Quy hoạch cần giờ 2023

TP.HCM vừa ban hành quyết định duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Trong đó, gồm 04 khu Phân khu A, B, C, D, E với tổng quy mô hơn 2.800ha tại huyện Cần Giờ.

Thông tin quy hoạch khu đô thị du lịch lấn biến Cần Giờ 

Phân khu A được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 771,05ha. Với quy mô dân số tối đa 65.113 người, phân khu này được thiết kế là khu vui chơi, giải trí [công viên chuyên đề, sân golf…], du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu ở [nhà ở liên kế, biệt thự, chung cư], thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu sử dụng hỗn hợp và an ninh quốc phòng. Ngoài ra, còn được bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND TP phê duyệt.

Phân khu B được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 586,88 ha. Với quy mô dân số dự kiện 71.268 người. Chức năng quy hoạch của khu B là khu ở, khu du lịch nghĩ dưỡng, khu công trình dịch vụ - công cộng đô thị.

Toạ lạc phân khu B có vị trí địa lý phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp phân khu A; phía Nam giáp phân khu E; phía Bắc giáp hành lang cây xanh cảnh quan đường dọc Biển Đông và đường nội bộ ven biển khu du lịch 30/4.

Phân khu C được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 303,47 ha. Với quy mô dân số khoảng 26.246 người. Đây khu trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị hiện đại gồm các khu ở [nhà ở liên kế, biệt thự, nhà ở cao tầng] hiện đại, văn minh.

Phân khu D và phân khu E có quy mô 2.870,9ha. Trong đó, phân khu D quy mô 449,82ha, phân khu E có quy mô 758,78ha. Chức năng của phân khu D, E là trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị hiện đại gồm các khu nhà ở liên kế, biệt thự. Dự kiến quy mô dân số tại 2 phân khu này khoảng 66.000 người. Ngoài ra, 02 phân khu này được bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch phân khu đã được UBND TP phê duyệt. Quy mô dân số tối đa 65.879 người.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, UBND TP.HCM yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các phân khu phải tôn trọng, phát huy tốt nhất các giá trị thiên nhiên sẵn có, phát huy chức năng du lịch sinh thái biển theo nét đặc thù là khu đô thị du lịch sinh thái biển lớn nhất Việt Nam, đồng thời tiếp cận không gian cảnh quan ven biển phía Đông Nam và ven biển hồ trung tâm, kiểm soát mức độ bêtông hóa.

Đô thị

Theo UBND huyện Cần Giờ, do nhu cầu đi lại tăng cao, hiện huyện đã đề xuất bổ sung thêm 2 phà và đang được TP. HCM xem xét. Với đặc thù là huyện ven biển của TP. HCM, trước đây huyện Cần Giờ chỉ có một cửa ngõ kết nối với thành phố là phà Bình Khánh, sau đó có thêm 2 cửa ngõ qua Long An, Vũng Tàu.

Để mở rộng kết nối giao thông, huyện Cần Giờ đề xuất UBND TP. HCM làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang để mở thêm cửa ngõ thứ 4 là tuyến phà biển từ Cần Giờ đến huyện Gò Công Đông. Huyện Cần Giờ và phía Tiền Giang đã khảo sát về việc này, phía UBND tỉnh Tiền Giang rất sẵn sàng.

Lãnh đạo huyện Cần Giờ nêu vấn đề từ năm 2017 đến nay nhưng địa phương không triển khai được dự án có vốn xã hội hóa mới do phải chờ điều chỉnh quy hoạch chung.

Được biết, chủ trương thay đổi quy hoạch Cần Giờ được đưa ra từ năm 2017. Sau đó, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đã trao giải nhất cuộc thi ý tưởng quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ cho Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering [Nhật Bản]. Tuy nhiên, đến nay, quy hoạch này chưa được duyệt nên không triển khai được các công trình mới.

Huyện Cần Giờ hiện đang lập phương án đầu tư Khu kinh tế đêm phục vụ du lịch ở thị trấn Cần Thạnh và việc xây dựng khu vực này có liên quan đến sử dụng đất. Nếu tiếp tục chờ quy hoạch chung thì sớm nhất cuối năm 2023 mới có thể thực hiện, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai kinh tế đêm.

Cần Giờ là huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam TP HCM, cách trung tâm khoảng 50 km. Huyện đảo này có diện tích 70.445 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích TP. HCM, với gần 80.000 dân, giao với các cửa sông lớn gồm sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Đây là địa phương duy nhất của TP. HCM có rừng phòng hộ và có rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển.

Tải về bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ [TP HCM]

Danh mục

  • Hành chính và vị trí địa lý
  • Định hướng quy hoạch huyện Cần Giờ
  • Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ [TP Hồ Chí Minh] giai đoạn 2021 – 2030 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

Hành chính và vị trí địa lý

Vị trí địa lý của huyện :

  • Phía đông giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải
  • Phía tây giáp hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước thuộc tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang với ranh giới là sông Soài Rạp
  • Phía nam giáp Biển Đông
  • Phía bắc giáp huyện Nhà Bè [qua sông Soài Rạp] và giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai [qua sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia].

Huyện Cần Giờ có diện tích 704,45 km² với 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An.

Định hướng quy hoạch huyện Cần Giờ

Định hướng của TP HCM đến năm 2030, Cần Giờ sẽ phát triển thành thành phố nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch. Huyện đang phối hợp các sở ngành xây dựng đề án, tiếp thu ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện, xác định lộ trình đầu tư.

“Huyện Cần Giờ chỉ có hai đầu phát triển là Bắc – Nam, nếu chỉ lên quận muốn phát triển sẽ gặp hạn chế. Địa phương sẽ là nơi phát triển đô thị lớn, hiện đại, đồng thời đảm bảo khu dự trữ sinh quyển không bị ảnh hưởng”, Phó chủ tịch UBND thành phố Võ Văn Hoan nói tại hội thảo TP HCM – tầm nhìn kinh tế biển kết nối chuỗi đô thị quốc tế tổ chức tháng 3 năm ngoái.

Theo UBND huyện Cần Giờ, địa phương đang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030. Nghị quyết này đã được Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM thông qua và sẽ sớm ban hành.

Theo đó, huyện Cần Giờ đề xuất thành phố cho chủ trương nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, đường Rừng Sác, điểm giao thông kết nối đường Rừng Sác với tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành; đường liên xã Bình Khánh – An Thới Đông – Lý Nhơn – Long Hòa…

Huyện cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng đường BRT Rừng Sác, tuyến phà kết nối xã Long Hòa và thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông [Tiền Giang] và tuyến phà Lý Nhơn – xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông [Tiền Giang].

Cần Giờ cũng muốn nghiên cứu đầu tư xây dựng bến, cảng biển ở huyện Cần Giờ nhằm hình thành hạ tầng cung cấp các loại hình dịch vụ logisitcs.

Theo Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Nguyễn Văn Hồng, năm 2021, địa phương chỉ đạt 7/16 chỉ tiêu kinh tế – xã hội đề ra. Một số chỉ tiêu chưa đạt như tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất còn -12% [chỉ tiêu 14%]; tổng thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 67,9% dự toán năm; tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.488 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch.

Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm tại huyện Cần Giờ, TP.HCM. Tổng diện tích các phân khu của khu đô thị có quy mô 2.870 ha, do Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ [CTC] làm chủ đầu tư. CTC là công ty con của Tập đoàn Vingroup, trong đó Vingroup sở hữu hơn 97% cổ phần.

Sau khi đi vào hoạt động, khu đô thị hướng tới mục tiêu phục vụ cho hơn 228.000 cư dân và tiếp đón gần 9 triệu lượt khách mỗi năm.

Dự án được khởi công vào năm 2007, tuy nhiên rơi vào tình trạng “án binh bất động” kéo dài cho đến năm 2012 do chủ đầu tư cũ không đủ tiềm lực tài chính. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích 908 ha, giai đoạn 2 đang được thực hiện với tổng diện tích được hỗ trợ dự kiến trên 1.577 ha.

Tháng 6/2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký văn bản phê duyệt điều chỉnh tên tự án từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.

Quy mô dự án được điều chỉnh mở rộng từ 600 ha lên thành 2.870 ha. Dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 217.054 tỷ đồng, gồm vốn chủ sở hữu là 32.558 tỷ đồng [chiếm 15% tổng vốn đầu tư] và vốn vay thương mại là 184.496 tỷ đồng [chiếm 85% tổng vốn đầu tư].

Bản đồ QHSDĐ H. Cần Giờ 2030 [28 MB]

[Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Cần Giờ [TP Hồ Chí Minh] năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.]

Chủ Đề