Phong cách lãnh đạo của Larry Page

Larry Page sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing, Michigan. Anh là một doanh nhân Mỹ, người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin. Từ tháng 7 năm 2015, Page đảm nhiệm vai trò là giám đốc điều hành [CEO] của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google. Và ngày 3/12 mới đây, Page và Brin thông báo từ chức trong một bài đăng trên blog, giao quyền điều hành cho Sundar Pichai người hiện đang là giám đốc điều hành của Google.

  • Michael Bloomberg
  • Tiểu sử tỷ phú Donald Trump Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ
  • Dù đã về hưu nhưng Jack Ma vẫn đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất Trung Quốc 2019
  • Sức mạnh doanh nhân Việt Nam
  • Món quà xứng tầm doanh nhân
Chân dung Larry Page

Mục lục

1. Sơ lược thông tin cá nhân của Larry Page

2. Thời niên thiếu của Larry Page

3. Bước đầu khởi tạo nên Google

3.1. Từ khủng hoảng trong nội bộ

3.2. Đến mối đe dọa từ bên ngoài

4. Sự trở lại của Larry Page

5. Google đứng dậy mạnh mẽ sau khủng hoảng

6. Larry Page và những bước ngoặt sự nghiệp

Sơ lược thông tin cá nhân của Larry Page

Tên thật : Lawrence Edward Page

Ngày sinh : 26 tháng 03 năm 1973

Nơi sinh : Lansing, Michigan

Trình độ học vấn : Cử nhân khoa học kỹ sư máy tính tại Đại học Michigan; Thạc sĩ tại Đại học Stanford.

Nghề nghiệp : Doanh nhân, đồng sáng lập Google

Thời niên thiếu của Larry Page

Larry Page tên thật là Lawrence Edward Page, sinh ngày 26 tháng 3 năm 1973 tại Lansing, bang Michigan, Hoa Kỳ. Cha của anh, Carl Page, là người tiên phong trong khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo, và mẹ anh, bà Gloria dạy lập trình máy tính. Tiếp bước họ, Larry Page theo học ngành kỹ sư máy tính tại Đại học Michigan, và sau đó học lên Thạc sĩ tại Đại học Stanford. Ngoài ra, Page còn có một người anh là Carl Victor Page, Jr., đồng sáng lập ra eGroups, sau này được bán lại cho Yahoo! với giá cỡ nửa tỷ đô.

Ở tuổi 12, Page đã bật khóc khi đọc một cuốn tiểu sử về nhà sáng chế Nikola Tesla, người đã chết trong bần hàn vì nợ nần. Câu chuyện đã khơi nguồn cho anh cảm hứng muốn xây dựng công nghệ không chỉ để thay đổi thế giới, mà phải đủ nhạy bén để lan tỏa hiệu ứng tích cực của nó. Tôi nghĩ rằng phát minh quá nhiều thứ không phải là tốt, Page nói, nếu bạn không thể đưa chúng ra thế giới và mọi người có được lợi ích khi sử dụng.

Những cuốn sách gắn liền với tuổi thơ của Larry Page

Trong thời gian học tập tại Đại học Michigan, Page bắt đầu nghiên cứu về phương thức vận tải tương lai. Anh gia nhập nhóm nghiên cứu xe hơi năng lượng mặt trời của trường và đề nghị Michigan nên xây dựng một hệ thống di chuyển nhanh cá nhân giữa các khu vực với nhau.

Sau khi tốt nghiệp, Page đến Stanford để học bằng Thạc sĩ. Năm 1995, anh gặp Sergey Brin, một sinh viên đã tốt nghiệp và nhanh chóng trở thành bạn thân, cùng nhau khám phá về khoa học máy tính.

Bước đầu khởi tạo nên Google

Sau khi gặp Sergey Brin và nhận ra sự đồng điệu trong suy nghĩ, Larry Page bắt đầu với ý tưởng xếp hạng các trang web và nhờ sự giúp đỡ từ Brin. Sau khi nhận bằng Thạc sĩ, họ cùng nhau cộng tác để thiết kế một công cụ tìm kiếm, gọi là BackRub, ngay sau đó nhanh chóng đổi tên thành Google.

