Người quản lý công ty là ai

Người quản lý doanh nghiệp là gì?

Nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp là một chế định cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp hướng tới việc đảm bảo quản trị tốt công ty. Người quản lý doanh nghiệp chính vì vậy mà có vai trò rất quan trọng thực tiễn quản trị và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp. Vậy người quản lý doanh nghiệp là gì? Luật Phamlaw kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Người quản lý doanh nghiệp là một khái niệm đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2020 tại khoản 24 Điều 4 quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty”.

Như vậy, bên cạnh các chức danh được liệt kê cụ thể thì những chủ thể khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty cũng được xác định là người quản lý doanh nghiệp. Những người này có thể là trưởng, phó các phòng, giám đốc tài chính, giám đốc các chi nhánh được điều lệ công ty quy định quyền được ký kết các giao dịch nhân danh công ty. Họ là cánh tay đắc lực và có lợi ích sát sườn với ban giám đốc hay Hội đồng quản trị. Trên thực tế, các chức danh này cũng có ảnh hưởng và thẩm quyền nhất định xác lập những quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp nhưng thường không được quy định trong điều lệ vì họ với tư cách là người lao động chứ không phải người sở hữu doanh nghiệp, họ dễ dàng bị thay đổi bởi quyết định của những người đứng đầu doanh nghiệp.

Theo quy định nêu trên thì người quản lý doanh nghiệp chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt khái niệm người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, mặc dù người quản lý doanh nghiệp cũng có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật [khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020].

CT TNHH và CTCP có thể có nhiều người đại diện. Số lượng cụ thể, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật do điều lệ công ty quy định. Như vậy, có thể nhận thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp, những không phải tất cả những người quản lý doanh nghiệp đều là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chỉ những chức danh quản lý được điều lệ quy định mới là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định những chức danh quản lý khác nhau, theo đó chức danh người quản lý doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ là:

  • Trong doanh nghiệp tư nhân: Người quản lý doanh nghiệp tư nhân là Chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc quản lý doanh nghiệp và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong công ty hợp danh: Người quản lý công ty hợp danh bao gồm: Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CT TNHH một thành viên: Người quản lý công ty TNHH một thành viên bao gồm các chức danh sau: Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CT TNHH hai thành viên trở lên: Người quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên bao gồm các chức danh quản lý sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Trong CTCP: Người quản lý CTCP bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

Người quản lý trong doanh nghiệp thường là những người chỉ đạo, điều hành, quyết định các vấn đề đối ội [quan hệ với các thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, quản lý nhân sự…] và các vấn đề đối ngoại [tổ chức hoạt động kinh doanh, ký kết các hợp đồng , đại diện công ty trước bên thứ ba…].

Người quản lý trong doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, pháp luật có liên quan, Điều lệ doanh nghiệp và các quyết định của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ “hợp đồng ủy quyền” giữa người quản lý doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp đó. Phạm vi ủy quyền là thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định. Đối với giám đốc, khi điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp phải tuân theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty [nếu có] và quyết định của doanh nghiệp. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại [nếu có].

Ngoài việc phải thực hiện theo quy định trên, người quản lý doanh nghiệp còn phải có nghĩa vụ trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của doanh nghiệp để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thực tế ở Việt Nam, không thiếu những trường hợp vi phạm nghĩa vụ trung thực của người quản lý doanh nghiệp chẳng hạn: Trách nhiệm tối cao của hội đồng quản trị trong một công ty cố phần là đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Từ câu chuyện l1 thành viên hội đồng quản trị Công ty FPT tự cho mình “đặc quyền” được góp vốn vào các công ty “con” của FPT, cho thấy cơ chế bảo vệ lợi ích và đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi cổ đông trong FPT đã bị xâm phạm nặng nề. Các cổ đông thiểu số của FPT không thể kiện vì hội đồng quàn trị đã làm đúng theo quyền hạn mà họ đã được đại hội cổ đông trao, tức được lập công ty con và quyết định những ai được quyền góp vốn trong những công ty này. Thế giới cũng đã thống kê rằng, các xung đột quyền lợi “kiểu” FPT không phải là hiếm. Việc FPT “ký hợp đồng” bán cổ phần trong các công ty “con” cho các thành viên hội đồng quản trị được nhìn nhận là một kiểu lạm dụng quyền hạn của hội đồng quản trị và có thể đem lại rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư nhỏ, bởi giao dịch này diễn ra theo những điều khoản có lợi cho hội đồng quản trị và do đó đem đến bất lợi cho công ty như một tổng thể.

Như vậy, việc xác định đúng ai là người quản lý trong doanh nghiệp và quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần không nhỏ cho việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường.

Trên đây là bài viết về Người quản lý trong doanh nghiệp là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm;

Skip to content

Người quản lý trong công ty cổ phần là chức danh vô cùng quan trọng. Ngoài việc điều hành công việc hằng ngày của công ty thì quản lý hoạt động bên trong của công ty cổ phần cũng có trách nhiệm rất lớn của người quản lý. Giúp người đọc tìm hiểu ai là người quản lý công ty cổ phần. Các thủ tục cần thiết khi bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm chức danh này.

