Organic form là gì

Những yếu tố cơ bản luôn là thứ cốt lõi trong bất kỳ một tác phẩm thiết kế nào

Bài viết có thể sẽ giúp cho mọi thứ trong cuộc sống của bạn đẹp hơn, bắt mắt hơn. Ví dụ như bạn sẽ chụp ảnh đẹp hơn, selfie chất hơn hoặc tự biết cách phối đồ khi đi theo 6 quy luật dưới đây.

Trước tiên để mình nói cho các bạn biết một sự thật nhỏ rằng tất cả những gì chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày, tất cả những hình ảnh đó đều được tạo nên từ những thành phần cơ bản như

  1. line [các đường thẳng : ngang, dọc, chéo, zigzag, ]
  2. shape [các hình dạng : tròn, vuông, tam giác, đa giác, ] được chia làm 2 loại là Organic và Geomatric
  3. form [khối : là khi các hình dạng đc nhìn thấy trong không gian 3 chiều: khối cầu, khối lập phương, khối trụ, ]
  4. texture [chất liệu trên bề mặt của vật thể]
  5. balance [sự cân bằng]
  6. Composition [bố cục]

Nếu bạn chưa biết gì thì đừng hoảng, khi đứng riêng lẻ thì từng yếu tố dường như không có tác dụng nhiều nhưng khi kết hợp lại với nhau chúng gần như là tất cả những gì chúng ta nhìn thấy và tạo ra.Dù thế nào thì cũng có rất nhiều thứ bạn có thể áp dụng từ những nguyên lý cơ bản này , bạn có thể ứng dụng chúng vào trong những hoạt động sáng tạo khác nhau. Giờ mình sẽ giải thích kỹ hơn về từng yếu tố một

1. THE LINE

Đường được kết nối với nhau bởi 2 hoặc nhiều điểm, nó có thể dày, mỏng, lượn sóng hoặc gấp khúc. Đường nét xuất hiện rất nhiều trong thiết kế ví dụ như vẽ tay hoặc vẽ minh họa hoặc dùng các đường để thể hiện bề mặt vật liệu [texture] hoặc các hoa văn [pattern]

  • gạch chân chữ
  • ngăn cách giữa 2 nội dung trong cùng 1 ảnh
  • điều hướng mắt nhìn trong các sơ đồ bảng biểu

Chú ý khi làm việc với line : bạn chỉ cần nghĩ về trọng lượng của line, màu sắc, texture, và style. Ở mức độ cơ bản bạn chỉ cần để tâm đến độ dày, mỏng và màu sắc của line là được rồi. Nếu bạn quan tâm hơn về các yếu tố cơ và các công thức phối hợp chúng với nhau hãy đọc thêm bài về tư duy thiết kế của mình

2. THE SHAPE

Hình dạng được chia làm 2 loại phổ biến là : geomatric shape [ hình dạng hình học cơ bản: hình vuông, tròn, thoi, tam giác ] và organic shape [ hình dạng tự do ]

Thường thì mọi người sẽ nghĩ đến Geomatric shape nhiều hơn vì chúng ta được tiếp xúc với chúng ngay từ khi còn nhỏ. Những hình dạng phổ biến mà chúng ta hay nhìn thấy trên các trang web thường là : các hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác và kim cương. Sử dụng Geomatric shape giúp cho thiết kế của bạn trông tối giản và hiện đại hơn

Shape là phần quan trọng không thể thiếu của việc truyền tải ý tưởng bằng hình ảnh. chúng ta có thể dễ dàng hiểu được các biển báo và các icon nhờ vào shape. Chúng là nền tảng cho rất nhiều thứ và bạn có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi. Hãy tập luyện thói quen tìm kiếm chúng ở trong các thiết kế khác nhau và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không khó để tạo ra được một thiết kế đẹp.

3. THE FORM

Khi shape được chuyển sang 3d chúng ta gọi nó là Form [ khối ] được nhìn thấy với ánh sáng và bóng đổ. Nếu không có ánh sáng và bóng đổ thì quả bóng chỉ đơn giản như là 1 hình tròn, 1 tòa nhà chỉ đơn giản như là một tổ hợp các hình chữ nhật

4. TEXTURE

Dùng để miêu tả bề mặt của đồ vật. Được chia thành 2 loại là : Texture thật [là ảnh chụp từ những bề mặt thật trong đời sống như : mặt gỗ, mặt giấy ] và texture tự tạo ra bằng phần mềm đồ họa

Trong thiết kế, texture giúp chúng ta tạo ra chiều sâu cho ảnh, các vật thể có thể xuất hiện mượt hoặc thô, cứng, mềm. Với những người mới, texture làm nên những ảnh nền tuyệt hảo và điểm thêm nhiều thứ thú vị vào tác phẩm của bạn. Cẩn thận nếu có quá nhiều texture khác nhau trong một thiết kế sẽ phá hủy tác phẩm của bạn đấy.

