Quan điểm tâm lý học hiện đại năm 2022

Mặc dù đã có nhiều tư tưởng, trường phải để giải thích về các hiện tượng tâm lý; nhưng ngành tâm lý học chỉ thực sự bắt đầu phổ biến và phát triển vào thế kỷ XIX; với sự ra đời của vô số quan điểm về việc lựa chọn đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Trong số những quan điểm về tâm lý học này; dù hiện nay chỉ có một số quan điểm vẫn được mọi người ủng hộ tiếp tục nghiên cứu; nhưng sự ra đời của 7 quan điểm này đã góp phần vô cùng to lớn trong việc đặt nên nền móng phát triển của ngành tâm lý học.

Tâm lý học hành vi.

Quan điểm Tâm lý học hành vi được khởi xướng bởi nhà tâm lý học người Mỹ John B. Watson [1878 – 1958]. Quan điểm này của ông được xây dựng dựa trên học thuyết phản xạ; chúng ta có thể tạo ra những phản xạ có điều kiện thông qua quá trình học tập, làm quen môi trường có điều kiện; của Ivan Pavlov và quan điểm triết học duy vật thực chứng; mọi lập luận đều phải được xây dựng dựa trên những chứng cứ, quan sát có thể nhìn thấy được.

Vì thế, trường phái này cho rằng; Tâm lý học chỉ nghiên cứu về những hành vi có thể quan sát được một cách trực tiếp; và những yếu tố từ môi trường quyết định đến hành vi của cá thể; đồng thời, trường phái này còn bác bỏ trạng thái ý thức trong mỗi cá nhân.

John B. Watson định nghĩa rằng; hành vi là tổng số các phản ứng [Response] của cơ thể phản ứng lại các kích thích [Stimulus] từ môi trường. Từ đó, ông cho rằng; bằng cách điều khiển, kiểm soát các kích thích từ môi trường sống của con người; thì có thể hiểu được, để rồi hình thành và điều khiển hành vi của họ như đúng mong đợi.

Ảnh: Trần Cẩm Thành.

John đã xây dựng và chứng minh thành công một “công thức dành cho tâm lý học hành vi”.

Thông qua mối tương quan giữa kích thích từ môi trường sống và hành vi của cá thể [S->R]. Thế nhưng, công thức của quan điểm tâm lý này chỉ thực sự nổi tiếng khi được B. F. Skinner; bổ sung O, các yếu tố trung gian như nhu cầu, sở thích, mong muốn, kỹ xảo cùng tham gia vào quá trình phản ứng lại với những kích thích.

Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Tuy nhiên, quan điểm này ngày nay đã bị phê phán là quá máy móc; chỉ tìm hiểu những biểu hiện bên ngoài mà bỏ qua trạng thái ý thức bên trong của con người. Vì thế, quan điểm này vẫn chưa khai thác các khía cạnh bên trong của tâm lý con người. Với góc nhìn của chủ nghĩa duy vật thực chứng; thì mối quan hệ giữa kích thích từ môi trường và hành vi phản ứng đã phủ nhận tính chủ thể của mỗi con người.

Quan điểm về hành vi học đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu là hành vi; còn phương pháp nghiên cứu là quan sát thực nghiệm. Việc ra đời của quan điểm này trong bối cảnh ngành Tâm lý học đang rơi vào khủng hoảng; vì chưa xác định được đối tượng và phương pháp nghiên cứu; đã tạo điều kiện cho ngành Tâm lý học mở ra con đường phát triển; gián tiếp tạo nên những quan điểm Tâm lý học sau này.

Tâm lý học Gestalt [Tâm lý học cấu trúc].

Quan điểm tâm lý học Gestalt xuất hiện ở Đức vào năm 1913.

Ảnh: Trần Cẩm Thành.

Xuất phát từ một ý tưởng tự phát, Max Wertheimer đặt nền móng cho sự hình thành trường phái này:” Các tri giác của chúng ta có các cấu trúc khác hẳn với cấu trúc của kích thích giác quan”. Do đó, trường phái này tập trung nghiên cứu sâu vào hai lĩnh vực là tư duy và tri giác; trường phái cố gắng giải thích hiện tượng tri giác, tư duy dựa trên cấu trúc sinh học; sẵn có trên não.

