Nguyên nhân bùng nổ cách mạng sâu xa trực tiếp

Cuộc cách mạng nào được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

Sự kiện nào đã mở đường cho các nước châu Âu xâm chiếm châu Mĩ?

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là

Nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là

Điểm hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ là

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là

Trước khi cách mạng bùng nổ, nước Pháp theo thể chế chính trị gì?

Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?

Đâu không phải là lý do nông nghiệp Pháp trước cách mạng kém phát triển?

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là

Nguyên nhân SÂU XA và nguyên nhân TRỰC TIẾP của cách mạng XHCN*KháiniệmcáchmạngXHCNTheo nghĩa rộng: Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thếchế độ cũ - trực tiếp nhất là chế độ TBCN - bằng chế độ XHCN, trong cuộc cáchmạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dânlao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cách mạngXHCN chỉ kết thúc khi CNXH và CNCS được thiết lập vững chắc ở mỗi nướccũng như trên phạm vi toàn thế giới.* Nguyên nhân của cách mạng XHCN- Nguyên nhân SÂU XA:+ Nguyên nhân sâu xa của MỌI cuộc CÁCH MẠNG XÃ HỘI trong lịch sử nhânloại đều là do sự phát triển của lực lượng sản xuất [LLSX] phá vỡ sự phự hợp vềmặt trình độ của quan hệ sản xuất [QHSX] đối với nó, đòi hỏi tất yếu phải thay thếQHSXlỗithờibằngmộtQHSXmớitiêntiếnhơn.[>> Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Từ chỗ là những hình thức phát triểncủa LLSX, những quan hệ ấy [QHSX] trở thành những xiềng xích của các LLSX.Khiđó,bắtđầuthờiđạimộtcuộccáchmạngxãhội"].+ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn nộitại của phương thức sản xuất TBCN - đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuấtmang tính xã hội cao với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân TBCN khôngcònphùhợpvớitrìnhđộcủaLLSX.>> Mâu thuẫn trên ngày càng gay gắt và trở thành mâu thuẫn cơ bản, nội tại, khôngthể xóa bỏ được của chế độ TBCN. Từ đó sinh ra tình trạng vô chính phủ trong sảnxuất, khủng hoảng sản xuất thừa, khủng hoảng theo chu kỳ, nạn thất nghiệp... Sựtích tụ và tập trung tư bản dẫn tới chỗ buộc giai cấp tư sản phải thừa nhận mâuthuẫn ấy bằng cách tổ chức các Xanh-đi-ca, Tơ-rớt, Công-xoóc-xi-om, quốc hữuhoá một số ngành, thành lập những công ty độc quyền xuyên quốc gia. Nhưng đóchỉ là những biện pháp để giai cấp tư sản duy trì quan hệ sản xuất TBCN khi nókhông còn phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đã được xã hội hoá.Sự phùhợp thực sự với tính chất xã hội hoá ngày càng ở trình độ cao của lực lượng sảnxuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất TBCN bằng quan hệ sản xuấtXHCN thông qua cuộc cách mạng XHCN.-NguyênnhânTRỰCTIẾP:Mâu thuẫn kinh tế giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội cao với quan hệ sảnxuất mang tính chất tư nhân TBCN không còn phù hợp với trình độ của LLSX kểtrên được biểu hiện về mặt xã hội-giai cấp thành MÂU THUẪN ĐỐI KHÁNGGIỮA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VỚI GIAI CẤP TƯ SẢN. Mâu thuẫn đối khánggiữa hai giai cấp này chính LÀ NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP của cách mạngXHCN. Cùng với sự phát triển của mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn đối kháng giainày cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ tất yếu của cách mạng XHCN.>> CNTB càng phát triển thì những mâu thuẫn nội tại của nó càng trở nên gay gắt.Cùng với những mâu thuẫn nội tại đó, trong quá trình tồn tại và phát triển của nó,CNTB còn đồng thời tạo ra rất nhiều mâu thuẫn gay gắt với xung quanh nó, như:mâu thuẫn với các dân tộc, quốc gia thuộc địa và phụ thuộc; mâu thuẫn giữa bảnthân các nước tư bản với nhau; chủ nghĩa khủng bố được sinh ra từ chính nhữngtham vọng bành trướng và bòn rút tài nguyên thiên nhiên ở nước ngoài của cácnước đế quốc... đang và sẽ trở thành những nguyên nhân cộng hưởng dẫn tới sự tấtyếucủacáchmạngXHCNởcácnướctưbản.>> Những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp khiến cho cách mạng XHCN tất yếu sẽnổ ra, song sự bùng nổ của nó lại phụ thuộc vào sự chín muồi của những nhân tốkhách quan trong sự vận động của lịch sử kết hợp với sự nỗ lực chủ quan của giaicấpcôngnhânvàchínhĐảngcủanóởmỗinước.Chỉ khi nào những nguyên nhân đã phát triển chín muồi, những điều kiện kháchquan và chủ quan chín muồi làn xuất hiện tình thế và thời cơ cách mạng, khi đó,giai cấp công nhân thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản mới có thể tiếnhành cách mạng XHCN thắng lợi.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 32 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử trang 30 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

- Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh [Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a] >< khối Hiệp ước [Anh, Pháp, Nga].

⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Duyên cớ:

- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.

⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 13 SGK Lịch sử 8

Những nguyên nhân nào dẫn tới Cách mạng tư sản Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 8 trang 12 để trả lời.

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba [muốn xóa bỏ chế độ phong kiến] với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc [muốn duy trì chế độ phong kiến].

- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

Câu hỏi: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là

A. Những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa

B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua

C. Quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua

D. Nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Nhà vua Anh dùng vũ lực đàn áp Quốc hội khi yêu cầu về tài chính không được thông qua là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh

Giải thích:

Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len. Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội. Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía BắcLuân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

Kiến thức mở rộng:

1. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Anh

a. Nguyên nhân sâu xa:

-Kinh tế:đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

-Xã hội:Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường => giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

-Chính trị:

+ Chế độ phong kiến kìm hãmlực lượng sản xuấttư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến => đời sống nhân dân cơ cực.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến.

b. Nguyên nhân trựctiếp:xoay quanh vấn đề tài chính.

- Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía BắcLuân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

2. Diễn biến của cách mạng tư sản Anh

- Tháng 8/1642, Sác- lơ I tuyên chiến với Quốc Hội. Cuộc nội chiến bắt đầu.

-Từ 1642 – 1648 là khoảng thời gian xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc Hội và nhà Vua.

-Ban đầu, quân đội quốc Hội bị đánh bại vì lực lượng của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến.

-Tuy nhiên, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, Ôlivơ Crôm – oen đã tiến hành cải cách quân đội. Ông tổ chức 1 đội quân gồm chủ yếu là nông dân,có kỷ luật, có tính chiến đấu cao, được gọi là “đội quân sườn sắt” Từ đây, quân đội của Quốc hội bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1648,quân đội của Crôm - oen đã đánh bại quân đội của Sác – lơ .Cuộc nội chiến kết thúc. Sác lơ I bị kết án tử hình.

-Đầu năm 1649, do áp lực của quần chúng nhân dân, Sác – lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô livơ C.rôm - oen đứng đầu. CM đạt tới đỉnh cao.

-Mặc dù cách mạng đạt tới đỉnh cao nhưng mọi quyền hành đều thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân và binh lính không được hưởng quyền lợi gì nên tiếp tục đấu tranh đòi tự do.

-Năm 1953, để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và TS Anh đã đưa C.rôm –oen lên làm Bảo hộ công. Chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

- Năm 1658. C.rôm - oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng ko ổn định về chính trị. Quý tộc mới và tư sản lo sợ nhân dân nổi dậy đấu tranh nên chủ trương thỏa hiệp với lực lượng PK cũ để lập lại chế độ quân chủ.

-Năm 1688, QH đã tiến hành chính biến đưa Vin hem – Ô ran giơ [Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Anh] lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

3 Kết quả cuộc cách mạng tư sản Anh

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Video liên quan

Chủ Đề