Phí vệ sinh container VIẾT TẮT là gì

Bạn đang làm hàng xuất, nhập sea bạn cần biết rõ vềnhững loại phí và phụ phí vận tải đương biển thường áp dụng . Bạn đọc quan tâm tham khảo bàiviết chi tiết vềcác loại phí cơ bản trong vận tải sea tại đây.

Xem thêm: Vận Đơn Đường Biển Là gì, Bài Viết Chi Tiết Cho Người Mới Bắt Đầu

I. PHÍ VÀ PHỤ PHÍ TRONG NHẬP KHẨU [INBOUND]

  1. Terminal handling charge/ Destination delivery charge [THC/DDC]:Phụ thu phíxếp dỡ cont hàng tại cảng [từ tàu vào bãi cont [CY]
  2. Container Imbalance charge/Container Imbalance Surcharge/Equipment Imbalance charge [CIC CIS EIC]:Phụ thu phí cân bằng cont [phí này phát sinh do hãng tàu phải vận chuyển vỏ cont từ một nước dư thừa đến nơi cần]
  3. Delivery order fee [DOF]: Phí lệnh giao hàng
  4. Container cleaning fee [CCL]: Phí vệ sinh cont
  5. Container maintenance fee [CMF]:Phí bảo trì container
  6. Late payment fee [L/P]:Phí thanh toán chậm [phí này tùy vào qui định của mỗi hãng tàu. Hãng tàu qui định khi hàng đến người nhận hàng phải thanh toán các phí local charge liên quan đến lô hàng trong thời hạn cụ thể là 5 ngày, nếu sau 5 ngày người nhận hàng chưa thanh toán phí local charges này thì họ sẽ thu cái phí late payment [ vi dụ: Maersk thu 500.000 VND/SHIPMENT, RCL: 700.000 VND/SHIPMENT
  7. Handling fee : Phí làm hàng của đại lý [ phí này thường do công ty Forwarder thu]
  8. Repaired container fee: Phí sửa chữa cont [phí này phát sinh khi khách hàng trả cont rỗng bị hư hỏng]
  9. Manifest amendment fee [M.A.F] :Phí điều chỉnh manifest [ bảng kê khai hàng hóa người vận chuyển khi cập cảng cho hải quan nước nhập khẩu]
  10. Lift on/ lift off container fee: Phí nâng/hạ container
  11. Power fee/ electricity plugging fee :Phí chạy điện [phí này được tính với container hàng lạnh RF]
  12. Port congestion surcharge PCS:Phụ thu phí kẹt cầu cảng [ phí này ít phổ biến. thường các A/C hay bị FWD đè thu
  13. Documentation fee : Phí chứng từ bao gồm các phí như sau:Bunker adjustment factor/Fuel adjustment factor [ for Europe] Emergency bunker surcharge [for Asia]BAF FAF EBS: Phụ thu phí biến động giá nhiên liệu [phí này không phổ biến, tùy vào thởi điểm, Phí này các FWD hay đè ra thu nên cần phải chú ý xem lại main carrier có thu hay không nhe]
  14. Ocean freight [O/F]: Phí cước vận chuyển đường biển
  15. Air freight [A/F]: Phí cước vận chuyển đường hàng không
  16. Container freight station [CFS]: Phí dỡ hàng từ container vào kho [ áp dụng cho hàng lẻ-LCL] phí này thường FWD thu
  17. General rate increase [GRI]: Phụ thu cước vận chuyển trong mùa cao điểm
  18. Peak season surcharge [PSS]: Phụ phí mùa cao điểm
  19. Demurrage [DEM]: Phí lưu cont hàng tại cảng [ hãng tàu thu, tùy vào thỏa thuận khi booking vận chuyển mà xin free time cho lô hàng]
  20. Detention [DET]: Phí lưu cont rỗng [ phí này được tính khi lấy cont ra khỏi cảng/depot]
  21. Storage: Phí lưu bãi [ phí này cảng thu, nhưng hiện nay hãng tàu thu luôn cái phí storage này]

Vận tải đường biển có tỉ lệ phí và phụ phí cao hơn nhiều loại hình vận tải khác

Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt nhất Tphcm

II. PHÍ VÀ PHỤ PHÍ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN ÁP DỤNG VỚI HÀNG NHẬP [OUTBOUND]

  1. B/L issuance fee: Phí phát hành vận đơn
  2. Terminal handling charge/L THC/L: Phí xếp dỡ cảng đi
  3. Advanced manifest system fee Japan advanced filing rules Advanced filing system AMS/ AFR/ AFS /ENS
  4. Phí truyền dữ liệu hải quan đi mỹ
  5. Phí truyển dữ liệu hải quan đi nhật
  6. Phí truyền dữ liệu hải quan đi trung quốc Phí kê khai hàng hóa đi châu âu
  7. Seal fee: Phí seal
  8. Container freight station [CFS]: Phí xếp hàng lẻ
  9. Electric cargo release fee: Phí điện giao hàng sử dụng khi kháchhàng nhận hàng không bằng b/l gốc [b/l surrender]
  10. Change of destination COD: Phí thay đổi cảng đến

Hàng xuất- nhập sea luôn có nhiều loại phí và phụ phí cố định

Trên đây là một số loại phí và phụ phí cơ bản áp dụng với vận tải đường biển bạn đoc tham khảo bài viết

Cách tính cước vận tải đường biển

Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề