Ôn tập giữa học kì 1 lớp 5: tiết 7

Dưới vỏ một cành bàng               Một chú thỏ phóng nhanhCòn một vài lá đỏ                        Chạy nấp vào bụi vắng.Một Mầm Non nho nhỏ                Và tất cả im ắng

Còn nằm ép lặng im.                   Từ ngọn cỏ làn rêu,…                    

                                                   Chợt một tiếng chim kêuMầm Non mắt lim dim                 - Chiếp chiu, chiu ! Xuân tới !Cố nhìn qua kẽ lá                        Tức thì trăm ngọn suốiThấy mây bay hối hả                    Nổi róc rách reo mừngThấy lất phất mưa phùn              Tức thì ngàn chim muôngRào rào trận lá tuôn                     Nổi hát ca vang dậyRải vàng đầy mặt đất                   Mầm Non vừa nghe thấyRừng cây trông thưa thớt            Vội bật chiếc vỏ rơi

Như chỉ cội với cành…                 Nó đứng dậy giữa trời

                                                    Khoác áo màu xanh biếc.

1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?a. Mùa xuânb. Mùa hèc. Mùa thu

d. Mùa đông 

2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non .

c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.

c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.b. Rừng thưa thớt vì cây không lá.

c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

5. Ý chính của bài thơ là gì ?a. Miêu tả mầm non.b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?a. Bé đang học ở trường mầm non.b. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

7. Hối hả có nghĩa là gì ?a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.

8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?a. Danh từb. Tính từ

c. Động từ

9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.

c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách. 

10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng?a. Lặng imb. Nho nhỏ

c. Lim dim

Trả lời:

Câu12345678910
Đáp ánDAABCCCBCA

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 – Ôn tập giữa học kì 1: tiết 7+ 8 trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5. tiết 7 trả lời câu hỏi tiết 8 hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua

Tiết 7

Dựa vào nội dung bài “Mầm non” chọn câu trả lời đúng:

Câu 1: ý d

Câu 2: ý a

Câu 3: ý a

Câu 4: ý b

Câu 5: ý c

Câu 6: ý c

Câu 7: ý a

Câu 8: ý b

Câu 9: ý c

Câu 10: ý a

Quảng cáo

 Tiết 8

Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Bài tham khảo

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Nơi ấy luôn vọng ra bao tiếng cười hồn nhiên, bao tiếng hát ngọt ngào và tiếng giảng bài ấm áp cùa thầy cô giáo. Và có lẽ đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường nằm trung tâm phường. Vườn trường rộng, có bờ thành xung quanh, cổng trường hướng ra phía Bắc, cổng chính rộng ba mét, cổng phụ rộng hơn một mét. Hai trụ cổng được đúc bê tông vững chãi, bên ngoài có áp gạch men bóng loáng, trụ cổng đã tảng thêm phần trang trọng của trường em. Phía trên hai trụ cổng là tấm biển ghi tên trường. Biển trường thật đẹp với hàng chữ màu trắng nổi lên nền biển màu xanh đậm. Nơi đây đã in đậm vào những cặp mắt hồn nhiên đầy tinh nghịch của chúng em khi mới đặt chân đến cổng trường.

Bên trong cổng trường là phòng trực. Nơi ấy là một căn phòng be bé để đội cờ đỏ làm việc. Những cây cờ đội được đặt trên giá gỗ thật trang nghiêm, chúng sừng sững trước hàng hiên của phòng trực. Bên trong phòng trực là sân trường. Tuy chưa được tráng bê tông nhưng sân trường luôn sạch đẹp. Hàng ngày, sân được bác bảo vệ và các đội trực nhật nhặt sạch rác. Ai cũng giữ gìn sân trường em sạch đẹp. Và đẹp nhất là những cây xanh chạy dọc sân trường. Những cây bàng cao, to tỏa nhiều cành tựa như những cái lọng khổng lồ tiêp nối trên sân. Mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao gió mưa đã thổi tới, cây vẫn đứng đấy để lâm vui cho cảnh trường. Giữa sân trường còn có trụ cờ sừng sững, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước trụ cờ này, mỗi sáng thứ hai, chúng em làm lễ chào cờ. Cảnh tượng các buổi lễ đã giúp chúng em luôn nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, hiểu sâu sắc hơn về Tổ quốc Việt Nam.

Phía trong sân trường thân quen ấy là dãy phòng học rất khang trang.Nhìn từ xa, dãy phòng này như một khối hộp khổng lồ. Từng lớp học nổi bật dải màu vàng nhạt, mái ngói đỏ tươi, bàn ghê mới tinh được kê ngay ngắn. Lớp học nào cũng treo ảnh Bác Hồ và 5 điều Bác dạy. Bác vẫn mỉm cười nhìn chúng em với tấm lòng nhân hậu, bao dung.

Ghi nhớ lời Bác dạy, chúng em chăm học, chăm làm. Mỗi lớp học đều có rông trình măng non. Những “Bồn hoa em chăm” với những sắc màu luôn rập rờn, rập rờn trong những khóm lá xanh non. Nó đã tô điểm cho ngôi trường em thêm đẹp.

Những cảnh quan ở ngoài sân trường, trong lớp học, khu nhà ăn cùa các lớp bán trú cũng rất sạch sẽ. Phòng làm việc của Ban giám hiệu và các phòng chức năng cũng được trang trí đẹp mắt. Nhà xe cũng rất gọn gàng, thẩm mĩ. Tất cả đã làm cho trường em luôn luôn khang trang, tươi đẹp.

Rồi đây, em sẽ xa ngôi trường thân yêu này để học ngôi trường mới ở bậc học trên, nhưng ngôi trường Tiểu học này vẫn mãi mãi trong tâm hồn em. Em mong ngôi trường em mỗi ngày được xây dựng khang trang hơn, tươi đẹp hơn. Và chắc chắn rằng em sẽ rất yêu nơi ấy. Nó là điểm tựa hôm nay để em hướng tới ngày mai.



  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

  • Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 trả lời các câu hỏi trong bài học trang 98 Tiếng Việt lớp 5 từ đó nắm được nội dung chính bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 7.

A - Đọc thầm [trang 98 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Mầm non

Trả lời:

Học sinh tự đọc.

Quảng cáo

B - Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng [trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1]: Chọn câu trả lời đúng.

1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a] Mùa xuân

b] Mùa hè

c] Mùa thu

d] Mùa đông

2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a] Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

b] Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.

c] Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.

3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a] Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

b] Nhờ sự im lặng của mọi vật trong màu xuân.

c] Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong màu xuân.

Quảng cáo

4. Em hiểu câu thơ Rừng cây trong thưa thớt nghĩa là thế nào?

a] Rừng thưa thớt vì rất ít cây

b] Rừng thưa thớt vì cây không lá

c] Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.

5. Ý chính của bài thơ là gì?

a] Miêu tả mầm non.

b] Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.

c] Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

6. Trong câu thơ nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?

a] Bé đang học ở trường mầm non.

b] Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.

c] Trên cành cây có những mầm non mới nhú.

7. Hối hả có nghĩa là gì ?

a] rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

b] Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.

c] Vất vả vì dôc sức để làm cho thật nhanh.

8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?

a] Danh từ

b] Tính từ

c] Động từ

9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a] Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.

b] Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.

c] Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.

10. Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?

a] Lặng im

b] Nho nhỏ

c] Lim dim

Trả lời:

Quảng cáo

1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa đông.

2. Mầm non được nhân hóa bằng cách dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.

3. Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.

4. Câu thơ ấy có nghĩa rừng thưa thớt vì cây không lá.

5. Ý chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.

6. Từ mầm non trong câu c] được dùng với nghĩa gốc.

7. Hối hả có nghĩa là vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.

8. Thưa thớt thuộc loại tính từ.

9. Dòng ghi đủ các từ láy là dòng c].

10. Từ lặng im đồng nghĩa với từ im ắng.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tiết 7 Tuần 10 [trang 70-71]

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 khác:

Trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1 phần tập đọc [có đáp án]

Câu 1: Con hãy phân loại các bài học sau vào các chủ điểm tương ứng?

Việt Nam – Tổ quốc em

Cánh chim hòa bình

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

- Việt Nam – Tổ quốc em: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, nghìn năm văn hiến, sắc màu em yêu.

- Cánh chim hòa bình: những con sếu bằng giấy, một chuyên gia máy xúc, bài ca về trái đất, sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.

Câu 2: Con hãy nối tên các bài học ở cột bên trái với nội dung tương đương ở cột bên phải:

1. Sắc màu em yêu

a. Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

2. Bài ca về trái đất

b. Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc Phòng Mĩ để phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Bài thơ là lời của chú Mo-ri-xơ nói với con trước khi tự thiêu

3. Ê-mi-li, con…

c. Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất trong sự bình đẳng, bình yên, không có chiến tranh.

4. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

d. Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp

5. Trước cổng trời 

e. Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Sắc màu em yêu: Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.

- Bài ca về trái đất: Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất trong sự bình đẳng, bình yên, không có chiến tranh.

- Ê-mi-li, con…: Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc Phòng Mĩ để phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Bài thơ là lời của chú Mo-ri-xơ nói với con trước khi tự thiêu

- Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp

- Trước cổng trời: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.

Ghép nối chính xác như sau: 1-> e, 2-> c, 3-> b, 4-> d, 5-> a

Câu 3: Bài Thư gửi các học sinh là bức thư mà bác Hồ gửi cho học sinh nhân dịp gì đặc biệt?  

A. Nhân dịp đầu xuân năm mới

B. Nhân dịp khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Nhân dịp Bác về dự lễ khai giảng ở một trường học.

D. Nhân dịp bế giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Bài Thư gửi các học sinh là bức thư mà bác Hồ gửi cho học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đáp án đúng: B.

Câu 4: Câu văn sau nằm trong bài nào? “Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông”

A. Nghìn năm văn hiến.

B. Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

C. Kì diệu rừng xanh

D. Đất Cà Mau

Hiển thị đáp án

Lời giải:

Câu văn “Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông” nằm trong bài  Quang cảnh làng mạc ngày mùa của Tô Hoài. 

Câu 5: Anh A-lếch-xây và anh Thủy là hai nhân vật xuất hiện trong câu chuyện nào?

A. Những người bạn tốt

B. Những con sếu bằng giấy

C. Một chuyên gia máy xúc

D. Kì diệu rừng xanh

Hiển thị đáp án

Lời giải: 

Anh A-lếch-xây và anh Thủy là hai nhân vật xuất hiện trong câu chuyện: Một chuyên gia máy xúc.

Chọn đáp án C. Một chuyên gia máy xúc

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 5
  • Văn mẫu lớp 5

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

on-tap-giua-hoc-ki-1-tuan-10.jsp

Video liên quan

Chủ Đề