Quy định về thu hồi nợ của ngân hàng

Hợp đồng vay tài sản là gì? Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như thế nào? Ngân hàng có quyền sử dụng biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ không? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của ngân hàng qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Khi xác lập giao dịch vay tài sản với ngân hàng, các thủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện theo đúng quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận. Trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền áp dụng biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp này phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Để tìm hiểu về vấn đề này, anh/chị có thể tham khảo Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan hoặc liên hệ với Luật Minh Gia chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra anh/chị có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để vận dụng linh hoạt vào trường hợp của mình.

2. Tư vấn biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của ngân hàng

Câu hỏi tư vấn: Tôi xin hỏi về trường hợp bị quấy rối qua điện thoại, tôi có người Chị có vay tiền của ngân hàng. Khi làm thủ tục vay, chị có cho số điện thoại của tôi, nhưng thời gian gần đây bên ngân hàng có điện thoại cho tôi để gây rối, làm phiền. Ban đầu tôi cũng có thiện chí nghe máy, nhưng bên ngân hàng nói chuyện với thái dọa dẫm, khó nghe... rồi giờ liên tục nhá máy quấy rối.... như vậy có cách nào xử lý giúp được không ạ?

Nội dung tư vấn: Chào anh/chị, cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định cụ thể tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

…”

Như vậy, chị của anh/chị có nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng đã giao kết với ngân hàng. Việc sử dụng biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của ngân hàng phải được áp dụng đúng với chủ thể vay là chị của anh/chị.

Thứ hai, về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của ngân hàng

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN:

“Điều 7. Quy định nội bộ

2. Quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống và phải có các nội dung cụ thể sau đây:

đ] Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 [năm] lần/01 [một] ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 [bảy] giờ đến 21 [hai mươi mốt] giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;

…”

Theo đó, ngân hàng không được phép nhắc nợ, đồi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ đối với cá nhân khoong có nghĩa vụ trả nợ. Do đó, hành vi của ngân hàng là trái với quy định của pháp luật. Hành vi này có căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g] Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

…”

Như vậy, nếu ngân hàng tiếp tục có hành vi gọi điện làm phiền, đe dọa thu hồi nợ với anh/chị thì anh/chị có quyền trình báo hành vi vi phạm đến Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông để yêu cầu xem xét xử phạt hành chính đối với hành vi này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh/chị yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được diễn ra khi người vay ngân hàng không còn khả năng thanh toán và ngân hàng sẽ thu hồi số nợ không thanh toán được bằng cách xử lý tài sản đảm bảo mà người đó dùng để bảo đảm khi vay. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc thông tin về quy trình xử lý TÀI SẢN BẢO ĐẢM để thu hồi nợ của Ngân hàng để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Điều 299 BLDS 2015 và Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp “xử lý tài sản bảo đảm” như sau:

  • Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền được xử lý tài sản.
  • Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

Quy trình thu hồi tài sản bảo đảm

Thu hồi tài sản bảo đảm

>> Xem thêm: Cách Thu Hồi Công Nợ Khi Đối Tác Bị Vỡ Nợ

Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu như sau:

  • Lý do xử lý tài sản.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Mô tả tài sản.
  • Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 BLDS 2015.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Xử lý tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Điều 303 như sau:

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

Điều 307 BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:

  • Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
  • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
  • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng

Vai trò của Luật sư hỗ trợ trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn

  • Tư vấn trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ.
  • Xác định phương án giải quyết tối ưu nhất với khoản nợ hiện thời.
  • Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực trả nợ.
  • Giúp đỡ đàm phán, thương lượng nhằm gia hạn nợ.
  • Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng luật định.

>> Xem thêm: Thủ Tục Nhờ Luật Sư Bảo Vệ Quyền Lợi Khi Bị Ngân Hàng Khởi Kiện Đòi Phát Mãi Tài Sản Thế Chấp

Trên đây là vài viết của chúng tôi về vấn đề “Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Ngân hàng”. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có các câu hỏi liên quan cần được giải đáp, vui lòng gọi đến HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Video liên quan

Chủ Đề