Nguyên nhân giá vàng tăng đột biến 2022

Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng thế giới giảm 90,6 USD/ounce, tương đương mức giảm tới 4%, giảm sâu nhất trong 5 năm qua. Nguyên nhân này đến từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhu cầu nắm giữ đối với kim loại quý này giảm.

Diễn biến thị trường vàng trong nước trong một năm qua, giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC tăng 5,3 triệu, tăng ở cả hai chiều 60,85 triệu - 61,40 triệu đồng [mua vào - bán ra]. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với 13,6 triệu đồng/lượng trong năm 2020, tương đương 32%.

Sức tăng giá trong nước năm 2021 giảm so với năm 2020 có phần tác động rất lớn của thị trường chứng khoán và thị trường bất đồng sản tăng phi mã. Do đó, kênh đầu từ vào vàng đã không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong năm 2020.

Kết thúc năm 2021, Vn Index đạt 1.498,28 điểm.

Nhìn sang năm 2022, vàng thế giới có nhiều sự nhận định khác nhau của nhiều tổ chức và các chuyên gia kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế trên thế giới, dịch bệnh Covid – 19 vẫn còn diễn biết rất phức tạp, nhà đâu tư vẫn tiếp tục chọn vàng làm nơi trú ẩn an toàn. Họ tin rằng, vàng sẽ giúp chống lại lạm phát kinh tế và biến động tiền tệ.

Trên Kitco, đại diện đến từ Goehring & Associates cho rằng, nếu lạm phát quá cao hiệu quả của việc tăng lãi xuất không còn thì vàng sẽ có những đợt tăng dữ dội. Với dự báo của chuyên gia đến từ DailyFX. sau một thời gian dài khi kim loại quý này kém hấp dẫn, năm 2022 sẽ có những bứt phá so với hàng hóa khác, đạt ngưỡng 2.000 USD/ounce.

 

Chiến lược gia trưởng về vàng tại State Street Global, George Milling-Stanley, cho rằng, 50% xác suất vàng sẽ giao dịch trong khoảng từ 1.800 - 2.000 USD/ounce vào năm 2022, trong đó 30% vàng sẽ được đẩy lên 2.000 USD/ounce.

Năm 2022, các nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều đến lạm phát và chính sách lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED]. Các kịch bản của các ngân hàng này đưa ra trong năm nay dự tính vàng sẽ xuống dưới mức 1.800 USD/ounce.

Tuy nhiên, theo thống kế từ năm 2015 đến 2019, FED đã tăng 9 lần lãi suất nhưng giá vàng vẫn tăng gần 35%. Dó đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng lãi suất không đáng lo ngại, bởi trước đó, năm 2004 – 2005 FED tăng 17 lần, trong khi đó giá vàng tăng 70%.

Tuy vậy, Milling-Stanley khuyên các nhà đầu tư nên lưu ý đến lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, lãi suất vẫn ở mức âm, các nhà đầu tư không nên quá mong đợi vào chủ tịch FED Jerome Powell đưa ra những chính sách tiền tệ mạnh để chống lạm phát.

Giá vàng trong nước phải cạnh tranh với rất nhiều kênh đầu tư khác.

Còn với thị trường vàng trong nước trong năm 2022 phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường chứng khoán và bất động sản. Cho dù, năm 2022, chứng khoán và bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn thì vàng trong nước sẽ tiếp tục tăng. Nguyên nhân có thể đến từ tâm lý thích tích trữ vàng của người dân, hoặc kịch bản sẽ giống năm 2021, khi giá vàng thế giới giảm thì vàng trong nước quay đầu đi lên.

Trong năm qua, TTCK chứng kiến nhiều sự sôi động, chỉ số VN-Index cán mốc lịch sử trên 1500 điểm. Tuy nhiên, thị trường ở cuối năm có nhiều biến động bất thường. Kết thúc năm, tài khoản của nhiều nhà đầu tư thâm hụt nặng.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, TTCK năm 2022 vẫn tiếp tục tăng, song cũng chỉ tăng mạnh tùy theo nhóm ngành nghề kinh doanh chứ không tăng đồng loạt như năm 2021. Nói cánh khác, đầu tư chứng khoán năm 2022 sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi nhà đầu tư cần chắt lọc mã cổ phiếu tốt để gửi gắm cơ hội đầu tư.

Đối với bất động sản, năm 2022 vẫn là kênh đầu tư có nhiều cơ hội tốt, dòng vốn vẫn tiếp tục được đổ vào, cổ phiếu nhóm này vẫn đang tăng bình quân cao hơn toàn thị trường.

