Nhà máy nhiệt điện Na Dương, thuộc tỉnh nào

Nhà máy nhiệt điện Na Dương thuộc tỉnh Lạng Sơn.

Đáp án D

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 40

Trụ sở Nhà máy Nhiệt điện Na Dương

Tiền trảm, hậu tấu!

Theo thông tin bạn đọc phản ánh, giai đoạn 2013 - 2015, Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV đã xây dựng các bờ chắn xỉ và hệ thống xử lý môi trường. Công trình gồm bờ chắn, lắng xỉ số 1, dài 100 m, rộng 300 m, diện tích 30.000 m2; bờ chắn, lắng xỉ số 2 dài 150 m, rộng 200 m, diện tích 30.000 m2; bờ chắn, lắng xỉ số 3 dài 100 m, rộng 250 m, diện tích 25.000 m2; trạm và hồ xử lý nước dài 150 m, rộng 300 m, diện tích 45.000m2. Tổng diện tích là 130.000 m2 [13 ha].

Tuy nhiên, nghịch lý là Công ty đã xây dựng hệ thống lên tới 13 ha trong nhiều năm, nhưng phần diện tích này lại chưa hề được cơ quan chức năng tiến hành giao đất, hoặc cho thuê đất. Cụ thể, đến ngày 15/3/2022, ông Phạm Đức Tuyên, Phó Giám đốc Công ty nhiệt điện Na Dương - TKV vẫn có công văn số 623/NĐND-HĐTVT [CV 623] về việc xin thuê đất làm hệ thống xử lý môi trường. Theo đó, Công ty Nhiệt điện Na Dương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn cho Công ty thuê 13 ha đất sử dụng vào mục đích làm hệ thống xử lý môi trường.

Tại CV 623, Công ty Nhiệt điện Na Dương báo cáo: Ngày 28/5/2010, UBND tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định 776/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch đổ thải, thoát nước có tỷ lệ 1/2000 bãi thải xỉ Nhà máy Nhiệt điện Na Dương - TKV. Tiếp theo, ngày 19/6/2013, Công ty Điện lực - Vinacomin có Quyết định số 834/QĐ-QĐ-ĐLTKV về việc phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu dự án bãi thải tro xỉ công ty nhiệt diện Na Dương giai đoạn 2013 - 2015.

Trên thực tế, UBND huyện Lộc Bình giao các cơ quan chuyên môn đo đạc đất đai, kiểm đếm cây cối hoa màu. Từ năm 2012 đến nay, UBND huyện Lộc Bình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và chi trả hơn 20 tỷ đồng cho 42 hộ gia đình và 1 tổ chức, với tổng diện tích 57,79 ha.

Sau khi giải phóng mặt bằng, ngày 2/6/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định số 1012/QĐ-UBND về việc cho Công ty Nhiệt điện Na Dương - TKV thuê 9,64 ha vào mục đích bãi tro xỉ nhà máy. Hiện tại, Công ty đang đổ thải trong diện tích được cho thuê. Tuy nhiên, phần diện tích hệ thống xử lý môi trường 13 ha dù đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa được UBND tỉnh Lạng Sơn cho thuê đất.

Phóng viên cùng cán bộ Công ty Nhiệt điện Na Dương khảo sát công trình đã xây dựng

Cơ quan chức năng nói gì?

Nói về việc Công ty Nhiệt điện Na Dương xây dựng công trình khi chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Công ty Nhiệt điện Na Dương thừa nhận, về nguyên tắc phải hoàn thiện mới được đầu tư xây dựng, nhưng văn bản chuyển đi chuyển lại không nhận được câu trả lời. Do đó, để sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng xấu tới môi trường, Công ty đã tiến hành xây dựng luôn.

Giải thích sâu hơn về vấn đề này, một cán bộ kế hoạch của Công ty Nhiệt điện Na Dương cho biết, hiện Công ty đã làm thủ tục thuê đất để xây dựng công trình. Tuy nhiên, hiện vẫn vướng mắc Quyết định 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng. Cụ thể, quyết định này yêu cầu đến năm 2020 diện tích bãi thải không quá 2 năm sản xuất trung bình. Theo đó, cơ quan chức năng chỉ cho Công ty thuê phần diện tích 9,64 ha [tại Quyết định số 1012/QĐ-UBND]

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển, ông Chu Văn Thạch, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cũng như qua rà soát diện tích đổ thải của Công ty chỉ được duyệt khoảng gần 10 ha. Đối với diện tích Công ty muốn thuê thêm [13 ha] thì phải có căn cứ, nếu không có căn cứ thì không thể cho thuê được. Vấn đề này sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra và thông tin lại cho báo chí.

Để tìm hiểu về việc xây dựng công trình khi chưa được UBND tỉnh Lạng Sơn cho thuê đất có vi phạm pháp luật về xây dựng hay không, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Duy Đông, Phó Giám đốc, người phát ngôn của Sở Xây dựng. Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Nguyễn Duy Đông đề nghị phóng viên liên hệ với ông Trương Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở. Ông Hiếu đã tiếp nhận thông tin, hứa sẽ kiểm tra và trả lời báo chí.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin tới bạn đọc trong thời gian tới.