Larry Page và Sergey Brin thuê một gara ôtô ở Menlo Park làm văn phòng đầu tiên

Năm 1997, Page và Brin đăng ký tên miền Google.com. Năm 1998, hai ông thành lập công ty tư nhân Google và chuyển các máy chủ từ phòng ký túc xá của Page đến nhà để xe của một người bạn ở thành phố Menlo Park, bang California. Google hoạt động dựa vào kỹ thuật đã được cấp bằng sáng chế, PageRank. Larry Page lúc bấy giờ bỏ dở chương trình tiến sĩ để tập trung kinh doanh.

Từ khủng hoảng trong nội bộ

Trong 3 năm đầu thành lập, Google đã nhanh chóng có được thành công nhất định. Tuy nhiên sau đó bắt đầu xuất hiện những khủng hoảng trong nội bộ công ty.

Cụ thể, Larry Page vốn dĩ xuất thân từ công nghệ thông tin, không có bất cứ kinh nghiệm trong mảng điều hành và quản lý. anhcho rằng văn hóa tự do chính là cách để các nhân viên có thể trao đổi trực tiếp với ban giám đốc giúp tiến độ công việc hoàn thành hiệu quả hơn: Không ủy thác quyền cho bất kỳ ai, hãy làm mọi điều bạn có thể để hoàn thành công việc nhanh hơn. Nhưng thực tế hoạt động của công ty cho thấy, mỗi công việc cần có một vị trí chịu trách nhiệm cho những vấn đề của họ.

Cách điều hành của Page không được nhân viên ủng hộ

Đỉnh điểm tháng 7/2001, Page bất ngờ quyết định sa thải toàn bộ quản lý dự án, bởi do họ không làm tốt phần việc của mình và anh không tin tưởng khả năng lãnh đạo của những người không có chuyên môn máy tính. Tuy nhiên, quyết định này của Page không được đón nhận. Để cứu vãn tình thế chia rẽ và tránh Google phải chịu khủng hoảng trầm trọng hơn, Larry Page đã lựa chọn việc rút lui, thay thế bởi cựu CEO của Công ty Novell, Eric Schmidt.

Đến mối đe dọa từ bên ngoài

Trong 10 năm giữ cương vị CEO Google. Eric Schmidt đã đưa công ty phát triển phồn thịnh với sự kiện IPO thành công năm 2004 và thương vụ thâu tóm Android năm 2005. Số lượng nhân viên của Google tăng lên tới 24.000 người và giá trị vốn hóa thị trường đạt 180 tỷ USD. Năm 2006, Google đã mua trang web chia sẻ video phổ biến nhất thế giới, YouTube, với giá 1,65 tỷ đô la cổ phiếu.

Nhưng đến năm 2011, Google gặp phải một mối đe dọa trước đây họ chưa từng biết đến, mang tên Facebook của Mark Zuckerberg. Google trở nên bệ rạc khi hàng loạt nhân sự chất lượng cao bắt đầu rời bỏ công ty và đầu quân cho Facebook. Tính đến năm 2010, hơn 140 kỹ sư cấp cao của Google tham gia đầu quân dưới quyền điều hành của Mark Zuckerberg.

Cạnh tranh thị trường giữa Google và nhân tố mới Facebook

Trước sức ép quá lớn từ Facebook, Larry Page trở lại vị trí CEO của Google vào năm 2011, đặt ra mục tiêu đưa Google trở thành công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới và phát triển Google trở thành một công cụ đa năng nhất. Để làm được điều đó, điều đầu tiên Larry Page phải thực hiện tái cơ cấu hệ thống nhân sự. Nhưng anh nhận thấy các nhân viên đang mất phương hướng, ban giám đốc quan liêu khiến công ty chia rẽ sâu sắc, và điều tất yếu là chảy máu chất xám.

Sự trở lại của Larry Page

Ngay sau khi trở lại lãnh đạo, Larry Page đã đích thân mời các CEO từ các công ty khác được Google sáp nhập tham gia điều hành nhiều mảng của công ty, đồng thời sẵn sàng trao quyền cho các nhân viên thân thiết điều hành những bộ phận quan trọng.

Điều này giúp Google giữ chân được các nhân tài, và bước đầu tái thiết lập đội ngũ nhân sự chất lượng cao và trung thành với công ty. Ở Google, Page được biết đến là người luôn quan tâm mọi người thực hiện công việc như thế nào và thách thức bằng những giả thuyết rằng tại sao mọi thứ lại diễn ra như vậy.

