Phương pháp cơ bản để vẽ phối cảnh

Chuyên mục “Kiến thức mỹ thuật” số hôm nay sẽ đưa bố mẹ và các con đến với thế giới “hư hư thực thực”. Vì sao vậy? Đó là bởi chỉ với 1 mặt phẳng như giấy/vải mà có thể tạo dựng được cả một thành phố – không gian 3 chiều cực sống động và hoàn mỹ. Chúng ta cùng khám phá quy luật Phối cảnh nhé!Phối cảnh là nguyên tắc vẽ tranh thể hiện gần đúng vật thể 3 chiều trên mặt phẳng nhờ vào các quy luật phối cảnh. Các quy tắc phối cảnh giúp hình ảnh trên mặt phẳng có chiều sâu và đạt nhiều hiệu quả thẩm mỹ khác.

Bạn đang xem: Cách vẽ phối cảnh 1 điểm tụ

Điểm tụ: 2 hoặc nhiều đường thẳng song song nhau trong không gian thực sẽ gặp nhau tại 1 điểm trên giấy vẽ. Điểm đó gọi là điểm tụ và nằm trên đường chân trời.

Góc nhìn: Tùy theo hướng quan sát, vật thể sẽ có hình ảnh phối cảnh khác nhau.

Đường tầm mắt: Khái niệm “đường chân trời” trong các bức tranh phong cảnh. Hay khi vẽ khối hộp 3 chiều, chúng ta vẽ các cạnh “hơi xiên” và tụ về 1 điểm tưởng tượng. Điểm tụ nằm trên đường chân trời, tất cả nhằm tạo chiều sâu, độ chân thực cho vật chúng ta muốn vẽ.

2. Nguyên tắc vẽ phối cảnh:

Phối cảnh 1 điểm tụ: là phương pháp vẽ vật thể 3 chiều đơn giản nhất. Chúng ta cùng xem ví dụ vẽ phối cảnh căn phòng. Mặt trước các vật thể song song với mặt phẳng ảnh; các cạnh tạo hình khối cho vật thể đều tụ về 1 điểm duy nhất: chính giữa tờ giấy.

Xem thêm: 1 Công Đất Bằng Bao Nhiêu M2, Ha, Mẫu Miền Nam, Sào Miền Bắc

Phối cảnh 2 điểm tụ: Bức tranh sẽ có 2 điểm tụ, thường được sử dụng để mô tả cảnh quan. Ví dụ như khi vẽ ngôi nhà 3 chiều, 2 điểm tụ sẽ mô tả rõ ràng hình dạng ngôi nhà cũng như toàn cảnh xung quanh hơn.

Chuyển màu trong tranh phối cảnh: Đây là một trong những bài học căn bản tại Wow Art. Quy luật ở đây là “Gần rõ, xa mờ. Gần lớn, xa nhỏ”. Đầu tiên, bé sẽ xác định các màu sắc cơ bản cần sử dụng trong bài vẽ. Tiếp theo, bé pha màu nước bằng cách thêm màu trắng để tạo độ nhạt, và thêm màu đen để tạo sắc đậm hơn. Cuối cùng, bé sẽ tô màu theo quy luật phối cảnh: Vật thể càng ở gần thì càng tô màu đậm, vật thể càng cách xa thì dùng màu càng nhạt.

3. Phân tích kỹ thuật vẽ phối cảnh của các bạn nhỏ nhà Wow Art

Với đề tài “Vẽ nội thất căn phòng”, 2 bạn nhỏ đã vận dụng khá tốt kiến thức về luật phối cảnh 1 điểm tụ vào tác phẩm. Điểm tụ tạo cho căn phòng có chiều sâu, tôn lên vẻ đẹp yên bình của nội thất và các vật dụng khác trong phòng.

Phối cảnh 1 điểm tụ – Tác phẩm “Vẽ nội thất căn phòng”

Lại là một đề tài phối cảnh “khó nhằn” khác. Lần này là điểm tụ nằm vị trí chính giữa bức tranh. Một lối đi dẫn đến chân trời xa tít tắp, tạo vẻ “huyền bí” rất riêng cho tác phẩm của 2 bạn nhỏ.

