Người cao tuổi cần ăn uống như thế nào để tránh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người già, tuy nhiên không phải là căn bệnh tuổi già mà có thể chủ quan vì nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể ảnh hưởng đến vận động và cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và những điều liên quan sẽ giúp điều -trị bệnh loãng xương ở người già hiệu quả nhất.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương xảy ra ở người già là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đa số các trường hợp loãng xương ở người già đều khởi phát do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể. Loãng xương ở người già thường diễn ra âm thầm và kéo dài trong nhiều năm liền. Thời gian đầu khi bệnh mới khởi phát thường rất khó nhận biết do không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng, mật độ canxi trong xương bị suy giảm nghiêm trọng thì mới gây ra triệu chứng. Bệnh sẽ gây ra các cơn đau, dễ thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người bệnh nên sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.

Khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa bên trong cơ thể diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ở người già, quá trình tái tạo xương sẽ suy giảm còn quá trình phá hủy xương thì ngày càng tăng. Nên sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng, mật độ xương dần suy giảm và dẫn đến loãng xương.

Sự suy thoái của buồng trứng làm nội tiết tố trong máu suy giảm đáng kể, dẫn đến tình trạng tăng hoạt tính và các hoạt động tiêu cực của tế bào tủy xương khiến xương mất dần theo thời gian.

Người già thường ngại vận động hoặc có thể nằm giường bệnh lâu ngày có thể khiến xương khớp và cơ bắp trở nên yếu đi, không chỉ làm tăng nguy cơ loãng xương mà còn gián tiếp đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp như thoái hóa khớp gối. Việc ít vận động và hạn chế ra ngoài trời làm người già không được tiếp xúc với ánh nắng. Vì thế mà quá trình tổng hợp vitamin D từ ánh nắng là không có, sẽ khiến cơ thể hấp thu canxi kém, bài tiết canxi tăng, gây nên tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

Người già rất dễ mắc một số bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, cường giáp, suy giảm chức năng gan thận, ung thư, đa u tủy xương, bệnh Celiac,… và đây cũng là nguyên nhân khởi phát của bệnh loãng xương.

Những nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người già

Khi mắc bệnh mãn tính hoặc hay ốm thì người già có thể phải sử dụng thuốc thường xuyên. Các loại thuốc như corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu và thuốc chống động kinh sử dụng trong thời gian dài sẽ có nguy cơ loãng xương rất cao.

Nhóm thuốc chống viêm steroid làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi trong cơ thể.

Thói quen ngại vận động do tuổi tác hoặc do đau nhức xương nên càng làm khiến cho xương khớp trở nên kém linh hoạt và ngày càng suy yếu. Việc người già ăn uống không đủ chất, giờ giấc ngủ thất thường… cũng là nguyên nhân gây loãng xương ở người già.

Một ngày cơ thể cần khoảng 1000 – 1.200mg canxi và 800 IU vitamin D để có thể duy trì độ chắc khỏe của xương khớp. Nếu chế độ dinh dưỡng của người già không đảm bảo, không cung cấp đủ dưỡng chất và đảm bảo hai yếu tố vi lượng này thì sẽ gây thiếu hụt canxi trong xương và dẫn đến loãng xương. Với người già có thói quen uống rượu bia thì nguy cơ loãng xương càng cao.

Bệnh loãng xương cũng có thể khởi phát ở người cao tuổi do một số nguyên nhân khác như thừa cân béo phì, di truyền, bị còi xương khi còn nhỏ…

Bệnh loãng xương tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng và kéo dài nhiều năm nên ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện. Nên ở giai đoạn tiến triển, việc thiếu hụt canxi sẽ khiến hệ xương xuống cấp trầm trọng và có kèm theo các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết:

  • Đau đầu xương và đau nhiều hơn vào ban đêm hay khi vận động
  • Đau nhức rõ ở các khớp xương chịu nhiều lực mạnh như cột sống thắt lưng, xương cánh tay, xương cẳng chân, cẳng tay, xương đùi, khớp cổ chân, khớp háng, khớp gối, xương sống…
  • Thấy mỏi bại hông hoặc đau lưng cấp
  • Dễ gãy xương do vấp hoặc ngã
  • Dáng đi khom, chiều cao giảm đột ngột
  • Gù vẹo cột sống
  • Cột sống tổn thương gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức, vị trí hay gặp là dây thần kinh liên sườn và dây thần kinh tọa.
  • Người bệnh bị chuột rút, ớn lạnh
  • Ăn uống kém
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau ngực, khó thở do bệnh ảnh hưởng đến thân đốt sống và lồng ngực.
Không được chủ quan khi người cao tuổi bị mắc chứng bệnh loãng xương

Loãng xương không phải là một căn bệnh đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người già nhưng những cơn đau nhức xương khớp do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong vận động, mất ngủ, suy giảm tinh thần. Loãng xương có thể gây nứt, vỡ, gãy xương và những tổn thương này với người già sẽ rất khó hồi phục. Nên điều trị không chỉ tốn kém chi phí, thời gian mà hiệu quả nhiều khi không được như mong muốn. Người già có nguy cơ đối mặt với tàn phế, giảm tuổi thọ. Những hậu quả có thể xảy ra với người già khi bị loãng xương có:

  • Đau nhức: Do sự thiếu hụt canxi ngày một tăng, xương sẽ yếu dần đi, loãng và xốp xương nên các triệu chứng đau rõ rệt. Người bệnh sẽ thấy đau nhức lưng, đau chân tay, các khớp, bại hông, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, đốt sống thắt lưng… Những cơn đau nhức xương và các khớp xương sẽ rõ nhất vào ban đêm.
  • Mất ngủ: Những cơn đau nhức xương khớp làm người già vốn đã khó ngủ càng khó ngủ hơn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Trầm cảm: Đau nhức xương, mất ngủ làm người già mệt mỏi dễ trầm cảm.
  • Gù vẹo cột sống: Cột sống có thể bị biến dạng, gù vẹo cột sống do loãng xương.
  • Gãy xương: Tình trạng gãy xương dễ xảy ra dù không phải do va chạm hay hoạt động mạnh do xương bị loãng.
  • Tàn phế: Người già dễ gãy xương do những va chạm rất nhẹ hoặc tự nhiên gãy, lúc này việc điều trị sẽ khó khăn, nếu không điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến tàn phế.
  • Tử vong: Theo thống kê có khoảng 30% – 50% trường hợp người bệnh chết trong vòng một năm sau gãy cổ xương đùi. Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, có thể tàn phế, phải sống phụ thuộc vào người thân, thậm chí gia tăng nguy cơ tử vong.

Từ tuổi trung niên nên có thói quen kiểm tra mật độ xương. Trong đó những người trên 50 tuổi có một trong các yếu tố sau nên đo mật độ xương:

  • Nếu thấy giảm hơn 3cm chiều cao so với khi 30 tuổi
  • Người có cân nặng dưới 40kg
  • Người sụt cân quá nhanh không rõ nguyên nhân
  • Phụ nữ sau mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt buồng trứng
  • Người có tiền sử gãy xương
  • Người đã hoặc đang dùng thuốc corticoid, heparin… liên tục trên 3 tháng
  • Những người nghiện bia rượu, thuốc lá
Người già cần được chăm sóc và hỗ trợ điều trị loãng xương

Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa. Người cao tuổi cũng nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, cá hồi… giúp hấp thu canxi tối đa. Nên hạn chế các thực phẩm không tốt, làm tăng quá trình hủy xương như đồ ăn béo, nước ngọt có ga…

vận động thường xuyên, tránh ngồi 1 chỗ lâu cũng là cách giúp xương chắc khỏe hơn. Các bài tập thể dục phù hợp sức khỏe và độ tuổi thích hợp để người già lựa chọn. Mỗi ngày người già chỉ cần vận động từ 30 – 45 phút kết hợp phơi nắng sẽ rất tốt.

Thuốc giảm đau như Paracetamol, Calcitonin có thể được kê đơn điều trị với những trường hợp đau nặng. Thuốc có tác dụng giúp người bệnh giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhóm thuốc chống hủy xương Bisphosphonate [Alendronate, Calcitonin] có công dụng chính là chống hủy xương và làm tăng mật độ xương. Loại thuốc này có thể dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như độ tuổi của người già mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

Denosumab là một kháng thể đơn dòng chống lại RANKL [chất hoạt hóa thụ thể kappa-B] và làm giảm hủy xương do tế bào hủy xương. Denosumab có thể hữu ích cho người bệnh không dung nạp hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc ở bệnh nhân suy thận. Denosumab chống chỉ định ở những bệnh nhân bị hạ kali máu và ở phụ nữ có thai.

Thuốc được kê đơn điều trị đối với nữ giới bị loãng xương do suy giảm hormone estrogen. Công dụng chính của thuốc là duy trì mật độ xương ở mức ổn định, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loãng xương.Tuy nhiên, việc dùng thuốc Raloxifene trị loãng xương ở người già sẽ làm gia tăng nguy cơ đông máu nên cần cẩn thận.

Thuốc thúc đẩy phát triển xương [Teriparatide, Abalo Paradise, Romosozumab] có tác dụng kích hoạt hình thành xương mới. Mỗi đối tượng sẽ có thời gian sử dụng và liều lượng khác nhau.

Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần chú ý:

  • Người già cần chế độ ăn uống khoa học giúp bổ sung đa dạng các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Trong đó nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Thực phẩm nhiều dưỡng chất này có rau lá xanh đậm, hải sản, cá béo, sữa và chế phẩm từ sữa…
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng giúp người già tăng cường độ chắc khỏe và dẻo dai của xương khớp. Người già có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,…
  • Hàng ngày, người già nên phơi nắng từ 15 – 20 phút vào buổi sáng để có thể tổng hợp vitamin D từ ánh mặt trời. Vitamin này sẽ giúp hấp thu canxi tối đa. – – Người già nên chú ý duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng thừa cân béo phì gây áp lực không tốt lên hệ xương khớp.
  • Khi vận động, đi lại cần chú ý tránh để vấp ngã dẫn đến gãy xương.
  • Người già nên bổ sung đủ 2.5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh và có biện pháp tầm soát phù hợp.

Bên cạnh đó người già cũng có thể chọn dùng sản phẩm có chứa canxi nano, vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất như Mangan, Magie, Silic, Boron… giúp cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho cơ thể nếu bữa ăn hàng ngày không đủ cung cấp.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề