Nguyên tắc của một môi trường được chuẩn bị là gì

Môi trường được chuẩn bị đặc biệt là gì? Tại sao trẻ lại cần đến một môi trường được chuẩn bị đặc biệt đến như vậy? Chúng ta hãy cùng VMC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi đặt ra là tại sao trẻ lại cần đến một môi trường được chuẩn bị đặc biệt.

Có những nhu cầu phát triển nhất định mà đứa trẻ cần trải nghiệm trong khoảng thời gian này. Khi mà trẻ không thể nào được thỏa mãn trong môi trường ở nhà.

Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng trước nhất. Có nghĩa rằng nó luôn luôn đóng góp những giá trị nhất định đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy chúng ta thế không nên biến đổi nó thành một môi trường đặc biệt cho trẻ.

Trẻ ở độ tuổi 2,5 tuổi đã đạt được rất nhiều năng lực và kỹ năng trong suốt quãng thời gian vừa qua. Và chỉ khi trẻ có cơ hội được thực hiện chúng trong một môi trường tự do, một cách độc lập trẻ mới trở nên có ý thức với năng lực của riêng mình.

Để có được điều này trẻ cần một môi trường đặc biệt. Rất nhiều kỹ năng vận động tinh, tinh thần, và xã hội đã đạt được đều cần được hoàn thiện. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc lặp đi lặp lại. Về việc này, dường như môi trường gia đình là một môi trường phù hợp.

Tuy nhiên, môi trường gia đình phải phục vụ những nhu cầu này của tất cả những thành viên trong gia đình. Chúng không thể nào vận hành chỉ để phục vụ nhu cầu riêng của trẻ.

Trẻ, để có thể tự phát triển bản thân như một thành viên của xã hội, có sự khởi đầu trong đời sống gia đình. Nhưng sự xúc tiến xa hơn chỉ có thể thực hiện trong một môi trường mới. Ở đó trẻ phải có cơ hội được sống cùng các thành viên khác có cùng giai đoạn hoặc có cùng độ tuổi phát triển.

Điều này cần một cách thức vận hành đặc biệt. Và nó chỉ có thể được học tập trong một môi trường mang tính giáo dục.

môi trường được chuẩn bị đặc biệt là một ngôi nhà trẻ thơ H.O.C nơi mà trẻ được trao quyền và phát triển một cách tốt nhất

Làm sao chúng ta có thể chắc chắn được rằng trẻ sẽ phát triển nếu như chúng ta cung cấp cho trẻ “môi trường được chuẩn bị đặc biệt” tốt?

Ai sẽ đảm bảo rằng trẻ sẽ làm những công việc cho sự phát triển của chúng?

  • Nếu chúng ta không ở đó để kích thích trẻ thường xuyên.
  • Nếu chúng ta để trẻ thoải mái vậy làm sao trẻ biết điều gì sẽ tốt và sẽ xấu cho trẻ.

Ai sẽ dẫn dắt trẻ để trẻ có thể đưa ra các quyết định đúng? Chúng ta lo lắng với nghi ngờ khi nghe thấy rằng trong phương pháp Montessori thì trẻ sẽ phải được trao cho sự tự do để học tập.

Montessori chỉ ra giai đoạn phát triển của những năm đầu đời từ lúc trẻ sinh ra cho đến 2,5 tuổi.

  • Đứa trẻ ngay thời điểm sinh ra, được bà Montessori so sánh với một người bị bại liệt mà không thể tự lo được cho mình. Điều đó không có nghĩa là bị bệnh hay bị tàn tật. Mà đó là một trạng thái mà đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn ở mọi nhu cầu của mình.

Nhưng điều gì xảy ra trong 2 năm tiếp theo có thể coi là phép màu.

  • Đứa trẻ 2,5 tuổi có năng lực để thực hiện tất cả những thứ biểu thị đặc điểm của một con người. Ví dụ như đi, nói, lựa chọn, và cư xử trong cộng đồng… Nhưng trẻ đã không có một chương trình đào tạo nghiêm túc nào cả.

Thậm chí nếu chúng ta nói rằng trẻ học bằng cách bắt chước, vậy thì điều gì đã khiến cho trẻ bắt chước?