Năm 2022, hàng loạt các dự án quy mô lớn được triển khai, khi đó, nguồn tiền tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản, tạo động lực tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Bước sang năm 2022, cho dù, bất động sản và chứng khoán vẫn là kênh thu hút nhiều nhà đầu tư, nhưng vàng sẽ là kênh đầu tư cạnh tranh không hề kém, do đó vàng vẫn có nhiều triển vọng tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong đó lạm phát là một yếu tố không thể không nhắc tới khi đầu tư sản phẩm này.

Ngọc Cương

Giá vàng hôm nay 2/2 trên thị trường quốc tế tăng mạnh lên trở lại trên ngưỡng 1.800 USD cho dù châu Á một số nước đón Tết cổ truyền và không giao dịch.

Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý SJC Phú Thọ, người có thâm niên hơn 30 năm trong lĩnh vực vàng, xung quanh những yếu tố có thể tác động đến giá vàng trong thời gian tới.

Thị trường vàng năm 2020 đã khép lại với mức tăng khá lớn, lên tới trên 25% nhưng cũng không ít nhà đầu tư vẫn lỗ khá nặng, ông có thể phân tích kỹ về những rủi ro của vàng?

Điều này cũng dễ hiểu, xác lập mức kỷ lục 2.063 USD/ounce vào tháng 8 trong khi hồi tháng 3 vàng vẫn ở mức thấp nhất là 1.451 USD/ounce, biên độ tới 600 USD/ounce, kim loại quý mang lại lợi nhuận cho những người tích tụ vàng từ hồi ở vùng giá thấp trước đó. Nguyên nhân vàng tăng mạnh là từ khi dịch Covid-19 bùng nổ hồi tháng 3. Mặc dù Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc nhưng Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất. Thế nên đến đầu tháng 8, các gói hỗ trợ kinh tế của Mỹ trị giá 2.000 tỉ USD được ban hành hỗ trợ nền kinh tế đã giúp vàng “thăng hoa” lên 2.063 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC đầu năm 2020 chỉ ở mức 42,8 triệu đồng/lượng nhưng đến đầu tháng 8 đã tăng lên hơn 62 triệu đồng/lượng, tăng hơn 19 triệu đồng/lượng, tương ứng mức tăng hơn 44%. Khi vàng lên đỉnh, nhiều dự báo giá vàng sẽ tiếp tục lên 3.000 - 5.000 USD/ounce, tương ứng giá vàng miếng SJC quy đổi lên 80 - 150 triệu đồng/lượng nên nhiều người tiếp tục mạnh tay mua vào ở vùng giá 60 triệu đồng/lượng. Tính đến thời điểm này lỗ mỗi lượng 14 triệu đồng, tương ứng 23%. Khép lại ở quanh 1.880 USD/ounce, giá vàng năm 2020 đã có mức tăng khoảng 25% nhưng vẫn có người lời lớn và người lỗ nặng là vì thế.

Nhìn lại nhiều năm qua thì vàng luôn có xu hướng tăng. Đặt trường hợp những người đang ôm vàng ở vùng giá 60 triệu đồng/lượng nếu cứ giữ thì có khả năng biến thua thành thắng trong năm nay không, thưa ông?

Câu chuyện của vàng năm 2021 vẫn sẽ xoay quanh những thông tin liên quan dịch Covid-19 nhưng cơ hội đầu tư vào vàng tôi cho rằng không mấy lạc quan. Nếu diễn biến dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới, các gói kích thích của các ngân hàng trung ương hết tác dụng, lúc đó vàng sẽ tăng và chứng khoán sẽ đỏ lòng. Ngược lại trong trường hợp chống Covid-19 hiệu quả, vắc xin chống vi rút có tác dụng tiêm phòng phổ biến thì đến quý 2, các nhà đầu tư có thể bán bớt vàng chuyển sang kênh chứng khoán và sản xuất, lúc bấy giờ chứng khoán sẽ xanh và vàng giảm.

Nhìn lại lịch sử, mức 1.923 USD/ounce của vàng được xác lập vào tháng 9.2011 đã bị phá vỡ trong năm 2020 và lên kỷ lục mới ở 2.063 USD/ounce. Mức cản mới của vàng trong thời gian tới sẽ là 1.900 - 2.000 - 2.063 USD/ounce. Tuy nhiên trong trường hợp chống được dịch Covid-19, vàng cũng có thể sẽ tụt xuống đến mức 1.700 USD/ounce bởi năm 2021 dự báo sẽ có những biến động bất thường đòi hỏi giới kinh doanh am hiểu cũng như trường vốn. Đối với nhà đầu tư vàng dùng đòn bẩy tài chính, sóng lên xuống rất dễ thua lỗ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường vàng sẽ vẫn ở trạng thái bấp bênh khi Mỹ có tổng thống Mỹ mới và sẽ mất một khoảng thời gian để sắp xếp các vấn đề nhân sự, chính sách đối ngoại, đối nội... Tôi cho rằng phải qua đến quý 3, thị trường vàng mới có khả năng sẽ ổn định hơn khi các vấn đề về dịch Covid-19 được giải quyết ở châu Âu, Mỹ.