Phối cảnh 1 điểm tụ ở chính giữa tranh

Điểm tụ chếch về góc phải tranh, tạo cảm giác sống động và chân thực hơn cho con đường nơi phố thị. Nào ta cùng rap “Em vào đời bằng đại lộ – Còn anh vào đời bằng lối nhỏ…”

Quy tắc xa gần trong tranh phối cảnh được 2 bạn vận dụng rất tốt. Điểm tụ của toàn bộ tác phẩm cũng trùng với đường chân trời. Vừa tuân thủ nguyên tắc, lại sáng tạo vô tận, quả thực các bạn nhỏ luôn khiến Wow Art phải bất ngờ!Một số tác phẩm của các bé Wow Art vận dụng luật phối cảnhPhối cảnh 2 điểm tụ – Toàn cảnh lối vào 2 bên ngôi nhà ấm cúng, nhỏ xinh

Dưới mái nhà Wow Art, các con không chỉ được rèn luyện các kỹ năng hội họa từ đơn giản đến phức tạp, mà còn được phát triển năng lực sáng tạo, cảm xúc tự nhiên và sẵn sàng sai lầm để hoàn thiện từng ngày.

[Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh trên các website Mỹ thuật chuyên ngành]

[ 05-12-2021 - 06:28 AM ] - Lượt xem: 2934

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 2 Điểm Tụ

Đầu tiên, vẽ đường tầm mắt ngang tờ giấy và xác định 2 điểm tụ bên trái và phải, sau đó vẽ 1 đường thẳng đứng ở trung tâm phối cảnh [đường thẳng này đi qua điểm ngắm của bạn khi quan sát thực tế], đặt điểm tụ thứ 3 ở mép trên của tờ giấy.

Vẽ đoạn thẳng đứng nằm trên đường thẳng có chứa điểm tụ 3, đoạn thẳng này là góc gần nhất của khối khi quan sát. Lúc này, có nghĩa là mắt bạn đang nhìn vào cạnh góc của khối. Lưu ý đoạn thẳng này có điểm dưới thấp hơn và gần đường tầm mắt, điểm trên của đoạn thẳng cao hơn đường tầm mắt khá nhiều. Bạn nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ [điểm tụ 1, 2]. Trên đường nối từ điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ, bạn xác định chiều dài và sâu của hình khối. Vậy là bạn có thêm 2 đoạn thẳng ở chân của khối, nối 2 điểm đầu của 2 đoạn thẳng vừa vẽ về điểm tụ 3.

Bây giờ bạn đã vẽ được 2 mặt có thể nhìn thấy của hình khối, tuy nhiên bạn có thể nối các điểm góc còn lại của khối về điểm tụ 1 và 2, bạn sẽ hình dung được các mặt khuất phía trên và dưới của hình khối.

Nhìn vào sơ đồ trên, tôi đã vẽ một tổ hợp các hình khối tạo thành nhiều cấp bậc khác nhau trên bề mặt, trông giống như một tòa nhà chọc trời được nhìn từ bên dưới. Hãy nhớ rằng, độ tụ trong phối cảnh có thể được phóng đại lên một chút để đánh lừa thị  giác; tạo độ vững chắc của tòa nhà chiều sâu của không gian.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ một công trình cao tầng ngay góc ngã tư đường bằng hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ; trong đó điểm tụ trên cao nằm ngoài tờ giấy, hai mặt lớn chính đều nhỏ dần về phía xa, phần thân của tòa nhà nhỏ dần khi lên cao và đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng.

Bạn có thể hình dung, việc sử dụng hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ để vẽ tòa nhà này sẽ trông thực hơn là sử dụng hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ.

Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh 3 điểm tụ mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phối cảnh nhà thờ. Hình dung đường thẳng nằm ngang tầm mắt và đường thẳng dọc đi qua vị trí nhìn của bạn; thực hành quan sát kỹ các đối tượng cần vẽ, tìm điểm giao nhau giữa đường thẳng nằm ngang ở trên và đường thẳng nằm ngang dưới của nhà thờ để xác định 2 điểm tụ 2 bên, và hình dung điểm giao nhau của các đường thẳng đứng để xác định điểm tụ trên cao của nhà thờ trong khung cảnh.

Vẽ đường tầm mắt và thêm 2 điểm tụ ở 2 bên. Sau đó, vẽ tiếp 1 đường thẳng đi qua điểm ngắm của bạn và thêm điểm tụ ở trên cao để thực hiện bức tranh phối cảnh.

Vẽ 2 đường thẳng đứng ở 2 bên để xác định chiều rộng và chiều sâu tổng thể của nhà thờ, lưu ý 2 đường thẳng này được nối về điểm tụ 3.   

Quan sát mẫu và vẽ tiếp các đường thẳng đứng và đường thẳng ngang về các điểm tụ tương ứng để xác định những khối nhỏ hơn, đảm bảo tỷ lệ tương quan giữa các khối đúng phối cảnh.

Quan sát thật kỹ các khối của nhà thờ, 2 khối nhà 2 bên cao 4 tầng, khối chính giữa cao 2 tầng. Vẽ các khối chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ [cột, ô cửa, mái, đồng hồ, lan can] vào sau.

Để làm bài tập này bạn cần 1 tờ giấy thật lớn hoặc hình dung các điểm tụ bên ngoài tờ giấy và nối các đường thẳng về các điểm tụ tưởng tượng đó.

Ở bước này, các chi tiết không cần quá kỹ.

Nhà thờ có 2 loại cột: dãy cột tròn ở sảnh vào và cột hình hộp được ốp vào vị trí các góc tường với hình dạng giống nhau.

Phần chóp mái gắn đồng hồ ở các góc và trên đỉnh là thập giá.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ nhà thờ bằng hệ thống phối cảnh 3 điểm tụ, đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng và các điểm tụ đều nằm bên ngoài tờ giấy.

Các khối của nhà thờ đều nhỏ dần về 2 bên và nhỏ dần khi lên cao. Điều này giúp tạo hiệu ứng 3 chiều cho phối cảnh và thuyết phục hơn.

Sẽ rất khó cho bạn khi chưa thực hành nhiều lần, nên nhớ một kết quả tốt bạn đạt được chính là sự tích lũy khi kiên trì thực hành những bài tập nhỏ.

DoArt chúc các bạn vẽ đẹp và chuẩn phối cảnh!

Ban biên tập DoArt

[ 04-12-2021 - 11:50 AM ] - Lượt xem: 7296

PHỐI CẢNH - Kỹ thuật vẽ trong hội họa

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 1 Điểm Tụ

Kỹ thuật vẽ - Phối Cảnh 3 Điểm Tụ

Vẽ 1 đường thẳng nằm ngang [đường tầm mắt] nối từ đầu này sang đầu kia của tờ giấy và đặt 2 điểm tụ ở gần 2 bên mép giấy vào đó.

Để xây dựng hình khối dựa trên phối cảnh 2 điểm tụ, bạn hãy vẽ 1 đoạn thẳng đứng, đoạn thẳng này sẽ tạo thành góc gần nhất của hình khối; nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ.

Sau đó bạn quyết định chiều dài và chiều sâu của hình khối bằng cách vẽ thêm 2 đoạn thẳng đứng chỉ ra 2 góc [trái-phải] của hình khối, đảm bảo rằng chúng dừng lại ở các đường nối với chiều dọc ban đầu.

Bây giờ bạn đã vẽ được 2 mặt có thể nhìn thấy của hình khối, trong sơ đồ này tôi giả định đường tầm mắt nằm giữa hình khối nên bạn không nhìn thấy mặt trên và mặt dưới của hình khối, tuy nhiên bạn có thể nối điểm trên và điểm dưới của 2 đoạn thẳng vừa vẽ về 2 điểm tụ, bạn sẽ hình dung được các mặt khuất của hình khối. Tương tự bạn hãy tập vẽ thêm hình khối ở trên đường tầm mắt và hình khối ở dưới đường tầm mắt, điều này không khó để bạn có thể thực hiện được.

Trong phối cảnh 2 điểm tụ ở trên, hãy chú ý ngoài các đường thẳng đứng thì các đường thẳng khác đều được nối về 1 trong 2 điểm tụ. Các mặt phẳng của khối nhà nghiêng về bên phải có chiều hướng nhỏ dần về điểm tụ 2, các đường thẳng song song với mặt đất nằm trên mặt phẳng này cũng được nối đến điểm tụ 2. Tương tự, áp dụng đối với điểm tụ 1. Tòa nhà này bao gồm 3 khối, bạn cần vẽ 3 đoạn thẳng góc gần bạn nhất của từng khối rồi nối điểm trên và điểm dưới của các đoạn thẳng về 2 điểm tụ. Ô cửa ở gần sẽ cao hơn những ô cửa ở xa, đường thẳng trên và dưới của ô cửa nghiêng về 1 trong hai điểm tụ.

Ở hình bên dưới, tôi đã vẽ một công trình thấp tầng nhưng khá dài bằng hệ thống phối cảnh 2 điểm tụ và cả 2 mặt lớn chính đều nhỏ dần về phía xa, đường tầm mắt cao bằng tầm nhìn của một người đang đứng.

Sử dụng kỹ thuật vẽ phối cảnh 2 điểm tụ mà bạn đã được học, hãy thử vẽ một bức tranh phối cảnh ngôi nhà bạn thích. Hình dung đường thẳng nằm ngang tầm mắt và thực hành quan sát kỹ các đối tượng cần vẽ, tìm điểm giao nhau giữa đường thẳng trên và đường thẳng dưới của ngôi nhà trong khung cảnh.

Vẽ đường tầm mắt và thêm 2 điểm tụ vào để bắt đầu thực hiện bức tranh phối cảnh. Sau đó, vẽ tiếp 1 đoạn thẳng nằm bên tay phải của tờ giấy và cao hơn đường tầm mắt – đoạn thẳng này là góc gần nhất của khối nhà trên lầu, nối điểm trên và điểm dưới của đoạn thẳng về 2 điểm tụ, vẽ tiếp 2 đoạn thẳng ở 2 bên để xác định chiều dài và chiều sâu của khối nhà.

Ở khối nhà trên lầu, cần xác định mép trên và dưới của cửa và nối chúng về điểm tụ 1. Phân chia các mảng tường chính vào trước – phải đảm bảo đúng phối cảnh và thêm các chi tiết nhỏ vào sau.

Quan sát thật kỹ đối tượng và so sánh với đường phác thảo khi thêm những chi tiết bạn cần vào trong tranh, hãy phân chia các khu vực để phân biệt các bề mặt khác nhau của cảnh. Trong phối cảnh này có 2 cây cột hình trụ tròn nối từ mặt đất lên sàn lầu, hình dạng chữ V – bạn cần vẽ 1 cây nghiêng về bên phải, 1 cây nghiêng về bên trái là được.

Sàn nhà hình chữ nhật là mặt phẳng song song với mặt đất, có 2 cạnh nghiêng về điểm tụ 1 và 2 cạnh nghiêng về điểm tụ 2. So sánh với lối đi ở phía trước [phần dưới của bức tranh] bạn sẽ thấy độ dốc nhẹ, những đường dọc của lối đi gặp  nhau ở 1 điểm cao hơn điểm tụ 2 – điều này tạo ra độ dốc lên, những đường ngang thì vẫn nghiêng về điểm tụ 1; phía bên trái là 1 đồi cỏ giúp cảnh quan bớt khô cứng. Lưu ý ngôi nhà có mái nhọn phía xa ít chi tiết và không nhìn thấy rõ kết cấu bề mặt, tương tự những cái cây cũng thế. Điều này giúp tạo chiều sâu cho phối cảnh và thuyết phục hơn.

DoArt chúc các bạn vẽ đẹp và chuẩn phối cảnh!

Ban biên tập DoArt

Video liên quan

Chủ Đề