Ngủ hay bị giật mình là bị gì năm 2024

Những cơn giật mình khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì sao bị giật minh khi ngủ? Cách ngăn ngừa hiện tượng ngủ hay bị giật mình.

Hiện tượng giật mình khi ngủ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do thói quen, sinh hoạt hằng ngày. Theo một số nghiên cứu, có đến khoảng 70% dân số trên thế giới khi ngủ, đều gặp hiện tượng giật mình.

Tham khảo từ Hellobacsi, dưới đây là một số thông tin về hiện tượng bị giật mình khi ngủ và biện pháp ngăn ngừa.

1Vì sao bị giật minh khi ngủ?

Hiện tượng giật mình khi ngủ thường xảy ra khi cơ thể bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh, lúc này nhịp tim và hơi thở của bạn chậm dần. Giai đoạn này diễn ra nhanh hơn khi não của bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, khiến não trải qua phản ứng với một cú giật hóa học gây ra hiện tượng bạn ngủ bị giật mình.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có một vài yếu tố được cho rằng sẽ khiến bạn giật mình khi ngủ bao gồm:

Nằm ngủ sai tư thế

Khi ngủ sai tư thế vô tình não bộ sẽ nhận định rằng cơ thể đang đối mặt với một mối nguy hiểm cận kề, khiến giấc ngủ không sâu và dễ bị giật mình, tỉnh giấc. Thói quen ngủ sai tư thế khiến cơ thể bạn mệt mỏi, đau nhức các cơ, đau đầu, lưng và cổ, thậm chí khiến bạn khó thở,... nguy hiểm hơn là ngưng thở khi ngủ.

Nằm ngủ sai tư thế khiến khi ngủ dễ bị giật mình

Tâm lý căng thẳng

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ vô tình làm tăng áp lực lên hệ thần kinh phản xạ truyền tới não trong khi ngủ, làm ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ, khi ngủ dễ giật mình, tỉnh giấc.

Uống nhiều cà phê

Caffein trong cà phê, trà xanh được cho là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối. Khi bạn uống các loại thức uống này vào ban đêm sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ, trằn trọc và mệt mỏi.

Căng thẳng, mệt mỏi dễ khiến cơ thể khi ngủ bị giật mình

Thiếu canxi

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thần kinh, các hoạt động của tim mạch và cơ bắp. Chúng có khả năng điều tiết và cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não.

Do đó, thiếu canxi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây ra hiện tượng co cơ và dây thần kinh khiến bạn giật mình khi ngủ. Bên cạnh canxi thiếu một số hoạt chất khác như magiê, vitamin B12 cũng có ảnh hưởng tương tự.

2Cách ngăn ngừa hiện tượng ngủ hay bị giật mình

Cách ngăn ngừa hiện tượng ngủ hay bị giật mình

Ngủ đúng tư thế

Theo các bác sĩ y khoa có hai tư thế ngủ đúng bạn nên áp dụng, đó là tư thế ngủ nằm nghiêng người sang một bên và nằm ngửa, lưng thẳng.

Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi

Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi thư giãn để thoải mái đầu óc, kết hợp ngồi thiền tại nhà và nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương. Đặc biệt tránh các hoạt động mạnh, gây căng thẳng trước khi đi vào giấc ngủ.

Ăn uống lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất magiê, canxi, vitamin B12,... Hạn chế sử dụng các các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, thay thế bằng các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Uống đủ nước hoặc có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây tốt cho giấc ngủ như: Nước ép đào, dưa hấu, chuối,...

Trên đây là những thông tin về hiện tượng giật minh khi ngủ? Cách ngăn ngừa hiện tượng ngủ hay bị giật mình mà Bách hóa XANH chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích đến bạn.

Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Có không ít trường hợp giật mình nửa đêm và không thể ngủ lại do căng thẳng, lo âu lặp đi lặp lại trong đầu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Ngoài ra, căng thẳng và lo âu sẽ làm tăng nồng độ hoóc môn cortisol. Đây cũng là tác nhân gây mất ngủ.

Mất cân bằng nội tiết có thể thường xuyên gây thức giấc vào ban đêm

SHUTTERSTOCK

Đường huyết thấp

Đường huyết thay đổi khi chúng ta chìm vào giấc ngủ là điều bình thường. Điều này không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào. Tuy nhiên, một số người có đường huyết giảm đáng kể khi ngủ.

Tình trạng này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như không ăn đủ tinh bột hoặc mất cân bằng chất béo, protein hay chất xơ.

Nếu lượng đường trong máu quá thấp, tuyến thượng thận sẽ gửi tín hiệu đến não và kích thích tiết các hoóc môn căng thẳng như cortisol. Tình trạng này có thể khiến giật mình thức dậy vào nửa đêm.

Cách khắc phục là hãy ăn nhẹ bằng những món giàu protein như trứng, các loại hạt. Đường huyết sẽ sớm cân bằng và giúp ngủ lại dễ hơn.

Cơ thể thiếu chất

Thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu có thể gây giật mình nửa đêm. Ví dụ, thiếu vitamin D có thể gây khó ngủ vì loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hoóc môn điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ. Mọi người có thể bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng vào buổi sáng, ăn các món giàu loại vitamin này như trứng, nấm hay dùng viên bổ sung.

Một nguyên nhân khác gây giật mình nửa đêm là thiếu magiê. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung magiê có thể giúp giảm tình trạng giật mình vào nửa đêm.

Vấn đề nội tiết

Mất cân bằng nội tiết cũng là nguyên nhân khiến thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Phụ nữ khi đến kỳ kinh, mãn kinh hay mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] là nhóm dễ giật mình khi ngủ vì nồng độ hoóc môn trong cơ thể họ đang mất cân bằng, theo Healthline.

Chủ Đề