Khi một sự vật, hiện tượng nào đó tác động vào con người, do trong não có sẵn một cấu trúc tương tự với sự vật hiện tượng đó nên con người phản ánh được chúng. Như vậy, bản chất của quá trình tư duy và tri giác của con người có tính chất cấu trúc; nghĩa là con người tư duy và tri giác theo một tổng thể chỉnh thể trọn vẹn của sự vật; hiện tượng chứ không phải là tổng từng thành tố bộ phận, riêng lẻ.

Ảnh: Internet.

Tính tổng thể, chỉnh thể của Tâm lý học Ghestal rất quan trọng trong nghiên cứu tâm lý nói chung nhưng vì quá chú trọng đến kinh nghiệm của cá nhân, vai trò của việc học hỏi những kiến thức mới đã bị xem nhẹ. Tư tưởng của Tâm lý học Ghestal đã hướng khoa học tâm lý xem xét các hiện tượng tâm lý như một tổng thể trọn vẹn cũng như đưa Tâm lý học đến đối tượng nghiên cứu là quá trình ý thức, nhận thức của con người hơn là những hành vi quan sát được bên ngoài.

Trần Cẩm Thành tổng hợp.

Các bạn đọc qua hãy cho mình thêm nhận xét để cải thiện các bài viết sau nhé, xem thêm các bài mình viết tại đây!

Có nhiều cách tư duy khác nhau về hành vi của con người. Các nhà tâm lý học sử dụng nhiều góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu cách mọi người suy nghĩ, cảm nhận và hành xử.

Một số nhà nghiên cứu tập trung vào một trường phái tư tưởng tư duy cụ thể, chẳng hạn như từ góc độ sinh học, trong khi những nhà nghiên cứu khác có cách tiếp cận đa chiều [eclectic – chiết trung] hơn, kết hợp nhiều quan điểm khác nhau. Không có một góc độ nào là “tốt hơn”, đơn giản là mỗi góc độ nghiên cứu nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau của hành vi của con người.

Các hướng nghiên cứu [perspective] chính trong tâm lý học hiện đại

Trong những năm đầu phát triển, tâm lý học chịu sự thống trị của một loạt các trường phái tư tưởng tiếp nối nhau. Nếu từng học tâm lý học, bạn có lẽ sẽ nhớ về thuyết cấu trúc, thuyết chức năng, phân tâm học, tâm lý học hành vi, và thuyết nhân văn – đây đều là các trường phái tư duy tâm lý học khác nhau.

Tâm lý học càng phát triển, số lượng và sự đa dạng của các chủ đề mà các nhà tâm lý học nghiên cứu lại càng mở rộng. Từ đầu những năm 60, lĩnh vực này đã thực sự nở rộ. Tâm lý học đã phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, cả về chiều rộng và chiều sâu của những chủ đề được nghiên cứu.

Rất ít các nhà tâm lý học xác định quan điểm của họ theo một trường phái duy nhất. Dù vẫn có một số nhà tâm lý học hành vi hoặc nhà phân tâm học thuần túy, phần lớn các nhà tâm lý học ngày nay phân loại nghiên cứu dựa trên lĩnh vực chuyên môn và hướng nghiên cứu của họ.

Minh họa của Verywell mind

Một vấn đề, nhiều cách tiếp cận

Mọi chủ đề trong tâm lý học đều có thể được xem xét theo một số cách. Ví dụ, hãy xem xét chủ đề gây hấn [xâm kích – aggression].

  • Một chuyên gia nghiên cứu từ góc độ sinh học sẽ nghiên cứu về tác động của não bộ và hệ thần kinh lên hành vi gây hấn..
  • Một người đứng từ góc độ hành vi sẽ xem xét cách các yếu tố môi trường làm gia tăng hành động gây hấn như thế nào.
  • Một người áp dụng cách tiếp cận đa văn hóa [cross-cultural] có thể sẽ xem xét cách mà văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến hành vi xâm kích hoặc bạo lực.