Người quản lý

>>Xem thêm: Thành viên Hội đồng quản trị có phải cổ đông của công ty không

Người quản lý công ty cổ phần theo quy định của pháp luật

  • Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về người quản lý công ty, doanh nghiệp.
  • Cụ thể tại quy định này thì người quản lý công ty cổ phần là “Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
  • Chủ tịch hội đồng quản trị chủ yếu quản lý về các hoạt động của hội đồng quản trị,…
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ quản lý về công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.

Lưu ý: Pháp Luật cho phép Chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc là cùng một người [Khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020].

  • Đối với công ty cổ phần xác định chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật thì người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nhưng nếu tại điều lệ công ty không có quy định khác thì người đại diện sẽ là Chủ tịch hội đồng quản trị.
  • Đối với các công ty cổ phần xác định có 2 người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được xác định là người đại diện theo pháp luật đương nhiên của công ty cổ phần.

Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý trong công ty

Theo như quy định của pháp luật thì những cá nhân giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Thủ tục bầu quản lý công ty cổ phần

Với chức danh chủ tịch hội đồng quản trị

  • Theo Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên của hội đồng quản trị và sẽ được bầu ra trong phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ hội đồng quản trị
  • Phiên họp này phải được tổ chức trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.
  • Phiên họp sẽ do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì.
  • Phương thức bầu cử không được quy định cụ thể trong Luật vì thế tùy vào quy chế và điều lệ riêng của từng doanh nghiệp sẽ điều chỉnh khác nhau về vấn đề này.

Với chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc

  • Sẽ do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê người đảm nhiệm chức danh này. Nhưng vẫn phải thỏa mẫn các tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc tại Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp. Do đó, để thông qua quyết định bổ nhiệm với Giám đốc / Tổng giám đốc cần phải thực hiện biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị.
  • Chủ tịch hội đồng quản trị cũng có thể là giám đốc/ tổng giám đốc.

Thủ tục miễn nhiệm quản lý công ty cổ phần

Miễn nhiệm, bãi nhiệm

Với chức danh chủ tịch hội đồng quản trị

Tuy Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể về vấn đề miễn nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị nhưng vì chủ tịch hội đồng quản trị cũng là thành viên thuộc hội đồng quản trị vì thế ta sẽ áp dụng cơ chế miễn nhiệm này cho chủ tịch hội đồng quản trị.

Thành viên hội đồng quản trị sẽ bị miễn nhiệm khi thuộc các trường hợp sau đây [ Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2020]:

  • Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị theo Điều 151 Luật này;
  • Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Có đơn từ chức;
  • Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Với chức danh giám đốc/ Tổng giám đốc

  • Chức danh này do hội đồng quản trị bầu hoặc thuê bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hội đồng quản trị bằng các hình thức như lấy phiếu, văn bản,…Vì thế hội đồng quản trị vẫn sẽ là bộ phận có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc/ tổng giám đốc.

Thủ tục bãi nhiệm quản lý công ty cổ phần

Với chức danh chủ tịch hội đồn quản trị

  • Thành viên Hội đồng quản trị có thể bị bãi nhiệm theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Với chức danh Giám đốc/ Tổng giám đốc

  • Không có thủ tục bãi nhiệm chỉ có chấm dứt hợp đồng lao động hoặc miễn nhiệm. Và các quyết định này cũng sẽ do hội đồng thành viên quyết định.

Hậu quả pháp lý của bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý công ty

Theo quy định tại PHỤ LỤC I [Ban hành kèm theo Thông tư số 116/2020T-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính]

Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 06/11/2017 thì thành viên Hội đồng quản trị của công ty đại chúng không còn tư cách thành viên Hội đồng quản trị trong các trường hợp sau:

  • Không đủ tư cách làm thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc bị luật pháp cấm không được làm thành viên Hội đồng quản trị;
  • Có đơn từ chức;
  • Bị rối loạn tâm thần và thành viên khác của Hội đồng quản trị có những bằng chứng chuyên môn chứng tỏ người đó không còn năng lực hành vi;
  • Không tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị trong vòng sáu [06] tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Cung cấp thông tin cá nhân sai khi gửi cho Công ty với tư cách là ứng viên Hội đồng quản trị;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Trước đây, các doanh nghiệp vẫn thường áp dụng quy định tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Bộ Tài chính cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp một thành viên bị mất tư cách thành viên theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, bị cách chức, miễn nhiệm thì HĐQT có thể bổ nhiệm người khác tạm thời làm thành viên theo quy định tại điều lệ công ty.
  • Việc bầu mới thành viên HĐQT thay thế phải được thực hiện tại cuộc họp ĐHĐCĐ gần nhất. Tuy nhiên, Thông tư 121, đã hết hiệu lực từ 1-8-2017, trong khi Nghị định 71/2017/NĐ-CP về quản trị công ty đại chúng lại chưa ghi nhận hướng xử lý cho vấn đề này.

Trường hợp có tranh chấp mà không thể đi đến thỏa thuận. Thì các cổ đông tại công ty vẫn có thể khởi kiện giám đốc. Bạn đọc xem cụ thể tại đây:

>>>Xem thêm bài viết: Cổ đông khởi kiện giám đốc công ty.

Đây là bài viết về người quản lý trong công ty cổ phần, thủ tục bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm chức danh này. Trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc về hợp đồng, có nhu cầu tư vấn về doanh nghiệp hoặc các vấn về pháp lý  khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline tư vấn miễn phí 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn.

  • Gọi ngay
  • Đặt câu hỏi
  • Báo giá
  • Đặt lịch hẹn

Video liên quan

Chủ Đề