Người mua vàng ở vùng giá 60 triệu đồng/lượng trong năm 2020, theo tôi có 2 cách xử lý. Đó là khi có thời điểm xuất hiện giá vàng trong và ngoài nước tiệm cận với nhau thì mua để “hòa giá”. Trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn có những diễn biến phức tạp, giá vàng tăng lên thì đây là thời cơ để thoát.

Những ngày cuối cùng của năm 2020 đã chứng kiến sự bứt phá của chứng khoán, tiền ảo Bitcoin... ông có cho rằng, dòng tiền từ vàng chạy sang các kênh này khiến kim loại quý giảm giá?

Việc chứng khoán tăng khá mạnh trong năm qua hoàn toàn nằm ngoài dự báo của tất cả mọi người. Thực ra vàng, chứng khoán hưởng lợi từ việc đồng loạt các nước tung ra các gói kích cầu, lãi suất giảm xuống gần 0%. Việt Nam cũng giảm lãi suất xuống khá thấp và đưa ra các gói hỗ trợ kinh tế trong thời gian dịch Covid-19. Sản xuất không phát triển mà cung tiền quá nhiều, "bóng ma" lạm phát nổi lên dẫn đến vàng hưởng lợi là đương nhiên. Thế nhưng ở Mỹ, số người chết và lây nhiễm Covid-19 cao nhưng chứng khoán vẫn tăng. Thị trường tài chính Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo, nền kinh tế VN tăng trưởng chưa đến 3%, thấp hơn những năm trước rất nhiều nhưng vì sao VN-Index tăng vọt. Đây cũng là điểm đặc biệt lưu ý trên thị trường trong năm 2021. Về nguyên tắc, thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh khi kinh tế phát triển, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao, chia cổ tức nhiều, lúc này vàng sẽ không hấp dẫn. Còn đằng này, chứng khoán và vàng đều tăng do tiền “ngập lụt”, vay tiền dễ quá.

Như tôi vừa dự báo, “cửa” lên của vàng trong năm 2021 ít hơn chứng khoán. Nói vậy không có nghĩa nhà đầu tư đổ vốn vào chứng khoán vì cũng có những mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhưng cũng có mã giảm. Khi nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư cần có thêm những thông tin kiến thức, quan tâm hơn đến chính sách vĩ mô, các ảnh hưởng trong và ngoài nước...

Riêng đối với thị trường vàng trong nước, ông dự báo thế nào cho năm 2021?

Một điểm khá đặc biệt trên thị trường ngoại hối năm 2020 là dù vàng có biến động bao nhiêu đi nữa thì cặp tỷ giá USD/VND vẫn khá ổn định, đây là một trong những yếu tố thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] vào Việt Nam. Trong năm 2021, trường hợp tỷ giá ổn định thì khả năng vàng dao động trong vùng giá từ 50 - 60 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng sẽ được thổi vào luồng không khí mới nếu kiến nghị thành lập sở giao dịch vàng của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam tập trung được chấp thuận, đưa vào vận hành. Đây là điều cần thiết vì không những quản lý mà còn tránh những rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư tham gia thị trường. Theo quy định hiện nay, những người kinh doanh vàng miếng phải được sự chấp thuận có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Vậy những nhà đầu tư cá nhân tham gia mua bán vàng miếng liên tục có phải là người kinh doanh và có giấy phép hay không. Ngoài ra, giá vàng miếng SJC trong năm 2020 có những thời điểm giá không liên thông cùng thế giới, đắt hơn thế giới từ 3 - 5 triệu đồng/lượng, giá mua bán chênh lệch đến 2 triệu đồng/lượng. Sở dĩ có tình trạng trên là từ khi Nghị định 24/2012 quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho doanh nghiệp nào được nhập khẩu vàng nguyên liệu và đã ngừng đấu thầu vàng miếng vào cuối năm 2013. Do đó, mỗi khi thị trường có biến động giá mạnh, nguồn cung trên thị trường có dấu hiệu khan hiếm. Chính vì vậy kiến nghị của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam hết sức cần thiết cho thị trường, cho nhà đầu tư trong giai đoạn mới, tạo tính liên thông, thanh khoản, đẩy lùi hoạt động xuất nhập khẩu lậu, hỗ trợ giữ dòng vốn FDI khi nhà đầu tư điều chỉnh danh mục.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề