cần thiết đối với quản lí hành chính nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công Đề an 30 của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lí nhà nước giai đoạn 2007-2010. Quyết định này quy định chi tiết kế hoạch cải cách hành chính trên mọi lĩnh vực đồng thời cũng nêu nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt để hoàn thành công cuộc này. Hay Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định, trách nhiệm quản lí chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này ban hành nhằm quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành, thuộc UBND các cấp của thành phố trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; của các chủ đầu tư, ban quản lí dự án, các nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt, dự án đầu tư xây dựng công tác khác.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề:Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề