Nhà xuất bản Tri thức bị thu hồi sách

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội facebook lan truyền thông tin cuốn “Đường về nô lệ” của Hayek được tái bản. Thông tin được dịch giả Phạm Nguyên Trường liên tục chia sẻ trên facebook cá nhân.

Trước đây, “Đường về nô lệ” của F. A. Hayek do Phạm Nguyên Trường dịch từng được Chu Hảo, cựu Giám đốc NXB Tri thức cho xuất bản tại NXB Tri thức, nhưng sau đó đã bị thu hồi giấy phép, bị ngừng xuất bản và đưa vào danh sách sách không được phép lưu hành. Đến nay, cuốn sách này lại được một nhà xuất bản mới lạ với cái tên NXB Kiến tạo tái bản với bản dịch của chính Phạm Nguyên Trường.

Bìa cuốn sách Đường về nô lệ

Phạm Nguyên Trường là ai?

Phạm Nguyên Trường là dịch giả số 1 của giới trí thức dân chủ với rất nhiều những cuốn sách dịch được NXB Tri thức xuất bản, Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, Văn đoàn độc lập Việt Nam trao giải thưởng Văn Việt và được giới dân chủ ca tụng, lăng xê. Những cuốn sách do Phạm Nguyên Trường dịch tập trung vào chủ đề chống cộng sản do học giả phương Tây biên soạn, nổi nhất là cuốn “Đường về nô lệ” được ví như sách “khai trí chống cộng” cho giới dân chủ Việt. Năng suất dịch của ông rất đáng kính nể vì số lượng đầu sách dịch được xuất bản liên tục, hơn hẳn những cây dịch còn trẻ tuổi.

Phạm Nguyên Trường là dịch giả chủ chốt của NXB Tri Thức và NXB Giấy vụn, nổi tiếng với những bản dịch 1984, Luật pháp,… Dù bản dịch của ông ta có nhiều “hạt sạn”, nhưng nhờ ngôn ngữ uyển chuyển, dễ đọc, lại thường chọn những đề tài “khó”, ít người tiếp cận nên ít bị bạn đọc “bóc mẽ” các bản dịch hơn so với những dịch giả khác.

Trong lần dịch trước, Phạm Nguyên Trường đã bị vạch mặt là một kẻ dối trá trong dịch thuật. Bản dịch “Đường về nô lệ” của ông ta đầy rẫy các lỗi rất sơ đẳng, thậm chí không tuân thủ nguyên văn tác phẩm. Đôi khi, ông ta còn bịa đặt nội dung theo ý mình để đạt hiệu ứng truyền thông cực đoan, góp phần “khai dân trí, chấn dân khí” theo chủ trương của các trí thức cao tuổi có tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước. Bởi vậy, nội dung sách bị méo mó, không đúng với nguyên tác.

Bình mới rượu cũ

Trước đây, NXB Giấy vụn do nhóm Bùi Chát, Lý Đợi điều hành. Dòng sách mà nhà xuất bản này tập trung đó là nói xấu, hạ uy tín Đảng, Nhà nước, ca ngợi, cổ súy tư tưởng, lối sống tự do theo kiểu phương Tây. Các cuốn sách của NXB Giấy vụn từng in đều là những cuốn sách có nội dung võ đoán, thiếu căn cứ khoa học, tiêu biểu có thể kể đến “Tổ quốc ăn năn” của Nguyễn Gia Kiểng, “Tinh thần dân chủ” của Tạp chí Dân chủ [thuộc NED]… .

Có một điều rất đáng lưu tâm ở Phạm Nguyên Trường là ông ta góp mặt ở cả hai NXB chính thống và vi pháp tại Việt Nam. Một bên là NXB Tri thức của nhà nước, dưới sự lãnh đạo, điều hành của ông Chu Hảo và một bên là NXB Giấy vụn hoạt động trái phép, dưới sự lãnh đạo của Bùi Chát, Lý Đợi. Trong khi NXB Giấy vụn dừng hoạt động, thì NXB Kiến tạo xuất hiện, cũng với dịch giả chủ chốt là Phạm Nguyên Trường. NXB này chuyện xuất bản các ấn phẩm trái phép, đặc biệt là xuất bản những loại sách mà NXB Giấy vụn trước đây in lậu, in chui.

Do đó, căn cứ vào thành phần tham gia vào đường dây xuất bản chui, cộng thêm sự giống nhau ở các dòng sách được in, có thể thấy NXB Kiến tạo có xuất xứ từ NXB Giấy vụn với sự hỗ trợ tài chính của ông “trùm dân chủ” Nguyễn Quang A. Việc xuất bản các cuốn sách không qua kiểm duyệt đến nay lại tiếp tục xuất hiện ở NXB Kiến tạo, với sự tham gia của dịch giả quen thuộc Phạm Nguyên Trường. Do đó, bản chất của 2 nhà xuất bản này tuy hai mà một và thực ra đó chỉ là “bình mới rượu cũ”, khác chăng chỉ ở cái logo nhà xuất bản mà thôi. Có lẽ không cần nói thêm về nguồn gốc của NXB Kiến tạo nữa, bởi thực chất cũng chỉ là một NXB Giấy vụn thứ hai với những gương mặt quá cũ, đang cố tìm cách khoác lên mình bộ quần áo mới.

Có một điểm đáng chú ý là, NXB Kiến Tạo rất được các trí thức cao niên quan tâm, không chỉ là Phạm Nguyên Trường, mà còn có Chu Hảo, Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc cổ suý. Đây là những gương mặt cực kỳ quen thuộc trong nhóm ly khai Văn Việt. Điều này cho thấy ý đồ là giới trí thức phản biện lão làng Văn Việt đang âm mưu độc quyền xuất bản các cuốn sách có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước tại thị trường sách Việt Nam. Những cuốn sách này do NXB Tri thức của ông Chu Hảo in từng tiếp cận độc giả ở diện chính thức, công khai nhưng chưa thành công, nên đến nay lại tiếp tục lấn sân sang ngạch phi chính thống, in chui, không có giấy phép, vi phạm Luật Xuất bản.

Hiện nay, có hai nhà xuất bản đang hoạt động trái phép là NXB Tự do và NXB Kiến tạo. Trái với NXB Tự do của nữ “dân chủ” Phạm Đoan Trang, người mua sách và người bán sách của NXB Kiến tạo không phải trốn chui trốn lủi, dùng bí danh, càng không bị rơi vào tình trạng bị lực lượng Công an kiểm tra, nhắc nhở. Điều này cho thấy “quyền lực” của những vị cao niên phản biện như Phạm Nguyên Trường, đồng thời cũng cho thấy một thực tế là NXB Kiến tạo đang dần “xâm chiếm” NXB Tự do. Rất có thể một ngày không xa, NXB Kiến tạo sẽ thay thế sẽ chiếm chỗ NXB Tự do để độc quyền thị trường xuất bản sách trái phép thâu tóm thị trường sách, và thậm chí còn không ngần ngại việc in lậu, xuất bản trái quy định của pháp luật.

Chất lượng dưới đất, giá trên trời

Các cuốn sách của NXB Kiến tạo thực tế chỉ là sách photocopy và đóng gáy kiểu thủ công, chất lượng giấy thấp, nhưng lại được in bìa cứng và rao bán với giá cắt cổ. Đây chẳng qua cũng chỉ là một chiêu trò lăng xê cho sách, làm cho người đọc nhầm tưởng đây là sách có vẻ giá trị và giống sách thật hơn.

Với việc đầu tư cho cả sách bìa cứng và bìa mềm, lại chơi lớn đến mức rao bán công khai trên các phương tiện truyền thông, ai cũng nghĩ NXB Kiến tạo là cái tên có triển vọng trong làng xuất bản. Nhưng thực chất thì NXB Kiến tạo chỉ là một nhóm xuất bản trái phép, in sách lậu với chất lượng thấp, ảnh hưởng không tốt đến văn hóa của người đọc.

Ngay khi vừa rao bán cuốn “Đường về nô lệ” đã bị độc giả phàn nàn về chất lượng, đó là đóng gáy không chắc, bìa đóng xộc xệch, cầm cuốn sách lỏng lẻo như mấy cuốn sách tiệm photo đầu ngõ đóng tạm, đường cấn bản lề thì xiên xẹo, keo dán mở ra kiểm tra sách thì đã bung cả bìa và gáy ra. Các sách do NXB Kiến Tạo in chui cũng có chất lượng giấy cực kỳ kém, gây đau mắt, chói mắt cho độc giả khi đọc. Điều này cũng dễ hiểu, vì một khi đã in sách trái phép, thì khó có thể có được sách bản đẹp với chất lượng giấy tốt cho độc giả. Nếu vì muốn truyền bá tri thức mà cố tình in sách lậu để tuyên truyền cho tri thức thì còn có thể hiểu được, nhưng các sách của NXB Kiến tạo lại thường được in để bán, và còn bán với giá cắt cổ.

Lời thú nhận trên trang facebook cá nhân của Phạm Nguyên Trường

Thậm chí, ông Phạm Nguyên Trường còn vẽ ra chiêu trò tổ chức đấu giá sách của NXB Kiến tạo, với giá bán lên đến 5 triệu đồng một quyển sách. Một cuốn sách in lậu, chất lượng thấp, bán với giá trời ơi 5 triệu đồng/cuốn. Điều này chỉ có thể cho thấy rằng NXB Kiến tạo in lậu và bán sách chẳng qua là vì muốn kiếm thêm lợi ích kinh tế, chứ không hề nghĩ cho người đọc. Có thể thấy, việc cuốn “Đường về nô lệ” tái xuất, song thực chất chỉ là do một nhóm người ăn xổi ở thì in chui, rao bán các bản sách kém chất lượng nhằm bòn rút tiền từ người mua. Chính vì những lỗi sơ đẳng như vậy, buộc Phạm Nguyên Trường phải thẳng thắn thú nhận trên trang facebook của mình là “Không đánh giá đúng tình cảm của những người “chơi” sách và với ý định phục vụ độc giả là chính nên đã cho in thêm 200 cuốn bìa cứng. Một số cuốn bìa cứng đã chuyển cho độc giả được cho là mắc nhiều sai sót”.

Thế nên, tốt hơn hết người đọc cần tẩy chay những cuốn sách do NXB Kiến tạo in ấn, phát hành. Vì cuốn sách in lậu sẽ không bao giờ đảm bảo chất lượng tương xứng với số tiền bỏ ra. Nếu vậy, việc mua sách chỉ là một kiểu tiêu tiền phí phạm, mà điều quan ngại hơn là tự hạ thấp văn hóa đọc của bản thân.

Khánh Linh

Là người quan tâm đến chuyện chữ nghĩa ở Việt Nam, ai ai cũng biết tình trạng thu hồi sách hay cấm xuất bản. Đương nhiên, tình trạng này gây phẫn nộ đối với nhiều tác giả và những người yêu sách, bởi những lý do đưa ra thường loanh quanh vấn đề chính trị, thậm chí ở một số trường hợp còn không rõ ràng về lý do. Trong lúc ấy, những cuốn sách có chất lượng kém hoặc vi phạm bản quyền lại vẫn được ngang nhiên trên các giá sách và còn được hệ thống truyền thông chính thống quảng bá rầm rộ. Thành ra, chế độ kiểm duyệt ở Việt Nam trở thành một chế độ khắt khe với những tư tưởng khác nhưng lại rất tự do tới mức vàng và thau được định giá ngang nhau trên thị trường. Dường như cơ chế kiểm duyệt xuất bản ở Việt Nam tưởng như rất chặt chẽ lại lỗ chỗ những lỗ hổng cho các quyết định cảm tính và vô trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Đầu tiên, chúng ta hãy thử xem xét quá trình cấp giấy phép xuất bản hiện nay. Một bản thảo sẽ được tác giả hoặc nhà sách gửi đến nhà xuất bản. Nhà xuất bản [do nhà nước bảo trợ] là cơ quan toàn quyền cấp giấy phép xuất bản cho một bản thảo dựa trên các điều đã được quy định. Nhà nước không đóng vai trò kiểm duyệt bản thảo. Đây là điều đã được quy định rõ trong Luật Xuất Bản: “Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản” [Điều 5, Chương I, Luật số 19/2012/QH13 của Quốc hội]. Bản thảo sau khi được gửi đến nhà xuất bản sẽ được phân công cho biên tập đọc và kiểm định chất lượng. Do đa số các nhà xuất bản ở nước ta không có khả năng kinh doanh sách, nên họ bán giấy phép cho các nhà sách tư nhân, các tổ chức, hoặc các tác giả với danh nghĩa là “liên kết xuất bản”. Những nhà xuất bản có khả năng kinh doanh sách vẫn thực hiện thêm dịch vụ này như một khoản đầu tư ít mà nguồn thu về lại ổn định. Đây chính là cơ hội cho một thị trường xuất bản tự do, mà trong đó nếu có tiền hoặc bảo trợ thì ai cũng có thể xuất bản sách.