Dưới đây là bảy hướng nghiên cứu chính trong tâm lý học hiện đại.

1. Hướng nghiên cứu Tâm động học [Psychodynamic]

Quan điểm tâm động học bắt nguồn từ nghiên cứu của Sigmund Freud. Quan điểm này về tâm lý học và hành vi con người nhấn mạnh vào vai trò của vô thức, trải nghiệm thơ ấu, và các mối quan hệ cá nhân, để giải thích cho hành vi của con người, cũng như chữa trị các bệnh tâm lý.

Nhờ nghiên cứu và sức ảnh hưởng của Freud, phân tâm học đã trở thành một trong các lực chính và sớm nhất trong tâm lý học. Freud cho rằng tâm trí được tạo bởi 3 thành tố chính: cái Nó , cái Tôi, và cái Siêu tôi.

  • Cái [id – bản năng] là phần của tâm hồn [psyche] bao gồm tất cả những ham muốn nguyên thủy và vô thức.
  • Cái Tôi [ego – bản ngã] là phần chịu trách nhiệm xử lý những đòi hỏi của cuộc sống thực tế.
  • Cái Siêu tôi [superego – siêu bản ngã] là phần xuất hiện cuối cùng của tâm hồn [psyche], bao hàm những lý tưởng, chuẩn mực, và tiêu chuẩn đạo đức đã được nội hóa trong con người.

Mặc dù hướng nghiên cứu tâm động học không còn thống trị như trước, nó vẫn là một công cụ tâm lý trị liệu hữu ích.

2. Hướng nghiên cứu Hành vi [Behavioral]

Tâm lý học hành vi tập trung vào các hành vi có được nhờ quan sát và học hỏi. Hướng nghiên cứu này hình thành trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học như Edward Thorndike và John B. Watson. Thuyết hành vi thống trị tâm lý học những năm đầu thế kỷ 20 nhưng bắt đầu mất dần ảnh hưởng trong những năm 1950.

Thuyết hành vi khác với các góc nhìn khác bởi vì nó hoàn toàn tập trung vào các hành vi có thể quan sát được hơn là nhấn mạnh trạng thái nội tâm.

Ngày nay, hướng nghiên cứu hành vi vẫn tập trung vào cách các hành vi được học và củng cố. Các nguyên lý hành vi thường được ứng dụng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nơi các nhà tư vấn và trị liệu sử dụng các kỹ thuật này để giải thích và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

3. Hướng nghiên cứu Nhận thức [Cognitive]

Trong những năm 1960, một hướng mới ra đời được gọi tên là tâm lý học nhận thức. Lĩnh vực tâm lý học này tập trung vào các quá trình tâm thần như trí nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và ra quyết định.

Chịu ảnh hưởng của các nhà tâm lý học như Jean Piaget và Albert Bandura, hướng nghiên cứu nhận thức đã phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây.

Các nhà tâm lý học nhận thức thường sử dụng mô hình xử lý thông tin [so sánh tâm trí con người với máy tính] nhằm khái niệm hóa quá trình thông tin được thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng.

4. Hướng nghiên cứu Sinh học [Biological]

Việc nghiên cứu sinh lý học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tâm lý học như một ngành khoa học riêng biệt. Ngày nay, hướng này được biết đến với tên gọi là tâm lý học sinh học [còn gọi là tâm sinh học – biopsychology, hoặc tâm lý học sinh lý học – physiological psychology]. Góc độ này nhấn mạnh vào các cơ sở vật lý và sinh học của hành vi.

Các nhà nghiên cứu tâm lý học theo hướng sinh học có thể tìm hiểu các vấn đề như gen ảnh hưởng đến hành vi ra sao, hoặc các tổn thương ở những vùng cụ thể của não bộ tác động đến tính cách thế nào.