Thường thì chúng ta chỉ nên áp dụng texture cho 1 đến 2 thành phần trong một thiết kế hoặc cùng lắm là 3, giúp đảm bảo sự cân bằng và làm dịu mắt người xem. Đừng xúc phạm người nhìn bằng quá nhiều texture. Không tốt đâu nhé !

5. THE BALANCE

Cân bằng là sự phân bố và sắp đặt các thành phần trong một thiết kế giúp điều hướng mắt của người xem vào đúng chỗ mà bạn muốn họ chú ý. Giúp thu hút mắt của người nhìn.

Sự cân bằng có thể bị ảnh hưởng bơi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm : màu sắc, kích thước, số lượng, khoảng trắng [k gian âm]

Để ứng dụng tốt yếu tố này đòi hỏi bạn phải có một chút khéo léo, tinh tế và nó sẽ cần một chút trực giác . May mắn là chúng ta có rất nhiều ví dụ có thể tham khảo và chúng có thể giúp bạn hiểu về sự khác biệt.

Ví dụ như trong thiết kế web chúng ta có thể tìm thấy sự cân bằng trong layout, vị trí của các yếu tố trên trang web sẽ quyết định sự cân bằng của nó khi xuất hiện trước mắt người xem. Hãy áp dụng 2 phong cách cân bằng sau đây để đẩy tác phẩm của bạn lên một lé vồ cao hơn.

  • Thiết kế đối xứng: là sự giống nhau hoặc tương tự ở cả 2 phía của trục. Được áp dụng cho cả cách bạn phối đồ quần áo hay bức ảnh bạn chụp. Nếu bạn đặt những thành phần to và nặng ở bên phải thì bạn sẽ phải đặt các yếu tố tương đương vào bên trái. Nôm na là vậy cho dễ hiểu
  • Thiết kế bất đối xứng: là sự khác biệt, nhưng sức nặng vẫn phải ngang nhau. Ví dụ nếu bạn đặt một thành phần to và nặng ở gần đường trung tâm của bản thiết kế thì để có sự cân bằng bất đối xứng bạn cần đặt một thành phần nhỏ hơn ở xa đường trung tâm

Bạn cũng có thể sử dụng màu sắc và texture để cân bằng thiết kế của mình. Hãy tham khảo các thiết kế mà bạn thích và tìm kiếm những công thức cân bằng của những người đi trước. Rất hữu ích đấy.

6. THE COMPOSITION

Bạn có thể sẽ nghe thấy hoặc đọc được ở nhiều nơi người ta nói về quy luật một phần ba [ rule of thirds ] đặc biệt là trong nhiếp ảnh. Thực tế thì nó là quy luật được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống, nó ở ngay trong cả ứng dụng chụp ảnh trên điện thoại của bạn, trong những video bạn xem hàng ngày. Hãy tập luyện thói quen nhận biết nó và chẳng bao lâu sau bạn sẽ trở thành chuyên gia selfie. Thề !

Hãy tưởng tượng vùng làm việc của bạn được chia làm 3 phần bởi 1 lưới 3×3 và điểm thu hút sự chú ý của mắt người nằm ở khoảng gần hoặc trên các đường lưới này. Nó giúp tạo sự cân bằng so với phần trống còn lại. Chúng ta tìm thấy loại bố cục này bởi vì theo các nghiên cứu về mắt người, chúng ta thường có xu hướng đi theo đường kẻ này khi chúng ta nhìn quét qua một thiết kế nào đó.

Kiến thức về bố cục khá là rộng và phức tạp do nó liên quan đến nhận thức của não người. Ở bài viết cơ bản này mình sẽ chỉ nói về quy luật một phần ba mà thôi vì nó phổ biến nhất và cũng rất dễ để áp dụng cho thiết kế của bạn, cho bức ảnh hoặc video của bạn. Nếu bạn quan tâm hơn về các loại bố cục khác nữa thì hãy đăng kí theo dõi blog của mình hoặc like page facebook của mình để cập nhật những kiến thức thực chiến trong thiết kế.

Your Friend !
DucVu

Chia sẻ:

  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on Facebook [Opens in new window]

Like this:

Like Loading...

Video liên quan

Chủ Đề