Cần có chính sách để phát triển năng lượng bền vững

Nhảy đến nội dung

Khởi công nhà máy nhiệt điện Na Dương 2 tại Lạng Sơn

Thứ Sáu, 16:30, 16/10/2015

Nhà máy nhiệt điện Na Dương 2 nằm trên khu vực xưởng sàng hiện có của mỏ than Na Dương, thuộc thôn Toòng Giá, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. 

Quy mô công suất của nhà máy là 110 mê ga oát, tổng mức đầu tư xây dựng gần 192 triệu đô la, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ cung cấp khoảng 650 triệu kWh/năm vào lưới điện quốc gia.

Khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Na Dương 2 tại Lạng Sơn.

Nhà máy sẽ sử dụng nguồn than tại mỏ than Na Dương trong khoảng 30 đến 40 năm kể từ khi đi vào vận hành, với mức tiêu thụ vào khoảng 500 nghìn tấn 1 năm.

Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 sau khi hoàn thành, cùng với nhà máy nhiệt điện 1 đang vận hành, ngoài việc cung cấp ổn định điện cho tỉnh Lạng Sơn còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày càng tăng của nền kinh tế cả nước, đồng thời tăng cường an ninh cung cấp điện./.

VOV.VN -Số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm, chủ yếu liên quan các vấn đề sức khỏe

VOV.VN -Số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm, chủ yếu liên quan các vấn đề sức khỏe

VOV.VN - Tăng công suất của nhiệt điện than nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn năng lượng cũng sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sống.

VOV.VN - Tăng công suất của nhiệt điện than nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn năng lượng cũng sẽ tác động không nhỏ đến môi trường sống.

Hình ảnh tại lễ khởi công. Ảnh: VGP/Phan Trang

Sáng 16/10, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam [TKV] chính thức khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương II.

Nhà máy nằm trên khu vực xưởng sàng hiện có của mỏ than Na Dương, thuộc thôn Toòng Giá, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Diện tích chiếm đất khoảng 11 ha, trong đó khu vực nhà máy chính là 7,56 ha và diện tích chiếm đất tạm thời là 3,62 ha nhằm phục vụ thi công dự án, trong 3 năm [2015-2018].

Nhà máy sẽ sử dụng nguồn than tại mỏ than Na Dương trong khoảng 30 - 40 năm kể từ khi đi vào vận hành, với mức tiêu thụ vào khoảng 500.000 tấn/năm.

Ông Ngô Trí Thịnh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Vinacomin cho biết, hiện nhu cầu phụ tải tỉnh Lạng Sơn năm 2015 với công suất/sản lượng điện năng là 175 MW/703 GWh, năm 2020 là 325 MW/1.417 GWh. Trong khi đó, tại tỉnh Lạng Sơn, ngoài thuỷ điện nhỏ Cấm Sơn [công suất 3x1,5 MW] thì chỉ có nhà máy nhiệt điện Na Dương I [công suất 2x50 MW] đang vận hành.

Bên cạnh đó, tại miền Bắc, mỗi năm sẽ cần phải bổ sung trung bình 4.000 MW công suất nguồn từ các nhà máy nhiệt điện than bắt đầu từ năm 2016 cho tới năm 2025. Do đó, việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Na Dương II là cần thiết và cấp bách, góp phần bảo đảm cung cấp điện cho tỉnh Lạng Sơn và miền Bắc.

“Nhà máy nhiệt điện Na Dương II đi vào vận hành sẽ giảm công suất truyền tải từ các vùng khác đến lưới điện khu vực Lạng Sơn và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, góp phần bảo đảm chất lượng điện áp trong chế độ truyền tải cao, giảm tổn thất công suất chung của toàn hệ thống điện, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện”, ông Ngô Trí Thịnh nói.

Theo ông Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, khi chưa có Nhà máy Nhiệt điện Na Dương I, Công ty Than Na Dương hoạt động rất khó khăn, người lao động không có thu nhập. Tuy nhiên, việc xây dựng Nhà máy Na Dương I và bây giờ là Nhà máy nhiệt điện Na Dương II, sử dụng công nghệ tiên tiến và nguồn nhiên liệu  sẵn có của địa phương sẽ góp phần tăng ngân sách và giải quyết nhiều lao động cho địa phương.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, mặc dù đây là dự án không lớn nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng với ngành than trong quá trình chuyển dịch cơ cấu.

Trong quá trình thi công, Tập đoàn TKV phải bảo đảm an toàn lao động và môi trường, quan tâm đến việc giải quyết lao động việc làm cho tỉnh;  động viên nhân dân quanh vùng dự án tích cực hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng và có cơ chế đền bù thỏa đáng cho người dân.

Cũng tại buổi lễ, ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV cam kết sẽ tập trung cao độ các nguồn lực, sớm hoàn thành các công tác đền bù, giải phóng một phần mặt bằng, rà phá bom mìn, san lấp mặt bằng, xây lắp hệ thống cấp điện, nước thi công, lựa chọn nhà thầu EPC, thu xếp vốn cho dự án bảo đảm khởi công gói thầu EPC nhà máy chính vào cuối quý II/2016, hoàn thành xây dựng và đưa nhà máy phát điện thương mại vào năm 2018.

Phan Trang


Video liên quan

Chủ Đề