Năm 1928 Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã chủ trương

Từ năm 1925 – 1930, ở Việt Nam xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song gồm: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt nam Quốc dân đảng, các tổ chức cộng sản…

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

- Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”, gửi người  học tại trường Đại học phương Đông ở Mát xcơ va [Liên  Xô] và trường Quân sự Hoàng Phố [Trung Quốc].

- Một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã được lựa chọn, giác ngộ lập ra Cộng sản đoàn [2/1925].

- Tháng 6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan cao nhất là Tổng bộ [Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn], đặt tại Quảng Châu, Trung Quốc.

- Ngày 21/6/1925, báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra đời, đến đầu năm 1927, tác phẩm “Đường Kách mệnh” đã trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

- Ngày 9/07/1925, Nguyễn Ái Quốc  và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Indonesia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

- Năm 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân càng phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước, nổ ra tại các trung tâm kinh tế, chính trị [bãi công của công nhân than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng…

- Năm 1929, bãi công của công nhân nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi [Vinh], nhà máy AVIA [Hà Nội], hãng buôn Sác-ne, hãng dầu Hải Phòng… có sự liên kết giữa các ngành và các địa phương thành phong trào chung.

2. Tân Việt cách mạng đảng

- Ngày 14/7/1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên… cùng nhóm sinh viên Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt [sau đổi thành Hưng Nam, đến ngày 14/7/1928 đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng].

- Chủ trương hoạt động là liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái. Lực lượng là những trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

3. Việt Nam Quốc dân đảng 

- Ngày 25/12/1927, tại Nam đồng thư xã, Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính… đã thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

- Năm 1929, Việt Nam Quốc dân đảng công bố nguyên tắc “Tự do - Bình đẳng - Bác ái “. Chương trình họat động của Đảng chia thành 4 thời kỳ. Thời kỳ cuối là bất hợp tác với Pháp và nhà Nguyễn; cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Chủ trương “ tiến hành cách mạng bằng bạo lực“, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ.

- Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Ngày 9/2/1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có ném bom phối hợp…  cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

1. Sự  xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929

- Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, liên kết thành làn sóng mạnh mẽ.

- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên [HVNCMTN] ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5Đ, phố Hàm Long [Hà Nội], lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có 7 Đảng viên, chi bộ mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản thay thế HVNCMTN.

- Từ ngày 01 - 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của HVNCMTN tại Hương Cảng [Trung Quốc], đoàn đại biểu Bắc Kỳ đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận. Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội.

- Ngày 17/ 6/1929, đại biểu miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên [Hà Nội ] quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo Búa Liềm, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng.

- Tháng 8/1929, Cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kỳ bộ ở Nam kỳ HVNCMTN thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận. Tháng 11/1929, thông qua đường lối chính trị và bầu Ban chấp hành Trưng ương Đảng.

- Tháng 9/1929, một số  đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

- Sự ra đời của 3 tổ  chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động  giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Nhưng ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

- Nguyễn Ái Quốc được tin HVNCMTN phân liệt thành hai nhóm liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản đảng đến Cửu Long [Hương Cảng, Trung Quốc] để bàn việc hợp nhất.

- Từ ngày 6/1/1930 đến 8/2/1930, ở Cửu Long [Hương Cảng] đã diễn ra Hội nghị hợp nhất Đảng với sự tham dự của các đại biểu Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh [Đông Dương Cộng sản đảng], Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu [của An Nam Cộng sản đảng]. Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị.

Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo [Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam]. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất. Lực lượng cách mạng gồm công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, Đảng Cộng sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết  quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới. Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. 

Page 2

SureLRN

81 điểm

Phương Lan

Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bắt đầu thực hiện chủ trương A. Đưa hội viên về nước hoạt động cách mạng. B. Lãnh đạo phong trào công nhân. C. Vô sản hóa

D. Tuyên truyền lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án C Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đi vào các nhà máy, xí nghiệp cùng sinh hoạt với công nhân để tăng cường cách mạng.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian 1. Hội nghị Pốtxđam được tổ chức tại Đức. 2. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. 3. Hội nghị Ianta được triệu tập. 4. Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô. A. 3,4,1,2. B. 1,2,3,4. C. 2,3,4,1. D. 2,3,1,4.
  • : Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh là gì? A. Phong trào đấu tranh giành độc lập đưa đến sự ra đời của hành loạt các quốc gia vô sản trong khu vực. B. Sau khi giành độc lập các nước Mĩ Latinh bước vào thời kì khôi phục kinh tế. C. Các nước Mĩ Latinh phải tiếp tục đương đầu với chính sách xâm lược của thực dân Anh D. Hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.
  • Năm 1923, một số địa chủ và tư sản Việt Nam đã tổ chức phong trào đấu tranh nào dưới đây? A. Tẩy chay tư sản Hoa Kiều. B. “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. C. Chống độc quyền cảng Sài Gòn. D. Đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu.
  • Với mong muốn giành thắng lợi và nhanh chóng kết thúc chiến tranh, ngày 13/5/1949, Pháp đề ra kế hoạch A. Bôlae. B. Rơve. C. Đờ lát đơ Tátxinhi. D. Nava.
  • Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 của nhân dân ta diễn ra nhanh chóng và ít đổ máu là do A. Đảng ta chọn đúng thời cơ phát động khởi nghĩa. B. Đảng đã có sự chuyển hướng chiến lược kịp thời. C. Chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. D. Quân Đồng minh tiến công mạnh vào quân Nhật ở châu Á.
  • So với Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939, Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dưong tháng 5/1941 hoàn chỉnh hơn ở điểm nào về cách thức giành chính quyền? A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi. B. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa C. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức D. Xác định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt ỉà đánh đế quốc tay sai, giải phóng dân tộc
  • Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945? A. Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng mình. B. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. C. Buộc Pháp công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. D. Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm chính quyền.
  • Module 4 Lịch sử Chọn thích hợp điền vào dấu […] để hoàn thiện đoạn mô tả sau về xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn
  • Nội dung nào đúng nhất về việc xác định lực lượng cách mạng của phong trào 1936 – 1939 A. Chủ yếu là công nhân và nông dân. B. Công nhân và nông dân. C. Đông đảo các giai cấp, tầng lớp và những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương. D. Mọi người Viêṭ Nam có lòng yêu nước
  • Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari [27 - 1 - 1973] về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là A. Thất bại sau đòn bất ngờ của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. B. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". C. Thất bại nặng nề của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng ba phòng tuyến quan trọng của địch, buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa trở lại".

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề