Quy trình thẩm định chủ trương đầu tư

Bạn đang tìm hiểu thông tin về quyết định chủ trương đầu tư cần có những hồ sơ, thủ tục nào theo đúng quy định. Được biết quyết định chủ trương đầu tư do cấp có thẩm quyền đưa ra các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư để dựa vào đó phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết “Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư” để hiểu hơn về nội dung này.

Hồ sơ cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư
  • Bản sao CMND, CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và bản sao Giấy chứng nhận thành lập, các tài liệu tương đương khác nhằm xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Bản sao một trong các tài liệu: báo cáo tài chính hai năm gần đây nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Đồng thời cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; và cũng như tài liệu thuyết minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư để xin quyết định chủ trương đầu tư gồm có các nội dung cụ thể: nhà đầu tư thực hiện dự án, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và các phương án huy động vốn, tiến độ đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm, thời hạn, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư và đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án;
  • Văn bản đề nghị về việc thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất, đối với trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất hay cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cần nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hay tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện phương án dự án đầu tư;
  • Giải trình về việc sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc trong Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: xuất xứ công nghệ, tên công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, dây chuyền công nghệ chính, thiết bị;
  • Hợp đồng BCC đối với các dự án đầu tư thực hiện hình thức hợp đồng BCC.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư dự án.

Thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư
  • Trong thời gian 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư phải có thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ dự án đầu tư để xin quyết định chủ trương đầu tư . Và cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung đã được quy định tại Khoản 6 Điều này.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có các ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, và gửi đến cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Cơ quan quản lý về đất đai phải có chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ. Cơ quan quản lý về quy hoạch nhằm cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở để thẩm định theo quy định tại Điều này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:
    • Thông tin về dự án xin quyết định chủ trương đầu tư gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ thực hiện dự án;
    • Đánh giá về việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài [nếu có];
    • Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất và đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
    • Đánh giá về ưu đãi đầu tư, điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư [nếu có];
    • Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,  cho thuê đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất hay cho phép được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    • Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư với các dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo đúng các quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
  • Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp bị từ chối phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có các nội dung:
    • Nhà đầu tư thực hiện dự án đó;
    • Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án và thời hạn thực hiện dự án;
    • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
    • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản, nhằm đưa công trình vào hoạt động [nếu có]; tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;
    • Công nghệ áp dụng;
    • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, điều kiện áp dụng [nếu có];
    • Thời hạn có  hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư;
    • Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ và thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

XEM THÊM: Những điều cần biết về quyết định chủ trương đầu tư

TÓM LẠI VẤN ĐỀ: Với những chia sẻ về thủ tục, hồ sơ để chuẩn bị cho việc xin quyết định chủ trương đầu tư. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho người đọc những nguồn thông tin hữu ích trong cuộc sống.

Trên cơ sở quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định các mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư. Ngày 12 tháng 5 năm 2021 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum ban hành văn bản số 1203/SKHĐT-DN về hướng dẫn trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật Đầu tư năm 2020 như sau:

I. Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương theo quy định tại Điều 32 của Luật Đầu tư[[1]]

1. Chấp thuận chủ trương để nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu quy hoạch, lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

- Trường hợp nội dung đề nghị của nhà đầu tư đã rõ thông tin và không trùng với các chủ trương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu quy hoạch.

- Trường hợp nội dung đề nghị của nhà đầu tư chưa rõ thông tin, bị trùng lặp với các chủ trương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trường hợp dự án chưa có nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ[[2]] đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

2. Lập Danh mục dự án thu hồi đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

- Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất: Sau khi hoàn thành công tác khảo sát, nghiên cứu quy hoạch, Nhà đầu tư phối hợp với UBND các huyện, thành phố nơi dự kiến thực hiện dự án để tổng hợp đưa dự án vào Danh mục dự án thu hồi đất.

- Trường hợp dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thành phố nơi dự kiến thực hiện dự án để tổng hợp đưa dự án vào Danh mục dự án thu hồi đất.

Trên cơ sở nội dung đề nghị của Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND các huyện, thành phố tổng hợp các dự án vào Danh mục dự án thu hồi đất, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục dự án thu hồi đất.

3. Chấp thuận chủ trương đầu tư

Trên cơ sở danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và các biểu mẫu theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư [thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh].

Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc thẩm định, trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 5, Điều 33, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP [trong đó có xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện lựa chọn nhà đầu tư].

4. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

- Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại Quyết định chấp chuận chủ trương đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật đất đai.

- Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu: Trên cơ sở nội dung tại Quyết định chấp chuận chủ trương đầu tư [đồng thời là Quyết định phê duyệt Danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu][[3]], Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước khi công bố danh mục dự án. Đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế, Ban quản lý khu kinh tế tổ chức xác định, phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư trước khi công bố danh mục dự án. Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nội dung về yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tổ chức thực hiện đấu thầu tại Quyết định chấp chuận chủ trương đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật Đấu thầu, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ [đã được Sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP].

Nhà đầu tư trúng đấu giá, trúng thầu thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu và triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá hoặc Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

II. Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương theo quy định tại Điều 32 của Luật Đầu tư

1. Chấp thuận chủ trương để nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu quy hoạch, lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư có sử dụng đất

- Trường hợp nội dung đề nghị của nhà đầu tư đã rõ thông tin và không trùng với các chủ trương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký văn bản chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu.

- Trường hợp nội dung đề nghị của nhà đầu tư chưa rõ thông tin, bị trùng lặp với các chủ trương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trường hợp dự án chưa có nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền[[4]] lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư có sử dụng đất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

2. Lập Danh mục dự án thu hồi đất trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

- Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất: Sau khi hoàn thành công tác khảo sát, nghiên cứu quy hoạch, Nhà đầu phối hợp với UBND các huyện, thành phố nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để tổng hợp đưa dự án vào Danh mục dự án thu hồi đất.

- Trường hợp dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm rà soát, phối hợp với UBND các huyện, thành phố nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để tổng hợp đưa dự án vào danh mục dự án cần thu hồi đất.

Trên cơ sở nội dung đề nghị của Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND các huyện, thành phố tổng hợp các dự án đầu tư có sử dụng đất vào Danh mục dự án thu hồi đất, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục dự án thu hồi đất.

3. Lập Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất

Trên cơ sở danh mục dự án thu hồi đất đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập đề xuất dự án đầu tư có sử dụng đất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP [được sửa đổi tại khoản 5, điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP]. Đối với dự án do Nhà đầu tư đề xuất, Nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư có sử dụng đất, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP [được sửa đổi tại khoản 5, điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP].

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; đánh giá việc đáp ứng đầy đủ điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất quy định tại Điều 11 của Nghị định 25/2020/NĐ-CP; xác định yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó bao gồm yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.

Trong quá trình thẩm định danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, trường hợp dự án đủ điều kiện đấu giá thì tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

4. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao nhiệm vụ đấu thầu tổ chức thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư theo quy định về pháp luật Đấu thầu, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ [đã được Sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP].

Nhà đầu tư trúng thầu thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu và triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định hiện hành.

Văn phòng

[[1]] “Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

a] Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

b] Dự án đầu tư xây dựng nhà ở [để bán, cho thuê, cho thuê mua], khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử [được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị] của đô thị loại đặc biệt;

c] Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn [golf];

d] Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

2. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế chấp thuận chủ trương đầu tư.”

[[2]] Theo điểm b, khoản 4, Điều 31, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP là: Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

[[3]] Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP

[[4]] Theo điểm a, khoản 2, Điều 12 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP [được sửa đổi tại khoản 5, điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP] là: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Video liên quan

Chủ Đề