Hệ thần kinh, bộ gen, não bộ, hệ miễn dịch, và hệ nội tiết chỉ là một vài chủ đề mà những nhà tâm lý học sinh học quan tâm. Trong một vài thập kỷ trở lại, hướng nghiên cứu này đã có những phát triển mạnh mẽ nhờ những tiến bộ trong việc khám phá và tìm hiểu não bộ và hệ thần kinh của con người.

Chụp cộng hưởng từ [MRI] và chụp cắt lớp phát xạ positron [PET] đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu công cụ để quan sát não bộ ở các điều kiện khác nhau. Các nhà khoa học hiện đã có thể nghiên cứu tác động của những tổn thương não bộ, thuốc, và bệnh tật theo các cách mà trước đây không thể thực hiện.

5. Hướng nghiên cứu Đa văn hóa [Cross-cultural]

Tâm lý học đa văn hóa là một hướng nghiên cứu khá mới nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong 20 năm trở lại đây. Các nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu của hướng này xem xét hành vi con người giữa những nền văn hóa khác nhau.

Thông qua việc xem xét những khác biệt này, chúng ta có thể biết thêm về cách văn hóa tác động lên suy nghĩ và hành vi. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về sự khác biệt của hành vi xã hội trong nền văn hóa có tính cá nhân [individualistic] và nền văn hóa có tính tập thể [collectivistic].

  • Ở những nền văn hóa có tính cá nhân [như Mỹ], con người có xu hướng ít nỗ lực hơn khi là thành viên trong một nhóm – một hiện tượng có tên là tính lười biếng xã hội [social loafing].
  • Ở những nền văn hóa có tính tập thể [như Trung Quốc], con người lại thường cố gắng hơn khi là một phần của một nhóm

6. Hướng nghiên cứu Tiến hóa [Evolutionary]

Tâm lý học tiến hóa đặt ra câu hỏi thuyết tiến hóa có vai trò như thế nào trong việc giải thích các quá trình sinh lý. Các nhà tâm lý học theo hướng này thường áp dụng những nguyên lý của tiến hóa [như chọn lọc tự nhiên] để lý giải các hiện tượng tâm lý học.

Góc nghiên cứu này gợi ý rằng các quá trình tâm thần tồn tại vì chúng phục vụ một mục đích tiến hóa nào đó – nghĩa là chúng trợ giúp cho sự sinh tồn và sinh sản của con người.

7. Hướng nghiên cứu Nhân văn [Humanistic]

Vào những năm 50, một trường phái với tên gọi tâm lý học nhân văn ra đời, chịu ảnh hưởng lớn từ nghiên cứu của những nhà nhân văn nổi tiếng như Carl Rogers và Abraham Maslow.

Hướng nhân văn này nhấn mạnh vào vai trò của động lực trong suy nghĩ và hành vi. Những khái niệm như hiện thực hóa lý tưởng bản thân [self-actualization] đóng vai trò tối quan trọng. Những nhà tâm lý học theo hướng này nghiên cứu những điều thúc đẩy con người phát triển, thay đổi, và đạt được tiềm năng cá nhân của mình.

Tâm lý học tích cực – Positive Psychology [tập trung vào việc giúp con người sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn] là một phong trào gần đây trong tâm lý học có bắt nguồn từ hướng nhân văn.

Ghi chú của Verywell

Có rất nhiều cách tư duy về suy nghĩ và hành vi của con người. Những hướng nghiên cứu khác nhau trong tâm lý học hiện đại mang lại cho các nhà nghiên cứu và sinh viên công cụ để tiếp cận các vấn đề và tìm câu trả lời. Chúng cũng giúp các nhà tâm lý học tìm ra những cách mới để giải thích và dự đoán hành vi con người. Những phát kiến và sự hiểu biết sâu sắc hơn thậm chí có thể dẫn đến việc phát triển những cách tiếp cận mới trong điều trị tâm lý.

Quỳnh Anh dịch, DatPP hiệu đính.
Bài gốc: Perspectives in Modern Psychology [Verywell mind].

Xem thêm:
Những phân ngành chính của Tâm lý học

Video liên quan

Chủ Đề