Nhóm bếp nhà mới

Lễ cúng nhập trạch là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng khi gia chủ hoàn thành ngôi nhà của mình và dọn vào sinh sống. Với mong muốn các vị thần linh phù hộ và giúp đỡ trong công việc và cuộc sống. Vậy thì lễ cúng về nhà mới gồm những gì và thực hiện ra sao? Hãy để Đồ Cúng Việt giải đáp chi tiết trong bài viết này cho độc giả nhé.

Contents

  • 1 NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA LỄ CÚNG VỀ NHÀ MỚI
    • 1.1 Phong tục thờ cúng khi về nhà mới
    • 1.2 Thời gian chuẩn bị
    • 1.3 Lưu ý khi nhập trạch nhà mới
  • 2 MÂM CÚNG VỀ NHÀ MỚI GỒM NHỮNG GÌ ?
  • 3 VẬT DỤNG CẦN CÓ TRONG LỄ NHẬP TRẠCH
  • 4 CÁCH CÚNG NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI THẾ NÀO ?
    • 4.1 Mâm cúng về nhà mới đặt ở đầu ?
    • 4.2 Các bước thực hiện:
  • 5 BÀI VĂN KHẤN KHI DỌN VỀ NHÀ
  • 6 Đặt mâm cúng về nhà mới nhập trạch ở đâu ?

NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA LỄ CÚNG VỀ NHÀ MỚI

Lễ Nhập trạch còn gọi là lễ dọn vào nhà mới, đây là nghi lễ quan trọng cuối cùng trong ba nghi lễ khi xây nhà của người Việt ta từ xưa.

Ba nghi lễ cổ truyền của người Việt khi làm nhà là lễ Động Thổ [bắt đầu xin phép thổ công ở nơi định xây dựng], lễ Cất nóc [trước khi đổ mái nhà] và lễ Nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Phong tục thờ cúng khi về nhà mới

Lễ Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng, đòi hỏi gia chủ phải tuân theo các qui định cổ truyền:

  • Dọn đến nhà mới phải chọn ngày giờ tốt [hoàng đạo] để công việc, cuộc sống gia chủ suôn sẻ, thuận lợi.
  • Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển sang đến nhà mới. Phải chuyển đồ trước khi nhập trạch, trước khi cúng dọn nhà mới
  • Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay chuẩn bị và mang đến nhà mới. Những thành viên khác trong gia đình đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới.
Mâm cúng văn khấn nhập trạch văn phòng mới đầy đủ

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chuyển nhà tốt nhất cúng dọn vào nhà mới. Là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Khi vào nhà mới vật đầu tiên mang vào nhà thường chiếu hoặc đệm đang sử dụng. Sau đó là bếp lửa [bếp ga, bếp dầu]. Không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng. [tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa], chổi quét nhà, gạo, nước và chuẩn bị lễ vật cúng Thần linh trước để xin nhập trạch. Và xin phép được rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật cúng về nhà mới thường được bày biện trên bàn hoặc mâm và kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang đã được chuẩn bị trên bàn bày lễ vật. Gia chủ thắp nhang và khấn lế Thần linh xin nhập vào nhà mới. Tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp. Đun nước để khai bếp, pha trà dâng lên các vị Thần linh và Gia tiên. Với lòng thành tâm, nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.

Nếu chỉ nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ lại một đêm ở nhà mới.

Sau khi Gia chủ khấn Thần linh xong thì làm lễ cáo yết Gia tiên rồi gia đình mới dọn dẹp đồ đạc.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên

>>> Gọi ngay Hotline: 1900 3010 hoặc đơn hàng trên web để đặt mâm cúng

Lưu ý khi nhập trạch nhà mới

Người có thai thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể dời nhà. Nên mua một cái chổi mới tinh. Để đích thân người mang thai quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội Thần thai

Những người tuổi Hổ không được giúp dọn dẹp nhà.

Theo ông bà ta ngày xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn bình an cho mọi nhà. Bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cà nhà vui vẻ.

MÂM CÚNG VỀ NHÀ MỚI GỒM NHỮNG GÌ ?

Lễ vật trong mâm cúng về nhà mới gồm những thứ gì? Thì không phải ai cũng biết mà chuẩn bị vì thế Đồ Cúng Việt xin đưa ra danh sách các lễ vật trong mâm cúng nhập trạch. Đây là khâu quan trọng để có một lễ cúng nhà mới chu toàn và tron vẹn ý nghĩa.

Mâm cúng về nhà mới gồm những lễ vật sau đây:

  • Trái cây
  • Hoa cúc kim cương
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo hũ
  • Trà
  • Rượu Vodka
  • Nước chai
  • Bộ giấy cúng về nhà mới
  • Bánh kẹo
  • Hũ sứ
  • Lư xông trầm sứ
  • Trầm hộp
  • Trầu cau
  • Chè
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Cháo trắng
  • Gà luộc
  • Bộ tam sên
Hình ảnh mâm cúng về nhà mới chuẩn tâm linh

VẬT DỤNG CẦN CÓ TRONG LỄ NHẬP TRẠCH

Những vật dụng cần mua khi về nhà mới cần chuẩn bị, lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì:

  • Bếp [nên hoàn thiện trước].
  • Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng.
  • Đồ cúng để thực hiện lễ cúng về nhà mới, không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ.
  • Lương thực như gạo, nước [thường tự lấy ở nhà mới] và đồ dùng tượng trưng [bàn ghế, chổi, chiếu].

Khi vào nhà mới, không nhất thiết là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì quan trọng hay đồ đạc gì giá trị. Nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.

CÁCH CÚNG NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI THẾ NÀO ?

Những dịp năm hết Tết đến, nhiều gia đình sẽ chuyển đến nhà mới. Nhưng số đông băn khoăn không biết làm lễ nhập trạch sao cho đúng, cúng về nhà mới cần những gì? Do đó chúng tôi xin chia sẻ với bạn các bước của lễ nhập trạch sau đây.

Thủ tục nhập trạch không phải ai cũng biết

Mâm cúng về nhà mới đặt ở đầu ?

  • Sau khi sắm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị xong về nhà mới
  • Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng. Hoặc rượu ngũ vị hương.
  • Bày lễ lên ban, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới. Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.
  • Đặt các vật phẩm phong thủy lên ban thờ [nếu có] hoặc trên bàn
  • Chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa gạo. Thần Tài + 1 bông hoa để để chút nhúng vào bát nước ngũ vị bao sái.

Các bước thực hiện:

Sau khi đã chuẩn bị thì bước tiếp theo là sắp xếp. Và thực hiện lễ cúng trong lễ vào nhà mới, với cách cúng dọn về nhà mới

  • Bước 1: Chuẩn bị lễ vật giấy tiền vàng mã, mâm cúng nhà mới. Nội dung chuẩn của văn khấn nhập trạch của trọn bộ lễ và sắp lễ cho ngay ngắn
  • Bước 2: Bật bếp khi đã chuẩn bị pha trà để dót nước mời các. Thần Linh Gia Tiên chứng giám
  • Bước 3: Đọc văn khấn 1 bài cúng nhập trạch. Sau đó đọc nội dung văn khấn 2 tạ lễ gia tiên
  • Bước 4 :Lấy bát nước ngũ vị cùng Gạo Vàng. Thần Tài lấy bông hoa nhúng vào bát vảy nước vào các góc nhà. Sau đó rắc gạo vàng thần Tài nơi đó.
  • Bước 5: Tạ ơn vái lạy Thần Linh và Gia Tiên cho thành tâm
  • Bước 6: Tạ lễ hóa vàng để trả ơn

BÀI VĂN KHẤN KHI DỌN VỀ NHÀ

Khi bước vào ngôi nhà mới thì gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn nhập trạch lễ nghi với từng mục đích khác nhau như: cúng chuyển về nhà mới, cúng dời bếp, chuyển bếp mới, chung cư văn phòng, thuê nhà mới,

Văn khấn nhập trạch sẽ có 2 phần là bài văn khấn thần linh và gia tiên. Khi đọc bài khấn, bạn cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bếp mới, chuyển bàn thờ đến về nhà mới.

Nội dung bài khấn nhập trạch

Văn khấn nhập trạch vào nhà mới cúng gia tiên

Với nội dung như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Chúng con xin lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa. Ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ. [nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ], chư vị hương linh nội ngoại họ:..

