Phương pháp quản lý giáo dục la

Tiếp tục chủ đề về giáo dục hướng nghiệp, sau khi đã làm rõ nội hàm khái niệm, nội dung quản lý, trong bài viết này Hoa tiêu tri thức sẽ trình bày phương pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp [QLGDHN] ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực.

Phương pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp là gì?

QLGDHN là cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của cán bộ quản lý giáo dục hướng nghiệp [chủ thể quản lý] đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Phương pháp quản lý bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý [như quyền lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kĩ thuật – công nghệ…] và lựa chọn cách thức tác động [tác động bằng quyền lực; tác động bằng kinh tế; tác động bằng tư tưởng chính trị…] của cán bộ quản lý giáo dục. Trong quá trình QLGDHN, tùy điều kiện và trường hợp cụ thể, cán bộ quản lý giáo dục có thể vận dụng một số phương pháp quản lý sau:

Phương pháp hành chính – pháp luật

Phương pháp hành chính – pháp luật: là phương pháp quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực Nhà nước để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng quản lý. Mục đích chính của phương pháp này là duy trì kỷ luật, kỷ cương và đạt hiệu quả quản lý. Quan hệ trong phương pháp hành chính – pháp luật là quan hệ giữa quyền uy và sự phục tùng, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cá nhân và tổ chức. Cấp trên ra lệnh, cấp dưới phải thi hành. Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả, các cán bộ QLGDHN phải được giao quyền quản lý theo từng cấp quản lý.

Phương pháp giáo dục – tâm lý

Phương pháp giáo dục – tâm lý: là phương pháp tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức và nhân cách của những người tham gia giáo dục hướng nghiệp. Mục đích chính của phương pháp này là thông qua những mối quan hệ liên nhân cách, cán bộ, giáo viên làm giáo dục hướng nghiệp tác động lên đối tượng quản lý nhằm cung cấp và trang bị thêm hiểu biết về giáo dục hướng nghiệp; hình thành những quan điểm đúng đắn đối với giáo dục hướng nghiệp; nâng cao khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giáo dục hướng nghiệp; tác động đến tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tính tự chủ, lòng kiên trì và tinh thần tự chịu trách nhiệm… của các tập thể và cá nhân thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Có thể sử dụng phương pháp này thông qua hình thức giao lưu, tổ chức các hoạt động văn hóa, hội thảo, tập huấn… Đây là phương pháp quản lý phù hợp và nên tăng cường vận dụng trong quá trình QLGDHN vì đây là hoạt động đòi hỏi tính tự giác cao với lý do:

1/ Hoạt động hướng nghiệp chưa được đưa vào hướng dẫn kiểm tra, đánh giá và chỉ tiêu thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2/ HĐ này rất khó tổ chức thực hiện do không có giáo viên được đào tạo về lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp.

3/ Đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều tác nhân trong và ngoài ngành giáo dục và đào tạo cùng thực hiện.

Phương pháp quản lý bằng kinh tế

Phương pháp quản lý bằng kinh tế: là phương pháp sử dụng nguồn lực vật chất và lợi ích kinh tế để tạo động cơ thúc đẩy, phát huy tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí và trách nhiệm của đối tượng quản lý nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong giáo dục hướng nghiệp.

Phương pháp tuyên truyền giáo dục

Phương pháp tuyên truyền giáo dục: là phương pháp tác động tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho đối tượng quản lý có nhận thức đúng đắn về sứ mệnh của giáo dục hướng nghiệp, về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với giáo dục hướng nghiệp. Có thể thực hiện phương pháp này thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng, tọa đàm, giao lưu…

Để phát huy hiệu quả của các phương pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục hướng nghiệp cần lưu ý:

Một là, lựa chọn và phối hợp sử dụng các phương pháp đúng lúc, đúng cách, đúng “liều lượng” bởi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương pháp nào là vạn năng.

Hai là, mỗi phương pháp quản lý chỉ tác động đến đối tượng quản lý giáo dục hướng nghiệp theo khía cạnh nhất định và tạo động cơ thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp ở mức độ rất khác nhau.

Ba là, các phương pháp được lựa chọn sử dụng cần đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn, tình huống và đối tượng quản lý giáo dục hướng nghiệp cụ thể.

Tham khảo:

Phạm Đăng Khoa [2017]. Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT theo định hướng phát triển nhân lực thành phố Hồ Chí Minh.

Skip to content

Quản lý giáo dục là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Trong bối cảnh ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới căn bản và toàn diện, quản lý giáo dục đòi hỏi càng phải chuyên nghiệp và hiệu quả. Theo học ngành Quản lý giáo dục người học sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Khái niệm quản lý giáo dục là gì?

Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục. Công cụ quản lý giáo dục là bằng pháp luật. Đối tượng của quản lý giáo dục là con người.

Trong tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo có nêu: “Quản lý giáo dục là một loại hình được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.

Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là bộ máy quản lý giáo dục. Trong trường học đó là Hiệu trưởng [cùng với bộ máy giúp việc của Hiệu trưởng] đến tập thể giáo viên; các tổ chức đoàn thể.

Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trường học hoặc là sự nghiệp giáo dục trên địa bàn [cơ quan quản lý giáo dục các cấp]; trong đó có bốn thành tố của một hệ thống xã hội: tư tưởng [quan điểm đường lối, nguyên lí chính sách chế độ, giáo dục …] con người [giáo viên, cán bộ CNV và các hoạt động của họ] quá trình giáo dục [diễn ra trong không gian và thời gian…] vật chất, tài chính [trường sở trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho giáo dục, ngân sách, ngân quỹ].

Chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra và chính các mục tiêu quản lý lại tham gia vào sự quy định bản chất của quản lý giáo dục.

Nội dung của quản lý giáo dục

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục 2005 như sau:

  1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
  2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
  3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
  4. Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;
  5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
  6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;
  7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
  8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;
  9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;
  10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
  11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;
  12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Vai trò của quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang tới nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Cụ thể:

  • Quản lý giáo dục giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức giáo dục hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt.
  • Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
  • Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức [vật chất, tài chính, thông tin,…] để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.
  • Giúp cho tổ chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.
  • Trên cơ sở lý luận chung có thể thấy được rằng hoạt động quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học sinh.

Ngành Quản lý giáo dục là gì?

Để thực hiện tốt công tác Quản lý giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ nhân sự làm công tác hành chính giáo dục chuyên nghiệp, phù hợp với những đổi mới trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Vì thế Ngành Quản lý Giáo dục ra đời đáp ứng công tác đào tạo nhân sự hành chính về quản lý giáo dục.

Theo học ngành Quản lý giáo dục, sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về quản lí giáo dục và kỹ năng thực hành quản lí giáo dục đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và các hoạt động của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình đào tạo Ngành Quản lý giáo dục sẽ gồm: Khối kiến thức cốt lõi của khoa học xã hội và nhân văn; Khối kiến thức cơ sở ngành và liên ngành của khoa học giáo dục; Khối kiến thức Chuyên ngành Quản lý giáo dục; Học phần thực tập, thực tế…

Học Ngành Quản lý giáo dục ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp Ngành Quản lý giáo dục bạn sẽ có năng lực đảm nhiệm những vị trí công tác sau:

  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục [Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo].
  • Chuyên viên [Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…] ở các cơ sở giáo dục các cấp.
  • Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên [Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận]; cơ sở giáo dục cộng đồng [Trung tâm học tập cộng đồng]; các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
  • Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp [UBND các cấp] và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
  • Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lí giáo dục [Các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…].
  • Giảng viên chuyên ngành quản lí giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ [Các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng].
  • Có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, đã từng học tập, nghiên cứu chuyên ngành này.

Đảm bảo kỳ thi diễn ra đúng kế hoạch

Các khối xét tuyển ngành Quản lý giáo dục

Ngành Quản lý Giáo dục thường được xét tuyển theo các khối sau:

  • A00: Toán, Vật Lý‎, Hóa học
  • A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • C04: Toán, Văn, Địa
  • C14: Văn, Toán, GDCD
  • C20: Văn, Địa, GDCD
  • D01: Toán, Anh, Văn
  • D14: Văn, Anh, Sử
  • D78: Văn, Anh, KHXH

Ngành Quản lý giáo dục lấy bao nhiêu điểm?

Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực phía Bắc

  • Học viện Quản lý giáo dục: 16 [Năm 2021]
  • Đại học Thủ đô Hà Nội: 29 [Năm 2021- Thang điểm 40]
  • Đại học Sư phạm Hà Nội: 25.7-26,75 tuỳ khối [năm 2021]

Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực miền Trung

Đại học Vinh: 16 [năm 2021]

Đại học Quy Nhơn: 15 [năm 2021]

Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP.HCM: 23,30 [Năm 2021]
  • Đại học Sài Gòn: 22,55-23,55 tuỳ khối [năm 2021]

Bên cạnh sinh viên theo học Ngành Quản lý giáo dục ở các trường ĐH, những người là cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ quy hoạch lên làm cán bộ quản lý giáo dục… cũng được bố trí theo học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để lấy chứng chỉ về Quản lý giáo dục theo chương trình của Bộ GD&ĐT.

Lương ngành quản lý giáo dục

Nếu làm trong các phòng giáo dục hay trường học, cơ quan nhà nước thì thu nhập của bạn sẽ theo các bậc lương của chính phủ và tăng dần theo thâm niên, theo vị trí bạn thăng tiến, phổ biến nhất là trong khoảng 5 – 6 triệu/tháng và dần dần có thể là 7 – 9 triệu/tháng.

chuyên viên đào tạo có thể nhận 8 – 10 triệu/tháng, cao hơn là 15 triệu/tháng; Nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn du học có lương khoảng 5 – 7 triệu/tháng và hoa hồng theo doanh số nên tổng thu nhập cũng có thể trên 10 triệu/tháng.

Mai Mai

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn trẻ mới vào ĐH và ra trường.

Cài đặt Trường Việt Nam này trên iPhone của bạn

, sau đó Thêm vào Màn hình chính

×

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác

Video liên quan

Chủ Đề