Thế nhưng, mọi chuyện không đơn giản như thế. Do đặc tính của một đất nước Xã hội chủ nghĩa lúc nào cũng e ngại những cuộc nổi loạn về tư tưởng, từ trước tới nay, việc né tránh các chủ đề nhạy cảm đã được quy định rất rõ trong Luật xuất bản:

Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:

  1. a] Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
  2. b] Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
  3. c] Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

đ] Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

[Điều 10, Chương I, Luật số 19/2012/QH13 của Quốc hội]

Thế nhưng thế nào là “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”, hay “kích động chiến tranh xâm lược, gây thù hận”, hay “kích động bạo lực”, hay “phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy”, “xúc phạm dân tộc”…v..v… thì dường như không được quy định rõ ràng và minh bạch. Thế là, những cá nhân nắm trong tay vị trí kiểm duyệt sách, từ các biên tập, đến các quan chức của ngành xuất bản, đều chỉ có thể võ đoán nội hàm ý nghĩa của các tội danh ấy.  Trong trường hợp xấu hơn, họ sẽ lợi dụng chính các khái niệm mơ hồ được quy định trong lệnh cấm ấy để thực hiện những ý định mang tính tư thù cá nhân. Đây là tình trạng đã xảy ra trong suốt một thời gian dài từ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm đến nay với các câu chuyện bị cấm xuất bản, bị treo bút, bị tịch thu sách. Những điều cấm này như bóng ma của ông ba bị vẫn đè nặng lên giới xuất bản. Ông ba bị này thậm chí, đến giờ, còn là một công cụ đắc lực cho các tranh chấp về quyền lực trong giới văn chương, nghiên cứu, truyền thông, xuất bản ở Việt Nam.

Một điểm vừa tệ hại lại vừa nực cười ở thời đại kinh tế thị trường hiện nay, đó là ông ba bị ấy có vẻ phải chịu lép vế để thu về lợi nhuận. Thay vì ông ba bị xuất hiện trong đội ngũ biên tập và cấp phép của nhà xuất bản, thì giờ đây chỉ co cụm với các lệnh thu hồi sách. Luật xuất bản cho phép thoải mái cấp phép nhưng cũng quy định quyền thoải mái thu hồi cho ông ba bị này. Nói một cách khác, một nhóm quan chức trong ngành xuất bản sẽ được toàn quyền cấp lệnh thu hồi giấy phép xuất bản của một bản thảo nào đó nếu họ cho rằng bản thảo vi phạm những điều vừa liệt kê ở trên. Những bản thảo dù bị độc giả lên án về chất lượng nội dung hay vi phạm bản quyền vẫn cứ được thoải mái lưu hành và thoải mái quảng bá.

Trong khi ấy, trong luật xuất bản không hề đưa ra quy định cấm xuất bản hay kiểm duyệt, xử phạt các tác phẩm vi phạm bản quyền, các tác phẩm có sai sót trong việc cung cấp thông tin hay sử dụng sai tiếng Việt, hay các bản thảo có nhiều lỗi trong dịch thuật…v…v…  Luật xuất bản của Việt Nam không hề đề cao lợi ích của tác giả [như đảm bảo quyền tác giả] và lợi ích của người đọc [như tìm cách các hạn chế sai sót về chất lượng nội dung], mà chỉ bảo vệ quyền lợi của nhà nước và các đơn vị kinh doanh sách khi nhà nước được yên tâm với cảm giác rằng các sách xuất bản không đe dọa đến niềm tin của người dân với chính quyền, khi các nhà sách được thả cửa mua giấy phép, khi các nhà xuất bản ăn không ngồi rồi vẫn có thể kiếm lợi bằng bán chính danh mà họ sở hữu.

Một điều khá thú vị trong câu chuyện về kiểm duyệt đó là khi giấy phép bị thu hồi thì sách vẫn lưu hành mạnh ở thị trường sách lậu. Sách bị tịch thu sẽ đắt như tôm tươi, dù chưa biết chất lượng cao thấp thế nào. Nhưng thôi, đó cũng là một cơ hội để các tác phẩm hay không bị chìm vào quên lãng, và hi vọng rằng một lúc nào đó ông ba bị sẽ bị đẩy lùi khỏi thị trường xuất bản, để luật xuất bản thực sự bảo vệ quyền lợi của tác giả và độc giả, để  văn hóa đọc Việt Nam trở nên có tính tri thức hơn, và không có chỗ cho những cá nhân kém năng lực và đạo đức thao túng ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến nhận thức xã hội này.

Lê Duy Nam

Video liên quan

Chủ Đề