Khai khẩn văn khấn

Chúng con là: . [đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới]

Hôm nay là ngày tháng năm âm lịch là ngày lành tháng tốt

Chúng con đã chuẩn bị thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ. Trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Chúng con được nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ. Đã phù hộ cho chúng con tạo lập được ngôi nhà mới [nhập trạch về nơi ở mới]. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt. Thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:.

Chúng con xin cúi xin các cụ, ông bà. Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ phù hộ. Thương xót con cháu, chứng giám lòng thành. Giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Với lòng thành kính chúng con chuẩn bị. Với lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Với nội dung văn khấn vào nhà mới trên thì tiếp theo là văn khấn tạ lễ gia tiên

Văn khấn tạ lễ gia tiên

Văn khấn tạ lễ sau khi khấn nhập trạch trước gia tiên

Với nội dung như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chúng con xin kính lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Chúng con xin kính lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Chúng con xin kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Chúng con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Chúng con xin kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Chúng con xin kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngủ thổ, Phúc đức tôn thần

Chúng con xin kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Chúng con xin kính lạy các ngài các vị Tôn thần cai quản trong nơi này.

Chúng con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ. [nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ], chư vị hương

linh nội ngoại họ:..

Khai khẩn văn khấn

Tín chủ chúng con là:..

Ngụ tại:..

Hôm nay là ngày . tháng . năm . âm lịch, ngày lành tháng tốt trong năm

Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Tại nơi đây trước bản tọa chư vị tôn thần. Chúng con xin cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các. Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc. Mọi việc được hanh thông mọi việc tốt lành , sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm

> > > Được tổng hợp qua nội dung soạn thảo bên dưới

Bài khấn về nhà mới

Đặt mâm cúng về nhà mới nhập trạch ở đâu ?

Trên đây là toàn bộ nội dung khi làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới với văn khấn, lễ vật và cách thực hiện. Nếu bạn có nhu cầu tổ chức lễ cúng Nhập Trạch thì liên hệ với ngay với chúng tôi qua Hotline: 1900 3010 để được tư vấn và đặt mâm cúng nhé.

Cúng sửa bếp và bếp mới là điều mà gia chủ nào cũng quan tâm với mong muốn các vị thần linh sẽ phù hộ và trợ giúp cho ngôi nhà được hạnh phúc, bình yên. Thế nên nghi lễ cúng cần thực hiện chỉnh chu và đúng cách. Đồ Cúng Việt sẽ hướng dẫn quý khách cúng sửa bếp và bếp mới chi tiết qua bài viết này nhé.

Trong thành phần lễ vật cúng sửa bếp cần những gì, cách cúng như nào, văn khấn bài cúng có nội dung gì trong đó, các bạn cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu thêm dưới đây nhé.

Contents

  • 1 1.Cúng sửa nhà bếp khi nào?
    • 1.1 a. Khi nào thì cúng.
    • 1.2 b. Ý nghĩa.
  • 2 2.Lễ vật cúng sửa bếp gồm những gì?
    • 2.1 a.Mâm lễ cúng sửa nhà bếp.
    • 2.2 b.Văn khấn bài cúng sửa bếp.
  • 3 3.Cách cúng sửa nhà bếp
  • 4 4.Tại sao cúng bếp mới khi chuyển nhà
  • 5 5.Chi tiết thủ tục chuyển bếp về nhà mới
  • 6 6.Mâm cúng chuyển về bếp mới gồm những gì?
  • 7 7.Bài văn khấn cúng chuyển bếp mới

1.Cúng sửa nhà bếp khi nào?

a. Khi nào thì cúng.

Trong khi sử dụng bếp của nhà mình thì cũng xuống cấp, gia đình muốn làm mới hay cũng có thể gia đình muốn thay đổi vị trí khu vực bếp.

Bếp là khu vực quan trọng của gia đình được coi quản bởi các ông Công ông Táo cho nên trước khi bạn làm thi công thì nên chọn ngày và sắm sửa các lễ vật trong mâm lễ cúng sửa bếp để kính dâng các thần linh. Nếu gia chủ có nhu cầu cúng khởi công công trình thì hãy liên hệ với chúng tôi !

b. Ý nghĩa.

Với khu vực quan trọng được cai quản trông coi bởi các ông Táo và cũng có chức năng sử dụng quan trọng vì thông thường ngôi nhà có 1 khu bếp và là không gian tụ họp để tới bữa ăn quây quần với các thành viên trong gia đình.

Cho nên cũng mang nhiều ý nghĩa chẳng hạn như.

Kính mời dâng lễ vật tới các ông Táo để khai báo thi công bếp.

Thể hiện lễ nghi tốt đẹp của dân gian, dân Việt mình.

Dịp để tụ họp trò chuyện các thợ thầy thi công, cho thêm gắn kết để hoàn thiện tốt hơn cho khu bếp.

Thể hiện lòng thành của gia đình về tín ngưỡng tâm linh có thờ có kiêng, có thiêng có lành.

Tạo niềm tin, tinh thần tốt hơn cho công việc, làm ăn,kinh doanh.

2.Lễ vật cúng sửa bếp gồm những gì?

Khi chuẩn bị để tổ chức lễ cúng thì việc chuẩn bị các món lễ vật trong mâm cúng để làm bếp mới để sửa bếp thì cũng hết sức quan trọng. Vì nó thể hiện lòng thành của nhà mình qua việc sắm sửa chu toàn tươm tất, chuẩn lễ nghĩa tâm linh cho ngôi nhà của mình.

Và vì thế bạn và gia mình nên chuẩn bị mâm lễ cúng sửa thi công cho nhà bếp kết hợp với lời văn cúng khấn để thể hiện tốt hơn. Đồ Cúng Việt xin mời bạn và gia đình đi vào chi tiết trong mâm lễ, và nội dung bài văn khấn cúng có gì nhé.

a.Mâm lễ cúng sửa nhà bếp.

Trong thành phần lễ vật để cạm tạ các thần linh thì. Đồ Cúng Việt đưa ra những lễ vật chuẩn dân gian người Việt mà những thứ có nhiều trong đời thường mà bạn và gia đình bớt chút thời gian là sắm đầy đủ và có buổi lễ cúng trọn vẹn.

Thành phần lễ vật cúng sửa nhà bếp gồm những thứ sau đây:

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa cúc
  • Nhang hương
  • Đèn cầy
  • Gạo hũ
  • Trà khô
  • Rượu trắng
  • Bộ giấy cúng về nhà mới
  • Bánh kẹo
  • Hũ sứ
  • Lư xông trầm sứ
  • Trầm hộp
  • Trầu cau tươi
  • Xôi
  • Gà luộc
  • Bộ tam sên
Lễ vật trong mâm cúng nhà bếp gồm những thứ đầy đủ như trên.

Tiếp theo Đồ Cúng Việt gửi tới bạn và gia đình bài văn cúng khấn sửa nhà bếp. Để chuẩn bị cho lễ cúng tốt hơn, ý nghĩa hơn mang lại giá trị tâm linh cao đẹp.

b.Văn khấn bài cúng sửa bếp.

Để thể hiện lòng thành mà không biết thể hiện nói gì cho đúng, chúng tôi cảm nhận và hiểu được điều đó nên đã tham khảo và nghiên cứu thêm và xin giới thiệu bài cúng văn khấn chuẩn để mọi người thể hiện và nói những lời văn khấn chuẩn đúng lễ nghĩa.

Nội dung văn khấn bài cúng sửa nhà bếp mới như sau:

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

-Chúng con kính lạy chín phương Trời, chúng con kính lạy mười phương Chư Phật, chúng con kính lạy Chư Phật mười phương

Chúng con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần

Chúng con kính lạy quan Đương niên Chúng con kính lạy các tôn thần bản xứ.

Tín chủ [chúng] con là:

Ngụ tại:

Hôm nay là ngày .. tháng năm là ngày lành tháng tốt

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, chuẩn bị quả cau lá trầu, chuẩn bị hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo .. [sửa nhà, sửa chữa bếp mới] căn nhà ở địa chỉ: ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ [cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm ]

Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, chúng con kính mời ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, chúng con kính mời ngài Định phúc Táo quân, chúng con kính mời các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và chúng con xin kính mời tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Chúng con cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, cầu xin các ngài độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, phù hộ cho chúng con công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này. Chúng con xin kính mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con xin chuẩn bị lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Video liên quan

Chủ Đề