Nội dung ý nghĩa của Nghị quyết Trung ương 15 về cách mạng miền Nam

Trả lời:Bối cảnh lịch sử: Đây là giai đoạn đquốc mỹ từng bước thiết lập chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền nam và xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm từng bước xé bỏ hiệp định giơnever đàn áp ptrào đâu tranh of ndân ta. Thực hiện chính sách tố cộng diệt công với phương châm gjết nhầm còn hơn bỏ xót. Vì vậy ptrào cm miền nam chịu những tổn thất hết sức nặng nề. Về phía ta Đảng kiên trì lãnh đạo ndân đtranh ctrị.

     Tuy nhiên trc những đòi hỏi of ptrào CM mnam Đnảg ta đã từng bước tìm tòi để xdựng đường lối CM ở mnam và đc đánh dấu bằng nghị quyết hội nghị TƯ lần 15 tháng 1 năm 1959.

 Nội dung of nghị quyết: Hội ngị chỉ rõ 2 mâu thuẫn cơ bản của xh Việt Nam. Một là : mâu thuẫn giữa một bên là chđq xlược, g/c địa chủ pkiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị ở mnam và một bên là toàn thể dtộc VN, bao gồm ndân MB và ndân MN. Hai là, giữa con đường XHCN với con đường TBCN ở mbắc. Tuy t/chất khác nhau 2 mâu thuẫn cơ bản có mối quan hệ biện chứng và tác động lẫn nhau.

     Căn cứ vào sự ptích mâu thuẫn xh nc ta, hội nghị nhất trí đề ra nhiệm vụ CM VN trong giai đoạn CM mới. Nhiệm vụ cơ bản và trc mắt  là gphóng mnam khỏi ách thống trị đquốc và pkiến, hoàn thành cm dân tộc, dân chủ ở miền nam, thực hiện độc lâpj dân tộcvà người cày có ruộng , góp phần xd một đất nc hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

    Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc xâm lược và gây chíên , đánh đổ độc tài thống trị độc tài ngô đình diệm, tay sai đế quốc mỹ , thành lập một số chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền nam. thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống cho nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nc nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực bảo vệ hoà bình ở ĐNÁ và trên thế giới

      Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là là chủ yếu kết hợp với lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lạp chính quyền cách mạng của nhân dân

   Nghị quyết 15 chủ trương cách mạng miền nam cần có mặt trận dân tộc thống nhất riêng với tính chất, nhiện vụ và thành phần thích hợp nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các llượng chống đế quốc mỹ và tay sai đảng ta cần nghiên cứu và chủ độgn và sử dụng khunh hướng hoà bình, trung lập dang nảy nở trong tư sản dtộc và trí thức lớp trên, coi trọng công tác binh vận, triệt để lợi dụng mâu thuẫn của chế độ mỹ diệm, tranh thủ thêm bạn bớt thù

     Cuộc khởi nghĩa cua nhân dân miền nam có thẻ chuyển thành cuộc đấu tranh trường kỳ

   Chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho miền nam để tập hợp lực lượng đánh đổ đế quốc và phong kiến

    Nghị quyết 15 đc khái quát lên tinh thần đảng cho đánh rồi

Ý nghĩa: nghị quyết  15 có ý nghĩa lịch sử to lớn đã mở đường cho cách mạng miền nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc đồng khởi oanh liệt của toàn miền nam năm 60. sau này khi tổng kết một số vấn đề lịch sử thời kỳ 54-75bộ chính trị ban chấp hành trung ương đảng khoá 7 đã kết luận “ nghj quyết trung ương 15 rất đúng, làm xoay chuyển cả tình thế, nhưng trước đó đảng đã có khuyết điểm về chỉ đạo CMMN, đặc biệt trong 2 năm 57-58ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân

Bối cảnh lịch sử:

-     Sau Hiệp định Giơnevơ, ở miền Nam, Mỹ - Diệm thi hành chính sách tàn bạo. phátxít hoá, trắng trợn vi phạm Hiệp định Giơnevơ, tổ chức tổng tuyển cử riêng rẽ, khủng bố, đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam.

-      Qua nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh của nhân dân miền Nam và bản Đề cương cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo từ mùa thu năm 1956, tháng 1- 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II họp tại Hà Nội ra Nghị quyết vế đường lối cách mạng miền Nam.

Nội dung cơ bản:

Nghị quyết chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việi Nam một là,mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị cả miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam; hai là, mâu thuẫn giữa con đường Xã hội chủ nghĩa với con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai mâu thuẫn này mang tính chất khác nhau, song chúng quan hệ biện chứng với nhau và tác động mạnh mẽ lẫn nhau.

-   Từ sự phân tích mâu thuẫn trên, Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh để giữ vững hoà bình: thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; ra sức củng cố miền Bắc và đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.

-      Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết phân tích tình hình xã hội miền Nam sau năm 1954 có hai mâu thuẫn cơ bản: một là, mâu thuần giữa nhân dân miền Nam với bọn đế quốc xâm lược, chủ yếu là đế quốc Mỹ; hai là, mâu thuẫn giữa nhân dân mìên Nam, trước hết, là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ yếu trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

+ Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình; thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

+ Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân.

+ Về khả năng phát triển của tình hình, Nghị quyết dự báo: đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc khởi nghĩa vũ trang trường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

+ Về lực lượng cách mạng, Nghị quyết xác định: lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, lấy liên minh công nông làm cơ sở. Nghị quyết chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam, có cương lĩnh phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và thành phần nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và tay sai.

+ Về vai trò của Đảng bộ miền Nam, Nghị quyết khẳng định: sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam dưới chế độ độc tài phát-xít là một yếu tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng miền Nam. Vấn đề mấu chốt là phải củng cố, xây đựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong hoàn cảnh mới, Đảng bộ phải hết sức đề cao công tác bí mật, triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp để gìn giữ lực lượng của Đảng... Để bảo vệ cơ quan đầu não và che giấu cán bộ cần xây dựng ở các địa phương những cơ sở an toàn và khu an toàn.

Ý nghĩa:

-      Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương khoá II [tháng 1-1959] có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của cách mạng miền Nam. Nó phản ánh đúng và giải quyết kịp thời yêu cầu của cách mạng miền Nam trong việc khẳng định phương pháp đấu tranh dùng bạo lực cách mạng để tự giải phóng mình là đúng đắn, phù hợp với tình thế cách mạng đã chín muồi, khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ và nhân dân ta.

-        Nghị quyết đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch, trong vận đụng lý luận Mác - Lênin vào cách mạng miền Nam.

1.Hoàn cảnh lịch sử

-ở miền Nam, Mỹ-Diệm thi hành chính sách tàn bạo, phát xít hoá đàn áp phong trào cách mạng . Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân có nhiều chuyển biến mới, Đảng ta không thể chờ đợi thêm nữa, mà phải có quyết định mới, dứt khoát, mặc dù xu hướng hoà hoãn do đánh giá quá cao lực lượng của đế quốc Mỹ trong các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế lúc đó đang là một trở lực lớn đối với cuộc vận động cách mạng ở miền Nam nước ta.

-Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng [khóa II] đã thông qua Nghị quyết về đường lối cách mạng miền Nam. Tư tưởng chỉ đạo cực kỳ quan trọng để chuyển cách mạng miền Nam sang bước chuyển biến mới có tính nhảy vọt được đề ra trong Nghị quyết có tính lịch sử này là nhân dân miền Nam phải dùng con đường cách mạng bạo lực để tự giải phóng mình, ngoài ra không còn có con đường nào khác.

2.Nội dung

-Về mâu thuẫn xã hội : Trên cơ sở phân tích đặc điểm tình hình cách mạng ở miền Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm và mâu thuẫn giữa nhân dân ,trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến .

-Về lực lượng tham gia cách mạng : Nghị quyết xác định gồm giai cấp công nhân , nông dân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản lấy liên minh công-nông làm cơ sở.

-Về đối tượng của cách mạng : Đế quốc Mỹ . tư sản mại bản, địa chủ phong kiến và tay sai của đế quốc Mỹ.

-Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam: là giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến , thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thốg nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhưng trên con đường dài thực hiện nhiệm vụ cơ bản ấy, cách mạng miền Nam phải đi từng bước từ thấp đến cao.

-Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam: là ―đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc , dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ , cải thiện đời sống nhân dân , thực hiện thống nhất nước nhà; tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới.

-Nghị quyết nhấn mạnh: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, giành chính quyền về tay nhân dân . Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến , dựng lên cơ quan cách mạng của nhân dân.

-Về khả năng phát triển của tình hình sau những cuộc khởi nghĩa của quần chúng : Hội nghị sự kiến: đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang thường kỳ. Trong tình hình đó, cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang cục diện mới là: chiến tranh trường kỳ giữa ta và địch, và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

3.ý nghĩa lịch sử

Nghị quyết đánh dấu bước trưởng thành của Đảng ta, thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập tự chủ, năng động, sáng tạo trong đánh giá, so sánh lực lượng , trong vận dụng lý luận Mác-Lênin vào cách mạng miền Nam. Nghị quyết đã xoay chuyển tình thế, đáp ứng nhu cầu bức xúc của quần chúng dẫn đến cao trào Đồng thởi oanh liệt của miền Nam năm 1960, mở đường cho cách mạng miền Nam vượt qua thử thách để tiến lên.

Video liên quan

Chủ Đề