Những suy nghĩ này đã giới hạn lại các phương án mà chúng ta có để kết luận. Về nguồn lực đã “xúi dục” trẻ hành động như loài người trong sự phát triển. Nó trở thành một mệnh lệnh cấp thiết rằng chúng ta phải chấp nhận. Mẹ Tự Nhiên chính là người chăm lo cho quá trình xây dựng con người đó trong những năm đầu đời.

Tự Nhiên có những quy luật riêng về:

  • Những gì mà con người cần phải đạt được
  • Khi nào sẽ đạt được và đạt được bằng cách nào.

Trong suốt giai đoạn đó chúng ta thấy là không thể nào có thể can thiệp vào những tác lực này của Tự Nhiên. Rất khó cho chúng ta để quyết định:

  • Khi nào người lớn có thể
  • Và nên lãnh lấy những trọng trách bằng cách nào

Khi mà từ trước đến nay đã những điều này được thực hiện bởi Tự Nhiên.

Những mâu thuẫn đã nảy sinh từ đó và chỉ vì điều đó mà thôi. Làm thế nào mà người lớn chăm sóc trẻ, những người đã để trẻ tự phát triển. Mà không đưa ra các nhiệm vụ. Hay các biểu thời gian cho đến một thời điểm nhất định lại đột nhiên quyết định rằng họ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn?

Vậy tại sao trẻ cần một môi trường được chuẩn bị một cách đặc biệt?

Đó là vì trẻ ở nhóm tuổi 2.5-6, thật sự cần một nơi mà trẻ có thể được “làm việc” và “sống trong cộng đồng” dành riêng cho trẻ. Tại đây, môi trường được chuẩn bị một cách đặc biệt bằng cách nào đó sẽ cung cấp cho trẻ tất cả các phương tiện cần thiết cho sự phát triển theo một cách tự nhiên nhất. Nơi mà trẻ được học từ chính người thầy bên trong với sự hỗ trợ một cách đúng đắn từ những người lớn trong môi trường.

Theo bà Maria Montessori, chúng ta có thể gọi đó là môi trường ngôi trường ngôi nhà trẻ thơ [H.O.C].

Nguồn: Sách tổng quan Montessori [thuộc chương trình đào tạo Giáo viên Montessori nhóm tuổi 2.5-6, do IMC và VMC tổ chức]

Xem thêm

Ngoài ra bạn đừng quên theo dõi Fanpage chính thức của VMC: Dõi theo trẻ trên facebook, để cập nhật thêm nhiều thông tin hay về Montessori nhé!

Trân trọng và yêu thương! 

VMC – TRUNG TÂM MONTESSORI VIỆT NAM

Hotline: 

0888 278 099/ 0835 511 222

Môi trường là gì? 07 nguyên tắc bảo vệ môi trường

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Môi trường là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

2. Bảo vệ môi trường là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; 

Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. 07 nguyên tắc bảo vệ môi trường

07 nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

[1] Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

[2] Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

[3] Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

[4] Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

[5] Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

[6] Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

[7] Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

4. Quy định về bảo vệ môi trường

4.1. Quy định về bảo vệ môi trường nước

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường nước như sau:

- Chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.

- Nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường nước mặt.

 Không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới có hoạt động xả nước thải trực tiếp vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải theo công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, 

Trừ trường hợp chủ dự án đầu tư có phương án xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng nước mặt trước khi thải vào môi trường tiếp nhận hoặc có phương án tuần hoàn, tái sử dụng để không làm phát sinh thêm nước thải

Hoặc trường hợp dự án đầu tư xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.

- Bảo vệ môi trường nước sông phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp theo lưu vực, phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường thủy sinh, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước.

4.2. Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường không khí;

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.

- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.

4.3. Quy định về bảo vệ môi trường đất

Quy định về bảo vệ môi trường đất được quy định tại Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

- Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.

4.4. Quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên

Theo Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như sau:

- Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

- Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Ai phải đóng thuế bảo vệ môi trường? Cách tính thuế bảo vệ môi trường như thế nào? Nộp thuế bảo vệ môi trường đâu?

Công tác bảo vệ môi trường được triển khai thực hiện như thế nào? Nội dung của báo cáo công tác bảo vệ môi trường như thế nào?

Những người nào phải chịu phí bảo vệ môi trường? Mức phí bảo vệ môi trường cần phải đóng là bao nhiêu?

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Video liên quan

Chủ Đề