Trong cuộc phỏng vấn tại một diễn đàn năm 2015, Page chia sẻ: Tôi rất thích trò chuyện với những người điều hành trung tâm dữ liệu của công ty. Tôi hỏi họ những câu về máy biến thế hoạt động thế nào? Nguồn năng lượng được chuyển vào ra sao? Để rồi sau đó hướng đến hoạt động của công ty chúng ta trả giá thế nào cho việc này? Tôi luôn suy nghĩ về tất cả những câu hỏi ở khía cạnh một doanh nhân, một người làm kinh doanh, tìm hiểu xem cơ hội nằm ở đâu.

Google đứng dậy mạnh mẽ sau khủng hoảng

Với sự chèo lái tài tình của Larry Page và cộng sự, Google đã liên tục phát triển và tung ra thị trường những sản phẩm, công cụ mới với nhiều chức năng đa dạng. Năm 2012, công ty cho ra mắt mạng xã Google+, máy tính xách tay Chromebook, kính thông minh Google Glass, dịch vụ Internet tốc độ cao Fiber và nhiều dịch vụ khác.

Google cho ra mắt nhiều tiện ích và sản phẩm nổi trội

Trong quý III-2013, chỉ sau 2 năm Larry Page trở lại vị trí CEO, Google đạt được doanh thu lên đến 14,89 tỷ USD. Riêng dịch vụ tìm kiếm của Google đã đóng góp 10,8 tỷ USD trong doanh thu được tính bằng số lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo. Tiếp theo đó, năm 2016, Google đã trở thành thương hiệu có giá trị cao thứ 2 trên thế giới, giá trị tổng tài sản được định mức 133 tỷ USD.

Với việc thâu tóm hàng loạt bằng sáng chế công nghệ từ các công ty phần mềm khác nhờ vào những thương vụ M&A, giờ đây Google không chỉ là công cụ tìm kiếm thông tin thông thường, mà đã sở hữu hàng loạt chức năng tiện ích khác. Những chiến lược của Larry Page dần trở nên có hiệu quả, Google đã trở lại đúng định hướng mà Larry Page đề ra.

Larry Page và những bước ngoặt sự nghiệp

Đến năm 2015, hãng tái cấu trúc quy mô lớn. Page và Brin đã công bố thành lập một công ty mẹ mới có tên là Alphabet để giám sát Google và các công ty con khác. Ở Alphabet, Page là giám đốc điều hành và Brin là chủ tịch, còn vị trí CEO của Google do Sundar Pichai đảm nhiệm.

Ở vị trí này, Larry Page dành nhiều thời gian nghiên cứu những công nghệ mới, gặp gỡ và tuyển dụng nhân tài, hoạch định những bước đi tiếp theo của hãng. Thông qua Alphabet, Page muốn theo đuổi đam mê với các thiết bị thông minh trong nhà, lan tỏa internet thông qua dự án Project Loon và kéo dài cuộc sống của con người.

Theo danh sách tỷ phú của Forbes công bố vào tháng 3/2019, Larry Page lọt top 10 những người giàu nhất thế giới với khối tài sản ròng ước tính 50,8 tỷ USD.

Danh sách tỷ phú 2019 của Forbes

Tuy nhiên mới đây nhất, Larry Page và Sergey Brin hai nhà đồng sáng lập Google, bất ngờ thông báo từ chức ở Alphabet và giao quyền điều hành cho Sundar Pichai người hiện đang là giám đốc điều hành của Google.Thông báo về sự thay đổi lãnh đạo đã được Page và Brin viết trong một bức thư chung và đăng trên blog công ty.

Thông báo từ chức của Page và Brin trên trang blog công ty

Page và Brin viết: Alphabet và Google đang hoạt động hiệu quả dưới dạng các công ty độc lập. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn tốt và đây là thời điểm phù hợp để chúng tôi đơn giản hóa cấu trúc. Chúng tôi cho rằng Alphabet và Google không còn cần đến hai CEO và chủ tịch nữa.

Theo đó, cả Page và Brin vẫn là nhân viên Alphabet và giữ ghế trong hội đồng quản trị. Tuy nhiên, họ không còn có vai trò lớn như trước đây. Thay vào đó, cả hai sẽ chỉ chịu trách nhiệm về một số nội dung của Google và quản lý các khoản đầu tư của Alphabet trong danh mục đầu tư mạo hiểm khác

Hãy cùng dõi theo và cập nhật tin tức mới nhất về Larry Page cùng với doanhnhanvietnam

Video liên quan

Chủ Đề