Nhân vật trữ tình trong bài thơ trường huyện

Học trò trường huyện ngày năm ấy,Anh tuổi bằng em, lớp tuổi thơ.Những buổi học về không có nón,Đội đầu chung một lá sen tơ.Lá sen vương vấn hương sen ngát,Ấp ủ hai ta, chút nhuỵ hờLũ bướm tưởng hoa cài mái tóc,Theo về tận cửa mới tan mơ.Em đi, phố huyện tiêu điều lắm,Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi.Mà đến hôm nay anh mới biết,

Tình ta như chuyện bướm xưa thôi!

1938

Trong tập Hương cố nhân [1941], tiêu đề bài thơ là Bươm bướm ngày xưa. Trong tập Nước giếng thơi [1957], tiêu đề đổi thành Trường huyện.

Nguồn:

1. Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957


2. Nguyễn Bính, Hương cố nhân, Á Châu ấn cục, 1941
3. Hoàng Xuân, Nguyễn Bính - thơ và đời, NXB Văn học, 2003

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ “Tương tư” và nội dung cảm xúc được nhân vật trữ tình bày tỏ.

Trả lời:

Quảng cáo

Nhân vật trữ tình của bài thơ là một chàng trai quê thôn Đoài. Đây là nhân vật trữ tình nhập vai, không trùng với tác giả nhưng không hoàn toàn đối lập, cách biệt, xa lạ với tác giả.

Nội dung cảm xúc được nhân vật trữ tình bày tỏ trong bài là nỗi tương tư, nỗi nhớ nhung, nỗi khao khát yêu đương với các sắc thái đa dạng và phức tạp của nó.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 11 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

- Mẹ ơi! Con có tình yêu rồi mẹ nhé, tình yêu của con là bạn Tuấn đẹp trai lắm mẹ ạ!

Tuổi nhỏ cắp sách đến trường, tâm hồn của các cô, cậu bé bắt đầu được rộng mở với thế giới bạn bè, nhất là bạn bè khác giới. Cô, cậu nào mà chẳng thấy ở người bạn mới này có cái gì hay hay, ở người bạn kia có cái gì lôi cuốn, hấp dẫn mình, làm cho mình thinh thích và trái tim non nớt ngây thơ bỗng có phút giây bồi hồi lạc điệu. Thế là đã có một cảm giác mơ hồ xuất hiện như một thứ tình cảm mới, xa nhau thì thấy nhơ nhớ. Phải chăng đó là tình yêu đã nảy sinh. Tình yêu lúc này còn như chấm nụ biếc, hương còn ngai ngái chưa lên, chưa như bông hoa mãn khai trao tình cho ong, bướm, mà chỉ là cái gì thầm lặng, đơn phương. Khôn lớn hơn một chút, có trí tuệ đủ để cảm nhận đó là tình yêu, thì có thể diễn đạt ra thành lời. Chẳng thế mà một cậu học sinh lớp Sáu đã viết về nỗi nhớ của mình như thế này:

Đêm đêm ngồi học một mình

Bỗng con muỗi đốt giật mình nhớ em!

Muỗi ơi hãy đến bên em!

Đốt em một cái cho em nhớ mình!

Như vậy “người yêu người, sống để yêu nhau” đã là một quy luật muôn thuở. Có ai sống mà không yêu, như nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định trong “Bài thơ tuổi nhỏ”:

Làm sao sống được mà không yêu,

Không nhớ, không thương, một kẻ nào?

Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!

Cho bừng tia mắt dọ tia sao!

Quy Nhơn 1933

[Thơ Thơ]

Có lẽ vì thế mà thơ viết về tình yêu rất nhiều, vượt lên các đề tài khác cả về số lượng và chất lượng. Nhưng thơ viết về tình yêu tuổi học trò thì lại rất ít. Bài thơ Trường huyện của Nguyễn Bính là một trong số ít những bài thơ đó. Đây là một câu chuyện tình được kể bằng thơ - chuyện thơ. Tuy mang đậm tính tự sự, nhưng cũng rất giàu tính trữ tình. Chất trữ tình được thể hiện trong thi liệu và giọng điệu ngọt ngào đằm thắm, pha chút đắng nghẹn của tình yêu còn dang dở. Bài thơ có sức ngân vang trong lòng người đọc vì Nguyễn Bính đã đưa người đọc trở về với tình yêu thời học trò, thứ tình yêu ngây thơ, ai chẳng có mà học sinh bây giờ gọi là “tình yêu bọ xít”.

Cái tình yêu đầu đời ấy như một làn hương nhẹ thoáng qua trong vườn đời nhưng mà khó nguôi quên. Nhân vật trữ tình trong truyện thơ là cậu học trò còn đang ở cái tuổi mượn cánh muỗi để tỏ tình. Nhà thơ đã khéo đưa nhân vật của mình vào một tình huống rất nên thơ, làm cho câu chuyện tình đầy sức hấp dẫn. Không gian nghệ thuật của câu chuyện, mở ra là khung cảnh một buổi trưa hè nóng nực nhưng lại có cái không khí mát mẻ của hồ sen tỏa hương thơm ngát.

Còn thời gian nghệ thuật là buổi trường huyện tan trường, học sinh ùa ra như đàn ong vỡ tổ, tràn về khắp nẻo đường. Chắc là trời chang chang nắng, nên những cô cậu bé, vốn “coi trời bằng vung”, dù mưa hay nắng đều lấy trời làm nón, buổi nay đã không chịu đựng được, đành phải đi tìm một vật gì đó để che đầu. Hồ sen như đã chờ sẵn, để cho những cô, cậu học trò bứt lá, bứt hoa. Cậu bé đã vin với bứt lá, để che đầu cho cả cô bạn nhỏ thân thiết và vô tình đã tạo nên một vẻ đẹp như trong cõi mộng:

Học trò trường huyện ngày năm ấy

Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ

Những buổi học về không có nón

Đội đầu chung một lá sen tơ

Hương sen thơm ngát đã tỏa xuống hai mái đầu thơ trẻ, làm dịu mát tâm hồn và cái nắng trời gay gắt như đã bị xua tan bởi hương thơm và cảm giác mát mẻ của tình bạn:

Lá sen vương phấn hương sen ngát

Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ

Tình bạn thơ ngây [nào ai đã biết đó là tình yêu], đã được ấp ủ trong hương sen thanh cao, tinh khiết. Và ai biết, đó cũng là mơ ước về tình yêu trong trắng đang tự ấp ủ trong sự thơ ngây đến hồn nhiên, để rồi sẽ tỏa hương thơm ngát như hoa lá sen giữa trời.

Như vậy cái nắng hè và lá sen đã là nhịp cầu bắc giữa hai bờ trái tim non trẻ cho tình yêu và nỗi nhớ đi về. Nhưng đây là sự ấp ủ của hương thơm dễ bay đi trước những cơn gió đời, nên chỉ là chút hương nhụy bảng lảng, hờ hững, như có như không. Phải chăng đó cũng là điều dự báo cho chuyện đôi lứa mai sau? Hình ảnh lũ bướm, nhầm lẫn, mê mẩn chấp chới bay theo đôi tình nhân trẻ như cánh hoa bay kia, là một sáng tạo độc đáo của thơ Nguyễn Bính. Người và bướm như đều trong cảnh si tình :

Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc

Theo về tận cửa mới tan mơ

Sự nhầm lẫn đến hồn nhiên của lũ bướm, cứ tưởng đôi mái đầu còn non dại kia là hoa, đã tạo nên một giấc mơ hoa - bướm tuyệt đẹp! Mà thực ra đôi mái đầu thơ trẻ đang ở cái tuổi bướm - hoa kia, cũng là đôi hoa tình. Cả bướm và người đều như say lịm trong giấc mơ hoa ấy. Niềm vui bao giờ cũng có hồi kết của nó, con đường tình đã hết, lũ bướm bỗng giật mình như nhận ra sự nhầm lẫn. Riêng sự thức tỉnh cậu con trai về sự ngộ nhận tình yêu kia, lại diễn ra chầm chậm vì vẫn tự ru mình trong ảo tưởng. Mãi đến khi cô bé, đã trở thành cô gái, bước chân ra đi, để lại cho chàng trai nỗi trống vắng trong cảnh cô đơn thì chàng trai mới nhận thấy :

Em đi phố huyện tiêu điều lắm

Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi

Phố huyện vẫn là phố huyện ấy, thế mà khi vắng bóng bạn tình thì như trở nên tiêu điều lắm. Đây là cái nhìn của tâm trạng khắc khoải đợi trông một cánh chim trời biền biệt bay đi không giây phút trở lại. Phố huyện thì tiêu điều lắm, còn trường huyện, nơi mà hai cô cậu học trò lớn lên, ghi dấu bao kỷ niệm đẹp đến say đắm lòng người, để cho lòng người nương tựa, bấu víu trong lúc cô đơn trống trải này, cũng bị người ta xóa đi nốt! Chàng trai tuyệt vọng như kẻ chới với trong biển tình cất lời than thở :

Mà đến bây giờ anh mới biết

Tình ta như chuyện bướm xưa thôi!

Từ “rồi” và từ “thôi” buông ra ở cuối câu thơ đã diễn tả được sự hụt hẫng, bâng khuâng tiếc nuối và đau đớn đó. Hình ảnh so sánh khép lại bài thơ, đã gói gọn trong nó sự giật mình thảng thốt của chàng trai trước chuyện đời “dâu - bể”.

Hóa ra cái mối tình của đôi bạn trẻ thơ ngây sánh bước trong nắng hè với lá sen đội đầu và đàn bướm bay theo kia, đẹp như trong mơ, giờ chỉ còn là một giấc mơ xa vời, không gì níu kéo được!n

Video liên quan

Chủ Đề