Nhật bản xâm lược việt nam năm nào

Ngay khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhật Bản là một trong những nước tư bản đầu tiên có phong trào phản đối chiến tranh, ủng hộ nhân dân Việt Nam sớm và mạnh mẽ. Nhiều người dân Nhật Bản yêu hòa bình và công lý đã tham gia phong trào phản đối chiến tranh bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải chăng, chỉ những ai đã từng trải qua đau thương, mất mát của chiến tranh mới hiểu rõ hơn hết cái giá của hòa bình? Tình cảm tha thiết với hòa bình của người dân Nhật Bản đã được thể hiện trong nội dung trưng bày "Nhật ký hòa bình".

Năm 1964, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam, phong trào đấu tranh chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam tại Nhật càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tiêu biểu trong phong trào phản chiến tại Nhật Bản, đó là sự ra đời của Ủy ban Hòa bình cho Việt Nam [Beheiren] vào tháng 4 năm 1965. Ủy ban được thành lập có hơn 350 nhóm hoạt động dưới nhiều hình thức trên khắp nước Nhật như: đeo khẩu hiệu phản đối chiến tranh khi đi làm, tổ chức diễu hành, thiết kế sách, áp phích, tranh cổ động, thành lập những nhóm binh sĩ Mỹ "ngầm" phản đối chiến tranh trong các căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Nhật.

Nhà văn Oda Makoto tham gia sáng lập Ủy ban Hòa bình cho Việt Nam kêu gọi các thủy thủ tàu Enterprise [Mỹ] vừa trở về từ Việt Nam hãy đào ngũ tại cảng Sasebo, tỉnh Nagasaki, ngày 21/01/1968

Lính Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi "Quân đội Mỹ hãy quay về nước" tại Bệnh viện quân đội doanh trại Drake

[bệnh viện bị đóng cửa vào cuối năm 1970]

Trong 8 năm [1965 - 1973] khi đi làm, nhà báo Kaneko Tokuyoshi luôn đeo chiếc zekken

[tấm vải ghi số hiệu của vận động viên thể thao] in dòng chữ "Mỹ rút khỏi Việt Nam" và quyên góp được

1.4 triệu yên [tương đương 14.000 USD] ủng hộ nhân dân Việt Nam

Những người đã từng tham gia các hoạt động vì hòa bình cho Việt Nam tại Nhật Bản đều xuất phát từ tình cảm và sự ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa dành cho nhân dân Việt Nam. Những hành động đó là thiện nguyện và đáng trân trọng. Bởi họ mong muốn thấy một đất nước tươi đẹp, ở đó không còn khói đạn của chiến tranh, nhân dân được sống trong hòa bình.

Đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội [1954 - 1977], vào năm 1973 từng phát biểu: "Chúng tôi muốn nói với các bạn Nhật Bản rằng: Trong suốt thời gian vừa qua, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ về tinh thần rất quý báu của nhân dân Nhật Bản. Thứ nhất, các bạn đã đem hết sức mình chặn bàn tay của đế quốc Mỹ ngay trên đất Nhật Bản, từ các căn cứ quân sự mà đế quốc Mỹ dùng để xuất phát sang ném bom xâm lược Việt Nam. Thứ hai, về sự ủng hộ vật chất rất to lớn từ các đoàn thể Nhật Bản: Hội Nhật - Việt hữu nghị, Ủy ban Hòa bình cho Việt Nam của Nhật Bản và toàn thể nhân dân Nhật Bản đã ủng hộ chúng tôi với tất cả tình quốc tế cao cả. Xin cảm ơn."

Đến hôm nay, thông điệp về hòa bình và câu chuyện về tình đoàn kết Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam với các nước trên thế giới vẫn tiếp tục được lan tỏa thông qua trưng bày "Nhật ký hòa bình" đang diễn ra, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Khát khao chân chính - khát vọng hoà bình luôn là lý tưởng cao đẹp mà nhân loại muốn hướng tới.

Du khách tìm hiểu về phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam của Nhật Bản tại trưng bày "Nhật ký hòa bình"

Bài: Mai Thị Huyền, phòng Giáo dục - Truyền thông

Chia sẻ:

Tiếp nối ngọn lửa truyền thống cha ông

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam [22/12/1944 - 22/12/2020], Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,...

Khai mạc trưng bày "Để bầu trời mãi xanh"

Sáng ngày 23/11/2020, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày "Để bầu trời mãi xanh". Trưng bày tổ chức nhân kỷ niệm...

Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Lợi dụng cơ hội đó, chính quyền phát xít Nhật tăng sức ép lên chính quyền Pháp tại Đông Dương nhằm thế chân Pháp tại mảnh đất này. Ngày 18/6/1940, Nhật gửi cho Toàn quyền Catơru yêu cầu Pháp đóng cửa biên giới Việt-Trung, đình chỉ việc vận chuyển xăng dầu, phương tiện chiến tranh cho Tưởng Giới Thạch theo đường Hải Phòng-Vân Nam.

Tiếp đó, ngày 2/8/1940, Nhật yêu cầu Pháp cho Nhật vào Đông Dương, sử dụng các sân bay để tiến công miền Nam Trung Quốc, đặt nền kinh tế Đông Dương phục vụ cho guồng máy chiến tranh của Nhật. Ngày 30/8/1940, Pháp và Nhật kí Hiệp định chính trị Tô-ki-ô, trong đó Pháp chấp nhận hầu hết các yêu cầu của Nhật. Theo đó ngày 22/9/1940, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương chấp nhận các điều khoản đã ký kết. Song, ngày 23/9/1940 quân Nhật vẫn vượt qua biên giới Việt-Trung đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ lên Đồ Sơn. Trước nguy cơ Nhật tràn vào Đông Dương, Pháp đã bố trí lực lượng khá mạnh ở Lạng Sơn, nhưng chỉ trong 3 ngày từ 22 đến 25/9/1940, quân Pháp đã bị thất bại nặng nề.

Các đơn vị quân đội Nhật vào Lạng Sơn, tháng 9-1940.

Phát xít Nhật thay Pháp chi phối Đông Dương

Sau khi vào Đông Dương, Nhật liên tục ép Pháp nhượng bộ, ký kết các hiệp ước có lợi cho Nhật trên tất cả các mặt kinh tế, quân sự, văn hóa tư tư tưởng, trên cơ sở đó từng bước chi phối Đông Dương.

Về kinh tế: với Hiệp định Tô-ki-ô, ngày 6/5/1941, phía Pháp thừa nhận địa vị đặc biệt ưu đãi của Nhật trong các quan hệ kinh tế với Đông Dương, từng bước thực hiện âm mưu độc chiếm Đông Dương. Theo đó Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, tàu biển tại các cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn. Từ năm 1940 đến 1945 chính quyền thực dân Pháp phải đóng cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng. Ngoài ra, Nhật Bản cũng yêu cầu chính quyền Pháp phải để 50% giá trị nhập khẩu và 15% giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Chính vì vậy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Đông Dương trong hai năm 1942-1943 như than, kẽm, cao su, xi măng đều được xuất sang Nhật. Tính đến năm 1941 các ngành khai khoáng chính ở Đông Dương như: măng-gan, sắt, phốt-phát, quặng crôm…, tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.

Về quân sự: Pháp buộc phải kí với Nhật từ hiệp định quân sự này đến hiệp ước quân sự khác. Hiệp định ngày 29/7/1941 với danh nghĩa “phòng thủ chung Đông Dương”, Nhật được tự do đi lại trên khắp lãnh thổ Đông Dương không hạn chế về số lượng. Tiếp đến là hiệp định quân sự ngày 8/12/1941 nêu rõ chính quyền thực dân Pháp phải cung cấp các phương tiện chiến tranh thiết lập các cơ sở quân sự, cung cấp vật chất cho quân đội Nhật. Chính quyền thực dân Pháp cam kết đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương, bảo đảm an ninh cho quân Nhật. Về phía thực dân Pháp vì không đủ sức phản kháng nên đã chấp nhận các yêu sách của Nhật, đồng thời Pháp cũng dựa hơi Nhật để đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Về chính trị: Sau khi chiếm được Đông Dương, phát xít Nhật thực hiện chính sách hai mặt. Một mặt câu kết với Pháp nhằm vơ vét của cải, áp bức nhân dân ta, mặt khác lại tăng cường xây dựng cơ sở xã hội cho mình. Cụ thể Nhật đã phục hồi các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam nhưng bị Pháp đàn áp trong những năm 1940-1941 như Hội Phục Quốc, Cao Đài, Hòa Hảo… giúp đỡ các nhóm Đại Việt dân chính, Đại Việt quốc xã, Đảng Việt Nam ái quốc…với mục đích khi thời cơ đến sẽ dùng lực lượng này để lật đổ Pháp.

Nhật đảo chính Pháp, chấm dứt ách thống trị của Pháp trên toàn cõi Đông Dương

16 giờ ngày 9/3/1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền của Pháp ở Sài Gòn thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. 18 giờ, Đại sứ Matsumôtô đến ký hiệp ước và đến 19 giờ trao cho Toàn quyền Đông Dương Đờcu một tối hậu thư với nội dung buộc Pháp phải hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc phòng thủ Đông Dương trước nguy cơ quân đội Anh, Mỹ đổ bộ. Do đó Nhật buộc Pháp phải đặt toàn bộ lực lượng vũ trang, các cơ sở hậu cần dưới quyền chỉ huy của Nhật và tất cả các quan chức Pháp phải phục tùng sự chỉ huy của Nhật. Tối hậu thư buộc Toàn quyền Đông Dương phải trả lời trước 21 giờ. Phía Pháp xin hoãn thời gian trả lời, lấy lý do là phải hỏi ý kiến Bộ tư lệnh quân Pháp đóng ở Hà Nội. Phía Nhật coi đó là hành động bác bỏ tối hậu thư và đúng 21 giờ 20, Nhật hạ lệnh tấn công Pháp. Hầu như không gặp phải một sự kháng cự đáng kể nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp.

Các tướng lĩnh Pháp bị bắt trong ngày Nhật đảo chính Pháp, ngày 9/3/1945.

Bằng một hành động thống nhất trên toàn Đông Dương, trong đêm 9/3, quân Nhật đồng loạt nổ súng và căn bản nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự của đối phương. Đến chiều ngày 10-3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ [Campuchia], một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt-Trung.

Toàn quyền Đông Dương Đờ Cu đón tướng Nhật sau ngày Nhật đảo chính Pháp

Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc đang tâm làm tay sai cho phát xít Nhật. Trên thực tế toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Chủ Đề